Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Hi! Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp A8K39 Trương PTTH Hữu Lũng
Chúc Bạn Vui ve
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Hi! Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp A8K39 Trương PTTH Hữu Lũng
Chúc Bạn Vui ve
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng

·.¸¸.·´´¯`··._.· (Wellcome to A8k39) `·.¸¸.·´´¯`··._.·
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
Nguyennghia
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
hoangtien
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
Admin
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
MaLong
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
benpro19891
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
hungthuy_8687
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
huybeo_ls
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
traitimbanggials2007
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
bupbeselia
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_lcapTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_voting_barTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_vote_rcap 
Latest topics
» Ghé thăm căn nhà ma
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeMon May 11, 2015 1:33 am by Nguyennghia

» Tư vấn mùa thi: Bí quyết chọn ngành nghề phù hợp
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue Jan 21, 2014 2:35 pm by thuonghuyen

» “Sống khỏe” nhờ nghề công nghệ cao
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue Jan 21, 2014 2:32 pm by thuonghuyen

» Teen thời nay ôn thi đại học như thế nào?
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue Jan 14, 2014 3:38 pm by thuonghuyen

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue Jan 14, 2014 3:36 pm by thuonghuyen

» Đêm Bùn nhớ !!!
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeSun Nov 25, 2012 10:09 pm by Admin

» Danh Sách lớp A8k39 THPT Hữu Lũng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 10:55 pm by benpro19891

» Vào diễn đàn sợ ma
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeSun Mar 11, 2012 3:19 pm by benpro19891

» Clip Ảnh lớp
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeFri Feb 17, 2012 2:38 am by ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·

» Các Chiến Báo TQTK
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeFri Feb 10, 2012 2:35 pm by ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng on your social bookmarking website

 

 Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig

Go down 
Tác giảThông điệp
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:38 pm

Mikoyan-Gurevich MiG-1

MiG-1 được thiết kế nhằm đáp ứng những đòi hỏi về máy bay tiêm kích một động cơ từ không quân Xô-viết tháng 1-1939. Lúc đầu bản thiết kế được mang tên là I-200, được phòng thiết kế Polikarpov xây dựng. Công việc bắt đầu vào tháng 6-1939, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của công trình sư Nikolai Nikolaevich Polikarpov và phụ tá là M. Tetivikin. Bản thân Polikarpov đang cải tiến thiết kế mẫu máy bay I-180 vào thời gian đó, nhưng khi động cơ có sức mạnh lớn hơn là Mikulin AM-37 được đưa vào sử dụng, ông đã sử dụng chúng vào mẫu máy bay của mình. Dự án MiG-1 được bắt đầu khi Polikarpov được chọn để sản xuất một mẫu máy bay nhỏ cơ động có khả năng bảo vệ các nhà máy điện, bằng ý tưởng đó đã dẫn đến phương châm sản xuất một loại máy bay giảm tối đa trọng lượng. Theo lý thuyết, chiếc máy bay có thể đạt được vận tốc là 670 km/h (417 mph). Vào tháng 8-1939, Polikarpov cùng N. Andrianov lãnh đạo thiết kế. Tuy nhiên vào thời giân đó, Polikarpov không dành được sự ủng hộ của Joseph Stalin và đã dẫn đến kết quả là khi Polikarpov tới Đức dự hội thảo hàng không, nhà cầm quyền Xô-viết đã giải tán đội thiết kế của ông, và xây dựng bộ phận thiết kế dựa trên thí nghiệm mới (Experimental Construction Section - OKO), được lãnh đạo bởi Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, bộ phận thiết kế cũ của Polikarpov cũng sát nhập vào cơ quan này tháng 4-1940. Bản thiết kế I-200 được trao lại cho Mikoyan và Gurevich.

Thành quả là một loại máu bay quy ước đã bay theo lịch trình vào ngày 5-4-1940, mặc dù có nhiệm vụ là bảo vệ các nhà máy điện nhưng nhiệm vụ đó đã không được sẵn sàng thực hiện trong thời gian đó. Thay vào đó, một chiếc máy bay chiến đấu mới với động nhỏ hơn Mikulin AM-35, đã kém kỉ lục bay cũ trong ngành hàng không Xô-viết hơn 40 km/h (25 mph) so với kỉ lục cũ. Tuy nhiên nó lại đem đến một khả năng bay mới mẻ trong không quân bởi động cơ của nó. I-200 đã được đưa ngay vào sản xuất vào ngày 31-5-1940. Trong sự ganh đua với các thiết kế khác là I-26 (Yak-1) và I-301 (LaGG-3), I-200 đã hoàn thành thành công thử nghiệm trong tháng 8. Cho đến hết năm, I-200 đã được cung cấp cho cac phi đội bay thử nghiệm, trong các cuộc bay thử nghiệm các chuyên gia đã phát hiện ra đôi cánh quá dài so với thân đã gây ra những vấn đề về điều khiển bằng tay, bao gồm cả hiện tượng chao đảo và xoay tròn, và sự thiếu ổn định trong việc định hướng.

Bản báo cáo về những vấn đề liên quan đến sự điều khiển đã được gửi cho Mikoyan và Gurevich, họ đã bắt tay vào tìm cách khắc phục những vấn đề, nhiều thiết kế đã được thay đổi cho phù hợp. Họ đã tăng thêm khả năng phạm vi hoạt động bằng thùng xăng phụ. Sự cải tiến máy bay kéo dài cho đến 29-10-1940. Theo bản thiết kế cải tiến mới, từ ngày 9 tháng 12-1940, 100 chiếc I-200 sẽ được gọi lại là MiG-1 (bắt đầu bằng chữ cái đầu của Mikoyan và Gurevich), bản cải tiến thêm mang tên MiG-3.

Thông số kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-1)

Phi đoàn: 1
Dài: 8,16 m (26 ft 9 in)
Chiều dài cánh: 10,20 m (33 ft 5 in)
Cao: 2,62 m (8 ft 7 in)
Diện tích cánh: 17,5 m² (188 ft²)
Loại cánh: Clark YH
Trọng lượng rỗng: 2.602 kg (5.736 lb)
Trọng lượng cất cánh: 3.099 kg (6.832 lb)
Trọng lượng mang tối đa: 3.319 kg (7.317 lb)
Động cơ: 1× Mikulin AM-35A, công suất 1.007 kW (1.350 hp)

Đặc điểm bay
Vận tốc tối đa: 657 km/h (410 mph)
Tầm bay: 580 km (362 mi)
Trần bay: 12.000 m (39.400 ft)
Vận tốc bay lên: 16.8 m/s (3,306 ft/min)
Lực nâng của cánh: 177 kg/m² (36 lb/ft²)
Lực nâng/khối lượng: 0,32 kW/kg (0,20 hp/lb)

Vũ khí
1 x súng máy 12,7 mm BS
2 x súng máy 7,62 mm ShKAS
Chuyển lên trên
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Mig-1b



Mig 3
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Mig3r_maxbryansky

Thiết kế và phát triển

MiG-3DD (I-231)Mikoyan và Gurevich đã có một số thay đổi lớn trong thiết kế của MiG-1 theo 2 hướng dùng để đánh chặn và tìm kiếm trên chiến trường sau khi đã nghiên cứu tại đường hầm tạo gió thuộc Trung tâm hàng không và Viện động lực học chất lưu (TsAGI). Những cải tiến này được trình bày tại một hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.

Những thay đổi bao gồm:

Dịch động cơ lên phía trước 4 inches (100mm) để tăng sự ổn định.
Tăng thêm góc nhị diện ở phía ngoài để ổn định hơn.
Đưa vào sử dụng bộ tản nhiệt nước (OP-310), cho phép thêm vào 55 imp. gallon (250L) nhiên liệu.
Thêm thùng dầu phụ dưới động cơ.
Bộ phận thải khí từ động cơ làm giảm khả năng trúng đạn trong trường hợp bị quân địch bắn.
Thêm vào 8 mm giáp đằng sau phi công (sau này là 9 mm cho các bản cải tiến tiếp theo).
Bơm tăng khả năng nạp không khí ở khe lấy.
Tăng sức mạnh của trục bánh.
Tăng kích thước của bánh lên 25.5"x 7.87" (650mm x 200mm).
Cải thiện mái che, tận dụng cho phi công nhìn về phía sau và cho phép đặt thêm đằng sau phi công máy vô tuyến RSI-1 (sau này cải tiến thành RSI-4).
Thiết kế lại dụng cụ panen.
Cải tiến giá lắp súng PBP-1 thành PBP-1A.
Tăng thêm cơ số đạn cho súng ShKAS lên 750.
Gia tăng độ chắc chắn của giá đỡ dưới bụng máy bay, thêm vào khối lượng bom là 485lbs 220 kg), thùng phun thuốc hoặc 8 tên lửa không điều khiển RS-82.
Chiếc máy bay đầu tiên được ứng dụng các cải tiến là I-200 số 4, đây là mẫu thử nghiệm của I-200, sau này được đổi tên thành MiG-1. Nó bay lần đầu tiên vào cuối tháng 10-1940. Theo sau những thành công đầu tiên từ chuyến bay là thử thách trong cuộc thi ứng tuyển cho VVS (Voyenno-voz-dushnyye seely - Military Air Forces - Lực lượng không quân).

Trong suốt quá trình thử nghiệm, NKAP (Narodnyy komissariat aviatsionnoy promyshlennosti - People's Ministry of the Aircraft Industry - Bộ công nghiệp hàng không nhân dân) đã công bố mẫu MiG-3 sẽ được chọn để sản xuất, và tổng cộng đã có 3,600 chiếc được sản xuất trong năm 1941.


Lịch sử hoạt động
Sau khi MiG-3 được đưa ra bảo vệ tại hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước, nó được đưa vào sản xuất ngày 20-12-1940. Từ tháng 3-1941, mỗi ngày lại có 10 chiếc được sản xuất. Quá trình sản xuất không thể diễn ra chậm trễ trước những nhu cầu trang bị để có thể sánh ngang với loại máy bay trinh sát Junkers Ju 86 của Đức khi sự thù địch giữa Đức và Liên bang Xô viết đang diễn ra một cánh gay gắt.

Trước chiến dịch Barbarossa của quân Đức, hơn 1,200 chiếc MiG-3 đã được cung cấp tới các đơn vị.

Trong quá trình thử nghiệm máy bay vẫn còn những nhược điểm của MiG-1 như khối lượng lớn và mức tiêu thụ nhiên liệu quá lớn, Mikoyan và Gurevich đã hứa sẽ khắc phục những nhược điểm này. Mikoyan và Gurevich đã sắp xếp hơn 2 chuyến bay giữa Leningrad và Moscow để chứng tỏ MiG-3 có khả năng bay xa 1000 km.

Tuy nhiên điều này đã không được khắc phục, MiG-3 vẫn gặp các vấn đề trong suốt quá trình triển khai thử nghiệm. Vài mẫu MiG-3 được sản xuất đã không thể đáp ứng độ cao do áp lực của nhiên liệu. Các phi công đã cố gắng điều khiển những chiếc MiG-3 gặp vấn đề. Ngay sau đó một loại nhiên liệu mới được đưa vào sử dụng đã khắc phục những vấn đề đó, việc điều khiển huấn luyện dễ dàng hơn đã giúp các phi công dần quen với MiG-3.

Trong 2 năm sau đó, MiG-3 đã được thêm một số vũ khí như súng máy gắn trên và pháo ShVAK.


MiG-3Do diều kiện chiến tranh với quân Đức, MiG-3 đã phải đóng vai trò là máy bay cường kích (tấn công mặt đất), nhưng nó nhanh chóng bộc lộ nhiều yếu kém, và nó mất dần vai trò. Sự quên lãng của MiG-3 bị gián đoạn khi động cơ AM-35 được thay thế bởi AM-38, vốn được trang bị cho Ilyushin Il-2 Shturmovik loại máy bay nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ II.

Trong suốt chiến tranh, Mikoyan và Gurevich vẫn tiếp tục phát triển MiG-3 để tăng thêm trần bay, những mẫu cải tiến với sức mạnh lớn hơn được gọi với tên từ I-220 đến I-225 (Điểm khỏi đầu cho một số nhầm lẫn khi tên gọi MiG-7 được dùng để chỉ những mẫu máy bay cải tiến của MiG-3). Cuộc chiến trên không với Đức đã chứng minh rằng thời hoàng kim của động cơ pit-tông đã qua, và không một mẫu sản xuất nào có thể làm lại lịch sử như nó.

Một số mẫu thiết kế đã thử lắp động cơ mới vào, với động cơ mới là một thiết kế sáng tạo AM-37. Mẫu thử nghiệm này được gọi là MiG-7, nhưng với sự dừng sản xuất động cơ AM-37, đề án đã phải dừng lại. Mùa xuân năm 1942, những chiếc MiG-3 được bị rút khỏi các phi đội phòng thủ ở chiến trường. Trong cố gắng lắp máy mới lần cuối với động cơ đốt trong Shvetsov ASh-82 để giúp cho MiG-3 lấy lại niềm tin, những động cơ tương tự đã được sử dụng để tạo ra mẫu máy bay Lavochkin La-5 từ LaGG-3. Mẫu đầu tiên được gọi với tên I-210 và I-211, những kết quả thử nghiệm đã thành công đủ để những mẫu cải tiến sau này hiệu quả hơn với tên gọi MiG-9. Tuy nhiên, mẫu La-5 đã được sản xuất và mẫu I-211 không được hoàn thiện hơn để đưa vào phục vụ không quân. Một số chiếc MiG-9 được thử nghiệm với động cơ Pratt & Whitney R-2800-63 của Hoa Kỳ.

2 mẫu thử nghiệm cuối cùng là I-230 và I-231, được phát triển trên nguồn gốc của MiG-3, được sử dụng loại động cơ lớn hơn, nhưng chúng không được không quân Xô viết để ý đến.

Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-3)

Phi đoàn: 1 người
Dài: 8.25 m (27 ft 1 in)
Chiều dài cánh: 10,20 m (33 ft 6 in)
Chiều cao: 3,50 m (11 ft 6 in)
Diện tích cánh: 17,44 m² (188 ft²)
Loại cánh: Clark YH
Trọng lượng rỗng: 2.699 kg (5.965 lbs)
Trọng lượng cất cánh: 3.355 kg (7.415 lbs)
Động cơ: 1× Mikulin AM-35A bộ làm mát bằng không khí V-12, công suất 993 kW (1,350 HP)

Đặc điểm bay
Vận tốc tối đa: 640 KMH (397 MPH)
Phạm vi hoạt động: 820 km (510 miles)
Trần bay: 11.500 m (37.700 ft)
Tốc độ lên cao: 14,7 m/s (2.890 ft/min)
Lực nâng của cánh: 192 kg/m² (39,4 lb/ft²)
Lực đẩy/khối lượng: 0,30 kW/kg (0,18 hp/lb)

Vũ khí
1x súng máy 12,7 mm UBS
2x súng máy 7,62 mm ShKAS
2x 100 kg (220 lb) bom, 2 khe gắn bom hoặc gắn 6 quả tên lửa không điều khiển RS-82 82 mm

Mig 5
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 94413190955544845604

Mikoyan-Gurevich DIS (Tiếng Nga: Дальний истребитель сопровождения - máy bay hộ tống tầm xa) là một mẫu máy bay chiến đấu của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II. Nó được thiết kế với ý định dùng để trinh sát tầm xa và ném bom, nhưng bản vẽ chưa bao giờ được hoàn thành. MiG DIS trông khá to, 2 động cơ, 2 đuôi phụ. Có 2 mẫu được sản xuất để nghiên cứu.

Mẫu đầu tiên, được phát triển với mật danh T, với động cơ Mikulin AM-37. Nó bay lần đầu tiên vào cuối năm 1941 và đã trình diễn khá tốt trong các chuyến bay thử nghiệm. Mẫu thứ 2 với mật danh IT, với động cơ Shvetsov ASh-82 và được hoàn thành trong tháng 10-1941, nhưng nó đã không vượt qua được cuộc thử nghiệm và đề án sản xuất đã bị ngừng lại vào năm 1942. Nhưng sau đó đã có một loại máy bay tương tự như MiG DIS được thiết kế với tên gọi là Petlyakov Pe-2, bản thiết kế của Petlyakov Pe-2 đã được nghiệm thu và sẵn sàng cho việc sản xuất.

Bản thiết kế MiG-5 đã giúp ích nhiều cho các thiết kế máy bay nhưng cuối cùng nó đã không được sử dụng. Bản thiết kế giống đôi khi đã gây nhầm lẫn với mẫu Mikoyan-Gurevich I-211, một mẫu máy bay hoàn toàn không liên quan đến Mikoyan-Gurevich MiG-3.

Thông số kỹ thuật

Phi đoàn: 1 người
Dài: 10.87 m (35 ft 8 in)
Chiều dài cánh: 15.10 m (49 ft 6 in)
Cao: 3.40 m (11 ft 2 in)
Diện tích cánh: 38.9 m² (419 ft²)
Trọng lượng rỗng: 5,446 kg (12,006 lb)
Trọng lượng cất cánh: 7,605 kg (16,731 lb)
Trọng lượng tối đa: 8,000 kg (17,600 lb)
Động cơ: 2x Mikulin AM-37, công suất 1,045 kW (1,400 hp) mỗi động cơ

Tính năng
Vận tốc tối đa: 610 km/h (378 mph)
Tầm hoạt động: 2,280 km (1,415 mi)
Trần bay: 10,900 m (35,760 ft)
Vận tốc lên cao: 15.2 m/s (2,980 ft/min)
Lực nâng của cánh: 196 kg/m² (40 lb/ft²)
Lực đẩy/khối lượng: 0.27 kW/kg (0.17 hp/lb)

Vũ khí
1x 23 mm pháo VYa, 200-300 viên đạn
2x 12.7 mm súng máy BS, 300-600 viên đạn mỗi súng
4x 7.62 mm súng máy ShKAS, 1,000-1,500 viên đạn mỗi súng



Mig 9

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 407-Mig9
Phát triển
MiG-9
được phát triển từ nguyên mẫu máy bay I-300 (cũng còn được gọi là
izdeliye F {mẫu F hay sản phẩm F} bởi OKB), nó bay lần đầu vào ngày 24
tháng 4-1946 do phi công Alexei N. Grinchik điều khiển. I-300 đã trở
thành máy bay phản lực thực sự đầu tiên của Nga, nó chỉ bay trước
Yakovlev Yak-15 có 1 giờ.

I-300 được thiết kế hoàn toàn bằng kim
loại, với động cơ được đặt sau buồng lái ở phía dưới thân máy bay, ống
xả khí nằm ngay dưới đuôi. Thiết kế này thường được các OKB của Liên Xô
sử dụng cho các mẫu máy bay phản lực đầu tiên. Với thiết kế này đã nảy
sinh một số vấn đề như bảo vệ bộ phận đuôi khỏi luồng khí nóng phát ra
từ động cơ, và người ta đã sử dụng biện pháp đặt các tấm thép cán mỏng
chịu nhiệt đặt dưới đuôi.

I-300 có thiết kế cánh thẳng đơn giản
với những cánh tà được xẻ rãnh, và cánh đuôi có hình tam giác. Chú ý là
I-300 là một trong những thiết kế máy bay tiêm kích đầu tiên của Liên Xô
có bộ bánh đáp ba bánh.


MiG-9 "The Butterfly"Động cơ gồm 2
động cơ phản lực tua bin RD-20, đây là bản sao chép của động cơ BMW 003
do Đức chế tạo, được Liên Xô thu giữ sau chiến tranh. Trong một số
trường hợp vì thiếu động cơ RD-20, nên những động cơ BMW 003 vẫn được sử
dụng trên một số sản phẩm máy bay

I-300 có 4 thùng đựng nhiên
liệu kiểu túi trong thân và 3 ở mỗi cánh, cho phép máy bay mang được
tổng số nhiên liệu là 1,625 lít (429 US gallon).

Trong khi kế
hoạch trang bị vũ khí cơ bản dựa trên pháo 37 mm [NL-37]] đặt ở giữa
thân, thì phiên bản sản xuất của MiG-9 lại được trang bị vũ khí thường
là 1 khẩu pháo 37 mm và 2 khẩu pháo NS-23 23 mm. Cách bố trí 3 khẩu pháo
cũng khác thường, với khẩu NL-37 đặt ở giữa trước khe hút không khí của
động cơ, và hai khẩu pháo nhỏ hơn đặt thấp hơn miệng hút không khí của
động cơ. Cách thiết kế khác thường này của khẩu pháo hạng nặng đã đẩy ra
những nghi ngờ là nguyên nhân gây ra vài cái chết của những phi công.

Điểm khác thường nữa là I-300 không có ghế phóng dành cho phi công.


MiG-9
tại bảo tàng MoninoI-300 đặt đến tốc độ 565 mph (910 km/h) trong những
thử nghiệm ban đầu, và sau những cải tiến, sửa đổi I-300 bắt đầu hoạt
động trong biên chế của Không quân Xô viết với tên gọi MiG-9 trong mùa
đông 1946-1947. Chiếc máy bay phản lực này có khá nhiều điều gây phiền
toái và những vấn đề liên quan đến thiết bị lái, tuy nhiên nó vẫn được
đưa vào sử dụng vì những cân nhắc chính trị. Những cân nhắc chính trị là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của phi công thử nghiệm Alexei
N. Grinchik vào ngày 11 tháng 7-1946, khi anh gặp tai nạn với nguyên mẫu
I-300 trong khi đang bay trình diễn cho những người đứng đầu VVS và
quan chức chính phủ xem.

Sản phẩm MiG-9 có tên ký hiệu của NATO là "Fargo" và tên gọi của Liên Xô là I-301.

Những
đồ án sau này của MiG-9 cố gắng giải quyết những vấn đề đã nảy sinh với
I-300, bao gồm lắp một bộ thăng bằng hình chữ nhật cho nòng pháo 37 mm,
dẫn đến tên gọi "The Butterfly", tuy nhiên không có cố gắng nào tiến
triển tốt. Cuối cùng, toàn bộ phần mũi được thiết kế lại với nóng pháo
được chuyển ra sau khe hút không khí của động cơ và với buồng lái được
chuyển ra phía trước. Kết quả là MiG-9M một chỗ ngồi, nó có ghế phóng
dành cho phi công và động cơ RD-21, RD-21 là phiên bản có khả năng đốt
nhiên liệu phụ trội của RD-20 / BMW-003.

MiG-9 được dùng cho vai trò tấn công mặt đất và 598 chiếc đã được chế tạo với các phiên bản khác nhau cho đến cuối năm 1948.


Các phiên bản
I-300 : mẫu đầu tiên
MiG-9 (F) : "aircraft F" - sử dụng động cơ RD-20
MiG-9 (FP) : "aircraft FP", I-302 - mẫu máy bay với sự giảm bớt vũ khí
MiG-9 (FL) : "aircraft FL", I-305 - biến thể với động cơ Lyulka TR-1A nhưng không thành công
MiG-9 (FF) : "aircraft FF", I-307 - mẫu máy bay với động cơ RD-20F hoặc RD-21
MiG-9L
: nguyên mẫu máy bay thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không cho tên lửa
hành trình chống tàu phóng từ máy bay Raduga KS-1 Komet.
MiG-9M (FR) : "aircraft FR", I-308 - mẫu máy bay giảm nhẹ trọng lượng với động cơ RD-21
MIG-9UTI : máy bay huấn luyện 2 chỗ

Thông số kỹ thuật

Thông số riêng
Phi đoàn: 1
Dài: 9.83 m (32 ft 3 in)
Sải cánh: 10 m (32 ft 10 in)
Cao: 3.22 m (10 ft 7 in)
Diện tích cánh: 18.20 m² (195.9 ft²)
Trọng lượng rỗng: 3,420 kg (7,540 lb)
Trọng lượng cất cánh: 4,965 kg (10,945 lb)
Trọng lượng tối đa: 5,500 kg (12,125 lb)
Động cơ: 2x Kolesov RD-20 động cơ phản lực, công suất 7.8 kN (lbf) cho mỗi động cơ

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: Mach 0.8, 910 km/h (565 mph) trên độ cao 4,500 m (14,765 ft)
Tầm hoạt động: 800 km (495 mi)
Trần bay: 13,000 m (42,650 ft)
Tốc độ bay lên: 19.4 m/s (3,815 ft/min)
Lực đẩy/ trọng lượng: 0.40 (kN/kg)

Vũ khí
1x pháo 37 mm NL-37
2x pháo 23 mm NS-23



Mig 13
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Mig-13


Lịch sử

Phía
sau của MiG-13Mặc dù là một máy bay quy ước khá lớn, nó có hệ thống đẩy
mới lạ được đánh giá khá cao - động cơ nhiệt. Đó là loại động cơ phản
lực thế hệ đầu của Klimov VK-107R công nghệ V-12 pít tông theo quy ước
và có động cơ cánh quạt ở phía đầu, động cơ cánh quạt được gắn với động
cơ phản lực nhờ trục truyền lực tới máy nén của động cơ phản lực phía
sau. Nó có động cơ hỗn hợp kết hợp hình dáng khiến cho máy bay có thể
đạt tới được vận tốc 513 mph (825 km/h), nhưng không quá 10 phút. Nếu
không sử dụng động cơ phản lực, vận tốc cực đại là 421 mph (677 km/h).
Máy bay có tên I-250 (nghĩa đen "Kẻ phá hoại"), nhưng ở nhà máy nó có mã
là N.

Mẫu đầu tiên bay vào ngày 3-3-1945. Vào ngày 5-7-1945, nó
đã gặp tai nạn ở phần đuôi và phi công bay thử nghiệm Alexander Deyev đã
thiệt mạng. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp tục với mẫu thứ hai. Sau một
thời gian, 50 chiếc đầu tiên đã được sản xuất. Tuy nhiên, nó đã gặp
phải nhiều vấn đề. Trong thời gian đó, Liên Xô cũng đang thiết kế những
mẫu máy bay phản lực thực sự đầu tiên, MiG-9 và Yak-15, những mẫu máy
bay này đã khiến I-250 trở nên lỗi thời. Vì vậy, năm 1947, VVS (không
quân Liên bàn Xô viết) đã chấm dứt sự phát triển xa hơn nữa của mẫu
I-250 (MiG-13). Nó được chuyển sang cho không quân hải quân, nhưng kế
hoạch cũng chấm dứt vào tháng 4-1948.

Theo điểm khởi đầu, 50
chiếc đã được sản xuất trong năm 1945, phục vụ trong hạm đội Baltic và
hạm đội biển Bắc đến trước năm 1950 thì I-250 được gọi với tên MiG-13.

Thông số kỹ thuật

Phi đoàn: 1
Chiều dài: 8.2 m (26.9 feet)
Sải cánh: 9.5 m (31.1 feet)
Chiều cao: 3.7 m (12.1 feet)
Diện tích : 15 m²
Trọng lượng rỗng: 2935 kg (6,470 lb)
Trọng lượng cất cánh: 3680 kg (8,113 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: N/A
Động cơ:
1× VDRK booster thermojet, 600 kgf (1,322 lbf)
1× Klimov VK-107R liquid-cooled V12 engine, 1650 hp (1,230 kW)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 825 km/h (512.6 mph)
Tầm bay: 1380 km (857 miles)
Trần bay: 11900 m (39,041 feet)
Vận tốc lên cao: 1086 m/phút (3,562 feet/min)
Lực nâng của cánh: N/A
Lực đẩy/trọng lượng: N/A

Vũ khí
3x pháo 20 mm B-20 (mỗi khẩu 100 viên đạn)


Mig 15
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Mig-15


Thiết kế và phát triển

S-103
một thiết kế khác của MiG-15 được Tiệp Khắc chế tạoHầu hết những máy
bay phản lực ban đầu, đặc biệt là của Phương Tây, được thiết kế với động
cơ pít tông và cánh thẳng, có cánh phụ để tăng hiệu năng bay. Người Đức
đã nghiên cứu trong suốt chiến tranh thế giới thứ II và đã trình diễn
loại cánh xuôi trên những chiếc máy bay của mình khiến chúng gần đạt tới
được vận tốc siêu âm, và những thiết kế máy bay của Liên Xô cũng không
chậm chạp trong đổi mới do nắm bắt được những thông tin nhạy cảm. Tuy
nhiên, việc đòi hỏi phải thiết kế thành công loại máy bay phản lực pít
tông cho Liên Xô đã đè nặng lên vai của Artem Mikoyan và Mikhail
Gurevich (những người đứng đầu cục thiết kế "MiG") lúc đó đang chịu
nhiều ảnh hưởng của loại máy bay Focke-Wulf Ta-183. Dẫu cho những chiếc
máy bay phản lực với cánh xuôi của Đức cuối chiến tranh đã có ảnh hưởng
tới những thiết kế bề ngoài sau này của MiG-15, nhưng 2 loại máy bay lại
có những điểm khác biệt hoàn toàn trong cấu trúc và thiết kế chung. Mặc
dù Liên Xô đã nắm bắt được những thông tin của Ta-183, nhưng những kỹ
sư của Focke-Wulf đã bị các nước đồng minh bắt giữ. Hiện nay người ta
cho rằng MiG-15 và những máy bay của phương Tây được phát triển dựa trên
những thành tựu khí động học của người Đức, nhưng những thành tựu của
Liên Xô cũng không thể phủ nhận trong ý tưởng, thiết kế, xây dựng và sản
xuất.

Năm 1946, những kỹ sư Xô viết đã tìm ra cái không thích
hợp trong thiết kế loại máy bay HeS-011 của Đức là luồng khí chạy quanh
trục của động cơ phản lực, một thiết kế khung máy bay hoàn hảo từ
Mikoyan đã đe dọa bỏ xa mọi thiết kế khác, nhưng nó cũng cần một động cơ
đủ khỏe để cung cấp sức mạnh cho nó. Bộ trưởng hàng không Xô viết
Mikhail Khrunichev và nhà thiết kế máy bay Alexander Sergeyevich
Yakovlev đã đề xuất với Joseph Stalin nên mua loại động cơ phản lực từ
Anh. Stalin đã trả lời rằng: "Kẻ ngu ngốc sẽ bán cho tôi và các anh điều
bí mật của anh ta?". Tuy nhiên, Stalin cũng phê chuẩn lời đề nghị,
Artem Mikoyan, nhà thiết kế động cơ Vladimir Klimov và những người khác
đã nhiều lần tới Vương quốc Anh, với lời đề nghị mua động cơ phản lực
của người Anh. Một điều nhạc nhiên đã dành cho Stalin, chính quyền Anh
và bộ trưởng thương mại phụ trách Xô viết, ngài Stafford Cripps, thông
báo sẽ sẵn sàng tuyệt đối cho việc cung cấp thông tin kỹ thuật và cho
phép sản xuất động cơ phản lực ly tâm Rolls-Royce Nene tại Liên Xô, điểm
khởi đầu cho sự nhạo báng của người Nga đối với động cơ của người Anh.
Loại động cơ của người Anh là động cơ đổi chiều và quá dài so với động
cơ phản lực của Xô viết là Klimov RD-45, rồi thì nó cũng được gắn vào
MiG-15 (Rolls-Royce sau đó thử đề nghị tiền lệ phí cho việc sản xuất là
207 triệu bảng, nhưng không thành công).

Trong thời gian chuyển
tiếp, vào ngày 15-4-1947, hội đồng bộ trưởng ra sắc lệnh #493-192, ra
lệnh cho cục thiết kế của Mikoyan OKB sản xuất 2 mẫu máy bay chiến đấu
phản lực đầu tiên. Sắc lệnh đã thúc giục những người thiết kế phải cho
ra bằng được sản phẩm, và chuyến bay đầu tiên đã được thực hiện vào
tháng 12-1947, những kỹ sư thiết kế của cục thiết kế OKB-155 đã sớm gặp
phải những khó khăn ngay từ ban đầu cho bản thiết kế MiG-9. MiG-9 có một
động cơ không chắc chắn và có vấn đề về hệ thống lái, mẫu đầu tiên đã
làm sáng tỏ tính ưu việt của động cơ Klimov mới, mẫu thứ hai cũng được
thí nghiệm với loại cánh xuôi và được thiết kế lại đuôi. Kế quả là mẫu
đầu tiên được mang tên I-310.


MiG-15 AlgeriaI-310 là một máy
bay chiến đấu cánh xuôi có cánh chính và cánh phụ lệch nhau một góc 35°.
I-310 có hiệu suất bay nổi bật, vận tốc của nó đạt được là 650 mph
(1,040 km/h) một kỷ lục thời ấy. I-310 chính là mẫu máy bay cạnh tranh
chính đối với loại Lavochkin La-168 có cùng hình dạng. Sau một thời gian
đánh giá, những kỹ sư của MiG đã quyết định chọn I-310 cho việc sản
xuất hàng loạt, với tên gọi MiG-15, chiếc MiG-15 đầu tiên bay thử vào
ngày 31-12-1948. Nó bắt đầu phục vụ trong không quân Liên Xô năm 1949,
sau đó NATO đặt cho nó cái tên là "Fagot". Những mẫu sản xuất đầu tiên
có khuynh hướng lắc lư sang trái hoặc phải do các chi tiết không ăn khớp
khi chế tạo, và những mảnh gỗ đỡ rầm trong thiết kế khí động học như
vậy được gọi là "nozhi (knives - các lưỡi dao)" được khớp với nhau để
giải quyết các vấn đề, những lưỡi dao này sẽ được điều chỉnh bởi những
kỹ thuật viên mặt đất cho đến khi máy bay bay chính xác.

Một biến
thể cải tiến là MiG-15bis (("bis" ký hiệu mẫu tự Latin hoặc Pháp cho
"encore"), được trang bị động cơ Klimov VK-1 đưa vào phục vụ năm 1950,
một biến thể khác sử dụng động cơ RD-45/Nene, cộng với một số cải tiến
và nâng cấp nhỏ

MiG-15 là máy bay đầu tiên được sử dụng với ý
định ngăn chặn máy bay ném bom B-29, sau này Liên Xô cũng chế tạo một
loại máy bay ném bom dựa trên B-29 là Tupolev Tu-4. Để đảm bảo cho việc
tiêu diệt chiếc B-29 to lớn, MiG-15 đã trang bị pháo hạng nặng có tầm
bắn xa: 2 pháo 23 mm với 80 viên đạn mỗi pháo, một pháo 37 mm 40 viên
đạn. Những vũ khí đó đã cung cấp sức mạnh lớn cho MiG-15 trong vai trò
đánh chặn trên không, nhưng chúng có hạn chế về tốc độ bắn khá chậm,
điều này gây khó khăn cho việc bắn trúng máy bay quân địch trong các
trận chiến trên không với loại máy bay phản lực.

Có một biến thể
khác của MiG-15 được sản xuất đó là MiG-15UTI (NATO gọi là "Midget") một
loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi. Bởi vì Mikoyan-Gurevich không bao
giờ tập trung sản xuất kiểu máy bay huấn luyện chuyển tiếp cho MiG-17
hoặc MiG-19, "Midget" còn là loại máy bay huấn luyện cho các nước trong
khối hiệp ước Vác-xa-va vào những năm 1970, nó là mẫu đầu tiên đóng vai
trò là cơ sở cho các loại máy bay huấn luyện khác như Aero L-29 Delfin
(NATO: "Maya") và L-39 Albatros của Tiệp Khắc (sau này là Cộng hòa Séc)
(Ba Lan sử dụng loại máy bay huấn luyện phản lực là TS-11 Iskra). Trong
khi Trung Quốc sản xuất loại máy bay huấn luyện cho MiG-17 và MiG-19 thì
Liên Xô lại cho rằng MiG-15UTI có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu và
không nghiên cứu sản xuất máy bay huấn luyện cho những loại máy bay sau
này của chính mình.


Quá trình phục vụ

MiG-15UIT tại
Muzeyon Heyl ha-Avir, IsraelMiG-15 được xuất khẩu rộng rãi, phiên bản
xuất khẩu cho Trung Quốc là MiG-15bis năm 1950. MiG-15 của Trung Quốc là
những chiếc MiG đầu tiên trực tiếp chống lại những máy bay phản lực
khác của Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên. Loại cánh mới của MiG-15
đã chứng tỏ khả năng của mình thế hệ đầu tiên của máy bay phản lực cánh
quét. Loại máy bay phản lực cánh thẳng của không quân Hoa Kỳ như F-80,
Gloster Meteor; loại sử dụng động cơ pít tông như F-51 Mustangs và F4U
Corsair (mặc dù F-80 là máy bay bắn hạ MiG-15 đầu tiên), những loại này
lần lượt bị MiG-15 hạ gục một cách dễ dàng. Cho đến khi F-86 Sabre máy
bay phản lực đầu tiên của không quân Hoa Kỳ được sử dụng trong chiến
tranh Triều Tiên thì lợi thế trên không của 2 bên mới cân bằng.

F-86
là loại máy bay phản lực cánh xuôi đầu tiên của người Mỹ và được giới
thiệu vào tháng 12-1950. Về bản chất nó là máy bay FJ-1 Fury của hải
quân được lắp đôi cánh mới vào. Dẫu cho Sabre (Lưỡi kiếm) không phải là
đối thủ của MiG-15 trong một số thông số hiệu năng bay, nhưng chiến
thuật khéo léo và phi công được huấn luyện tốt, đã giúp cho phi công lái
Sabre cũng đạt được tỷ lệ bắn hạ MiG được lái bởi phi công Trung Quốc
và Bắc Triều Tiên, nhưng khi Liên Xô cử những phi đội máy bay của mình
tham chiến thì tỷ lệ đó hạ xuống một cách nhanh chóng và nó còn thấp hơn
tỷ lệ bắn hạ máy bay của phi công Liên Xô, những phi công đã được huấn
luyện kỹ và có nhiều kinh nghiệm. Người Mỹ mong muốn có một chiếc MiG-15
nguyên vẹn của Liên Xô để nghiên cứu. Người Mỹ đã trả giá tiền thưởng
là 100,000 USD và cung cấp nơi cư trú cho phi công Bắc Triều Tiên nào
mang được chiếc MiG-15 hạ cánh xuống sân bay căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc.
Cuối cùng có một phi công Bắc Triều Tiên đã phản bội, trung úy No
Kum-Sok, người đã lái chiếc MiG-15 của mình hạ cánh xuống sân bay Kimpo
vào tháng 9-1953, chiếc máy bay đã giúp người Mỹ hiểu rõ cặn kẽ những
chi tiết cấu tạo của MiG-15. Ngược lại người Nga cũng ra sức cố bắt cho
bằng được một chiếc F-86 để nghiên cứu, và số lần thành công của người
Nga đã vượt xa người Mỹ.

Chiếc MiG-15 đã kiểm tra kỹ lưỡng và bay
thử nghiệm bởi phi công bay thử nghiệm nổi tiếng của Mỹ là Chuck Yeager
(sau đó ngươi Mỹ đã chế tạo thử một chiếc MiG-15 tại Mỹ). Yeager đã
miêu tả trong cuốn tự truyện của mình rằng Mì-15 có vấn đề nghiêm trọng
trong cách điều khiển, và đã yêu cầu được đến Liên Xô, những phi công Xô
Viết đã hoài nghi việc Yeager đã lái chiếc miG-15, họ cho rằng Yeager
đã nói một cách liều lĩnh. Tuy nhiên, khi những phi công Nga biết được
Yeager có ý định nói chuyện về những vấn đề của MiG-15, họ đã tức giận
tố cáo điều đó là sự dối trá. Chiếc máy bay mà No Kum-Sok lái để trốn
sang Hàn Quốc hiện đang được trưng bày tại bảo tàng không quân quốc gia
Hoa kỳ ỏ gần Dayton, Ohio.


MiG-15bis trong bảo tàng Không
quân quốc gia MỹMiG-15 còn được nhìn thấy trong các trận không chiến sau
chiến tranh Triều Tiên. Trong thời gian không lâu sau hiệp định đình
chiến, những chiếc MiG-15 của không quân Bắc Triều Tiên đã bắn hạ những
chiếc F-86 trong phi đội máy bay ném bom và chiến đấu số 67 của không
quân Hoa Kỳ. Suốt thời gian còn lại của những năm 1950, những máy bay
MiG-15 của Liên Xô và các nước trong khối hiệp ước Vác-xa-va đã ngăn
chặn những máy bay do thám của không quân Mỹ và đã bắn hạ vài chiếc. Còn
những chiếc MiG-15 của Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa
(PLAAF) lại thướng xuyên chạm trán với máy bay của Đài Loan và Hoa Kỳ
trong các trận chiến. Vào năm 1958, một chiếc máy bay chiến đấu của Đài
Loan đã dùng tên lửa AIM-9 Sidewinder để bắn hạ một chiếc MiG-15 của
PLAAF trong một trân không chiến. MiG-15 còn phục vụ trong lực lượng
không quân các quốc gia Arab như trong Cuộc khủng hoảng kênh Suez năm
1956 và Cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967.

MiG-15 lần đầu tiên bắn
hạ máy bay trên không vào ngày 13-6-1952, nhưng nó còn để lại nỗi sợ
hãi sau nhiều năm sau đó. Nạn nhân đầu tiên của MiG-15 là chiếc DC-3 của
không quân Thụy Điển đã bay do thám trên Biển Baltic.

Nhà du
hành vũ trụ nổi tiếng của Nga Yuri Gagarin đã hy sinh trong khi đang lái
máy bay huấn luyện MiG-15UTI vào tháng 3-1968. Có thể do tầm nhìn bị hạ
chế và mất liên lạc với trung tâm điều khiển bay mặt đất, chiếc máy bay
đã đâm xuống đất. Nhưng một số tài liẹu lại cho rằng chiếc MiG-15UTI do
Yuri Gagarin lái đã đâm phải một chiếc Su-17 cũng đang bay trong khu
vực đó.

Số lượng

Lim-2 không quân Ba LanLiên Xô đã sản
xuất khoảng 12,000 chiếc MiG-15 với mọi biến thể. MiG-15 còn được sản
xuất ở Tiệp Khắc (biến thể S-102 và S-103) và Ba Lan (với tên gọi Lim-1,
Lim-2 và loại 2 chỗ SB Lim-1, SB Lim-2).

Đầu những năm 1950,
Liên Xô đã cung cấp hàng trăm chiếc MiG-15 cho Trung Quốc, người Trung
Quốc đã gọi chúng với tên "J-2". Liên Xô đã cử một nghìn kỹ sư, chuyên
gia tới Trung Quốc, họ đã giúp đỡ cho nhà máy máy bay Shenyang Trung
Quốc sản xuất máy bay huấn luyện MiG-15UTI (tên Trung Quốc là "JJ-2").
Trung Quốc chưa bao giờ sản xuất máy bay chiến đấu một chỗ ngồi
J-2/MiG-15, mà chỉ sản xuất loại biến thể 2 chỗ huấn luyện
JJ-2/MiG-15UTI.

Đã có một số cuộc tranh luận về tên gọi "J-4".
Một số ý kiến cho rằng sỹ quan quan sát của phương Tây sai lầm khi cho
rằng MiG-15bis của Trung Quốc có tên gọi là "J-4", trong khi PLAAF chưa
bao giờ sử dụng tên gọi "J-4" cho MiG-15. Một số ý kiến lại cho rằng
"J-4" được dùng cho MiG-17F, khi tên gọi "J-5" được dùng cho MiG-17PF.
Một số khác nữa cho rằng PLAAF dùng tên gọi "J-4" cho MiG-17A của Liên
Xô, và nó nhanh chóng được sản xuất ở Trung Quốc với biến thể MiG-17F /
J-5. Có thể chắc chắn rằng thời gian phục vụ của J-2 và J-4 trong PLAAF
khá ngắn và nó được thay thế bởi những máy bay co năng lực hơn là J-5 và
J-6.

Các biến thể

MiG-15UIT không quân Hungary
MiG-15UIT không quân Phần LanI-310 : mẫu đầu tiên.
MiG-15 : máy bay chiến đấu phản lực một chỗ. Mẫu sản xuất đầu tiên.
MiG-15P : máy bay đánh chặn mọi thời tiết phiên bản của MiG-15bis.
MiG-15SB : máy bay chiến đấu ném bom một chỗ.
MiG-15SP-5 : máy bay đánh chặn mọi thời tiết 2 chỗ, phiên bản của MiG-15UTI.
MiG-15T : phiên bản máy bay dành cho tập bắn.
MiG-15bis : phiên bản cải tiến 1 chỗ.
MiG-15bisR : phiên bản trinh sát 1 chỗ.
MiG-15bisS : phiên bản hộ tống 1 một chỗ.
MiG-15bisT : phiên bản làm bia tập bắn một chỗ.
MiG-15UTI : máy bay huấn luyện phản lực 2 chỗ, 2 hệ thống lái.
J-2 : tên gọi MiG-15 một chỗ.
JJ-2 : tên gọi máy bay huấn luyện 2 chỗ MiG-15UTI.
Lim-1 : máy bay chiến đấu MiG-15 sản xuất ở Ba Lan.
Lim-1A : máy bay trinh sát MiG-15 với camera AFA-21 sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2 : MiG-15bis sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2R : máy bay trinh sát tấn công mặt đất phiên bản MiG-15bis với camera trước vòm kính che buồng lái sản xuất ở Ba Lan.
Lim-2A : phiên bản tấn công mặt đất và trinh sát 2 chỗ sản xuất ở Ba Lan.
SB Lim-1 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ RD-45.
SB Lim-2 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Ba Lan với động cơ VK-1.
SB Lim-2A hay -2Art: phiên bản trinh sát 2 chỗ do Ba Lan chế tạo, để cung cấp tọa độ cho pháo binh.
S-102 : máy bay phản lực MiG-15 sản xuất ở Tiệp Khắc.
S-103 : máy bay phản lực MiG-15bis sản xuất ở Tiệp Khắc.
CS-102 : máy bay huấn luyện MiG-15UTI sản xuất ở Tiệp Khắc
Thông số kỹ thuật (MiG-15bis)

Thông số riêng
Phi đoàn: 1
Dài: 10.11 m (33 ft 2 in)
Sải cánh: 10.08 m (33 ft 1 in)
Cao: 3.70 m (12 ft 2 in)
Diện tích cánh: 20.6 m² (221.74 ft²)
Loại cánh: TsAGI S-10 / TsAGI SR-3
Trọng lượng rỗng: 3,580 kg (7,900 lb)
Trọng lượng cất cánh: 4,960 kg (10,935 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 6,105 kg (13,460 lb)
Sức chứa nhiên liệu: 1,400 L (364 US gal))
Động cơ: 1x Klimov VK-1 loại động cơ phản lực, công suất 26.5 kN (5,950 lbf)

Hiệu suất bay
Vận tốc cực đại: 1,075 km/h (668 mph)
Vận tốc tuần tra trên biển: 840 km/h (520 mph)
Tầm hoạt động: 1,200 km, 1,975 km với thùng nhiên liệu phụ 745 mi / 1,225 mi)
Trần bay: 15,500 m (50,850 ft)
Tốc độ lên cao: 50 m/s (9,840 ft/min)
Lực nâng của cánh: 240.8 kg/m² (49.3 lb/ft²)
Lực nâng/khối lượng: 0.54 kN/kg

Vũ khí
2x 23 mm pháo Nudelman-Rikhter NR-23KM (80 viên đạn mỗi súng, tổng cộng 160 viên), và 1x 37 mm pháo NL-37D (tổng cộng 40 viên)
2x 100 kg (220 kg) bom, thùng nhiên liệu, hoặc tên lửa không điều khiển

Mig 17
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Mig17xf4


Thiết kế và phát triển
Thiết
kế MiG-17 nói chung dựa trên loại máy bay chiến đấu MiG-15 đã thành
công trước đó của Mikoyan và Gurevich. Điểm mới là ứng dụng cánh cụp
xuôi phía sau với hình dạng: 45° độ gần thân chính, và 42° so với phần
bên ngoài của cánh. Nó cũng dùng động cơ VK-1 và những phần khác hoàn
toàn tương đương. Mẫu đầu tiên, ký hiệu SI cất cánh lần đầu tiên ngày 14
tháng 1, 1950 do phi công Ivan Ivashchenko điều khiển. Nguyên mẫu thứ
hai SP-2 là một máy bay đánh chặn, trang bị một radar. Dù mẫu SI đã lao
xuống đất ngày 17 tháng 3, 1950, những cuộc thử nghiệm với các mẫu khác
như SI-2 và một loạt máy bay thực nghiệm SI-02 và SI-01, năm 1951, nói
chung là thành công và vào ngày 1 tháng 9, 1951 loại máy bay này được
chấp nhận đưa vào sản xuất. Theo ước tính với động cơ tương tự như của
MiG-15, tốc độ tối đa của MiG-17 cao hơn 40-50 km/h, và tính năng cơ
động tốt hơn ở độ cao lớn.

Sản xuất hàng loạt bắt đầu diễn ra từ
năm 1951. Trong khi sản xuất, máy bay được cải tiến và sửa đổi nhiều
lần. MiG-17 căn bản có nhiệm vụ chiến đấu ban ngày, được trang bị 3 súng
máy, được coi là hiệu quả nhất trong hoạt động chống lại máy bay địch.
Nó cũng có thể được dùng làm máy bay chiến đấu-ném bom, nhưng trọng
lượng bom bị coi là nhỏ so với những loại máy bay chiến đấu khác cùng
thời kỳ, và nó thường mang theo thùng dầu phụ thay cho bom.


MiG-17
bay biểu diễnNgay sau đó một số lượng MiG-17P hoạt động mọi thời tiết
đã được chế tạo với trang bị radar Izumrud và những sửa đổi cửa nạp khí
phía trước. Mùa xuân năm 1953 MiG-17F chiến đấu ban ngày bắt đầu được
sản xuất. Được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần
hai, nên tính năng của nó đã được cải thiện, nó trở thành biến thể được
biết đến rộng rãi nhất của MiG-17. Biến thể được chế tạo hàng loạt tiếp
theo có trạng bị bộ phận tái đốt nhiên liệu và radar là MiG-17PF. Năm
1956 một số chiếc (47) được chuyển đổi thành MiG-17PM (cũng được gọi là
PFU) với 4 tên lửa không đối không thế hệ đầu tiên K-5 (NATO: AA-1
'Alkali') đầu tiên. Một số lượng nhỏ máy bay MiG-17R trinh sát được chế
tạo trang bị động cơ VK-1F (nó đã được thử nghiệm với động cơ VK-5F).

Tới năm 1958 vài ngàn chiếc MiG-17 đã được chế tạo tại Liên bang Xô viết.

Lịch sử hoạt động

MiG-17Mục
đích chiến lược của MiG-15 cũng giống như những máy bay tiêm kích khác
của Liên Xô là bắn hạ những máy bay ném bom của Mỹ, tránh giao chiến
dogfight (hỗn chiến). Máy bay tiêm kích dưới tốc độ âm thanh này (0.93
Mach) được sử dụng có hiệu quả nhất trong đối đầu với các máy bay tiêm
kích-ném bom nặng nề, bay chậm (0.6-0.8 Mach) của Mỹ, cũng như những máy
bay ném bom chiến lược trụ cột của Mỹ (như B-50 hay B-36, cả hai loại
máy bay này đều trang bị động cơ piston). Thậm chí khi mục tiêu đã có đủ
thời gian cảnh báo trước và thả bớt trọng lượng nhằm tăng tốc độ để tẩu
thoát, thì việc đó cũng là đủ để chúng phải từ bỏ nhiệm vụ ném bom của
mình. Theo thời gian, Không quân Hoa Kỳ đã đưa vào hoạt động những máy
bay ném bom chiến lược có tốc độ hành trình đạt siêu âm như B-58 Hustler
và FB-111, tuy nhiên, MiG-17 đã trở thành máy bay lỗi thời trong biên
chế của Lực lượng phòng không Xô viết và được thay thế bởi những máy bay
tiêm kích đánh chặn siêu âm như MiG-21 và MiG-23.

Hơn hai mươi
quốc gia đã sử dụng MiG-17. MiG-17 đã trở thành một máy bay tiêm kích
tiêu chuẩn trong không quân các nước thuộc khối Hiệp ước Vácxava vào
cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. MiG-17 cũng được nhiều nước
khác mua, chủ yếu tại Châu Phi và Châu Á, bao gồm những nước trung lập
hay đồng minh với Liên Xô.

MiG-17 không được sử dụng trong Chiến
tranh Triều Tiên, nhưng nó đã tham gia chiến đấu trong các cuộc chiến
tại eo biển Đài Loan giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và
Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), khi những chiếc MiG-17 của Trung Quốc
chạm trán với F-86 của Đài Loan vào năm 1958. MiG-17 đã trở thành máy
bay tiêm kích đánh chặn chính trong Không quân Nhân dân Việt Nam vào năm
1965, những chiếc MiG-17 đã tham chiến và giành những thắng lợi đáng kể
trước máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, khi
chúng kết hợp chiến đấu cùng với máy bay MiG-21 và MiG-19. Một số phi
công Việt Nam, thực tế thích MiG-17 hơn MiG-21, nó cơ động hơn dù không
nhanh bằng MiG-21.


MiG-17 sơn cờ của Không quân Nhân dân Việt
NamNgười Mỹ đã bị chấn động vào năm 1965 khi những chiếc MiG-17 cũ, bay
chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích-ném bom F-105
Thunderchief tốc độ Mach-2 ở miền Bắc Việt Nam. Để khắc phục khả năng
không chiến với những máy bay tiêm kích nhỏ và nhanh nhẹn như những máy
bay MiG, Mỹ đã thành lập huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong
chương trình huấn luyện của TOPGUN, người Mỹ đã phải sử dụng những máy
bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng
giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Hoa Kỳ cũng thành lập những phi
đội trang bị của đối phương (tức là sử dụng máy bay đóng giả làm máy bay
đối phương) với những chiếc A-4 nhanh nhẹn để thực hành tấn công những
máy bay trong chương trình DACT.

MiG-17 cũng được sử dụng để
chiến đấu chống lại Israel trong các cuộc Xung đột Ả Rập-Israel. Ít nhất
24 chiếc MiG-17 đã phục vụ trong Không quân Nigeria và được một nhóm
gồm các phi công của Nigeria, Đông Đức, Nga, Nam Phi, Vương quốc Anh, Úc
lái trong thời gian xảy ra Nội chiến Nigeria 1967-1970. 4 chiếc MiG-17
đã được Liên Xô cung cấp khẩn cấp cho Sri Lanka trong [[Cuộc nổi dậy JVP
1971 (Sri Lanka)|cuộc nổi dậy 1971, và chúng đã được sử dụng để ném bom
và tấn công mặt đất trong cuộc xung đột.


Các biến thể

MiG-17 tại Triển lãm hàng không Oregon
MiG-17 sơn cờ Liên XôI-300
Nguyên mẫu.
MiG-17 (Fresco-A)
Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1 ("máy bay SI").
MiG-17A
Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị động cơ VK-1A với tuổi thọ dài hơn.
MiG-17AS
Phiên bản cải tiến để mang tên lửa không dẫn hướng và tên lửa không đối không K-13.
MiG-17P (Fresco-B)
Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud ("máy bay SP").
MiG-17F (Fresco-C)
Phiên bản máy bay tiêm kích cơ bản trang bị động cơ VK-1F với khả năng đốt nhiên liệu phụ trội ("máy bay SF").
MiG-17PF (Fresco-D)
Phiên bản máy bay tiêm kích mọi thời tiết trang bị radar Izumrud và động cơ VK-1F ("máy bay SP-7F").
MiG-17PM/PFU (Fresco-E)
Phiên bản máy bay tiêm kích trang bị radar và tên lửa không đối không K-5 (NATO: AA-1 'Alkali') ("máy bay SP-9").
MiG-17R
Phiên bản trinh sát với động cơ VK-1F và camera ("máy bay SR-2s")
MiG-17SN
Phiên
bản thử nghiệm với hai khe hút không khí, không có khe không khí ở
giữa, trang bị pháo 23 mm ở phần mũi. Không được sản xuất.
Shenyang J-5 và Shenyang J-8
Trong
số những biến thể thực nghiệm, có một máy bay tấn công 'máy bay SN' năm
1953, với cửa hút gió phía trước được thay thế bằng hai cửa hút gió
bên, và hai súng máy 23 mm lắp ở trên cái mũi mới, có thể lao xuống bắn
mục tiêu mặt đất. Nó không được chế tạo.

Một số chiếc không sử dụng nữa được chuyển đổi thành những mục tiêu điều khiển từ xa.


Vũ khí
Các
biến thể chiến đấu ban ngày (MiG-17, MiG-17F) được trang bị hai súng
máy NR-23 23 mm (80 viên mỗi súng) và một súng máy N-37 37 mm (40 viên),
ở giá lắp súng chung bên dưới cửa hút gió trung tâm. Giá lắp súng có
thể được tháo ra dễ dàng khi bảo dưỡng. Nhiều biến thể với radar
(MiG-17P, PF) được trang bị ba súng máy NR-23 23 mm (100 viên), vì trọng
lượng radar. Tất cả các biến thể có thể mang 100kg bom trên hai mấu
dưới cánh (một số chiếc có thể mang 250 kg bom), nhưng thường thì chúng
mang theo thùng dầu phụ 400 lít. MiG-17R chỉ được trang bị hai súng máy
23 mm. Biến thể duy nhất có trang bị tên lửa không đối không là MiG-17PM
(PFU), mang 4 tên lửa K-5 (NATO: AA-1). Nó không có súng máy. Ở nhiều
nước, MiG-17 thỉnh thoảng được cải tiến để mang tên lửa không điều khiển
hoặc bom ở các mấu treo lắp thêm.

MiG-17P được trang bị radar
Izumrud-1 (RP-1), MiG-17PF với RP-1 hay sau này với radar Izumrud-5
(RP-5). MiG-17PM cũng được trang bị một radar, dùng để nhắm tên lửa. Các
biến thể khác không có radar.



Được sửa bởi ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.· ngày Tue May 24, 2011 9:26 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:45 pm

Mikoyan-Gurevich MiG-19






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-19 "Farmer"KiểuHãng sản xuất
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mikoyan-Gurevich_MiG-19S_Farmer_USAF

Máy bay tiêm kích
Mikoyan-Gurevich OKB
Chuyến bay đầu tiên18 tháng 09-1953
Được giới thiệuTháng 3-1955
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Không quân Xô viết
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Không quân PLA
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Vietnam.svg Không quân Nhân dân Việt Nam
Số lượng được sản xuất8.500
Những phương án tương tựShenyang J-6
Nanchang Q-5
Mikoyan-Gurevich MiG-19 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-19) (tên ký hiệu của NATO là "Farmer" - Nông dân) là máy bay chiến đấu thứ 3 của Liên Xô,
một chỗ ngồi, gắn động cơ phản lực. Nó là máy bay đầu tiên của Liên Xô
có khả năng bay với vận tốc siêu âm trên độ cao lớn. Được xem là tương
đương với loại F-100 Super Sabre của Hoa Kỳ, MiG-19 là một loại máy bay chính được sử dụng để chống lại F-4 Phantom IIF-105 Thunderchief trong chiến tranh Việt Nam.
MiG-19 được sản xuất bởi Mikoyan-Gurevich, bay thử lần đầu tiên vào
ngày 18 tháng 9 năm 1953, nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, có
khoảng 8.000 chiếc đã sản xuất và nó có biến thể khác là Shenyang J-6 do
Lịch sử


Vào ngày 20 tháng 4 năm 1951, OKB-155 (OKB - Cục thiết kế thực nghiệm) đã trình bày loại máy bay mới, tiếp sau mẫu máy bay chiến đấu MiG-17 dưới tên gọi là "I-340". Loại máy bay mới có 2 động cơ phản lực Mikulin AM-5 không có khả năng đốt nhiên liệu phụ (một phiên bản yếu hơn cũng được giới thiệu được trang bị động cơ Mikulin AM-3)
với công suất (lực đẩy) 4.410 lbf (19.6 kN). I-340 có thể đạt tới vận
tốc 725 mph (1.160 km/h; Mach 1) trên độ cao 6.560 ft (2.000 m) và 675
mph (1.080 km/h; Mach 0.97) trên độ cao 33.000 ft (10.000 m), đạt độ cao
33.000 ft (10.000 m) trong 2.9 phút, và có trần bay khoảng 55.000 ft
(17.500 m). Loại máy bay mới ký hiệu là "SM-1", được thiết kế dựa trên khung của "SI-02" (mẫu đầu tiên của MiG-17,
khung mới đã được thiết kế mới một số chi tiết để có thể lắp được 2
động cơ bên trong so với 1 động cơ của MiG-17. Máy bay được hoàn thành
vào tháng 3 năm 1952. Máy bay mới có một buồng lái điều áp không đầy đủ,
động cơ máy bay hay gây ra những tình huống bất thường như hay bốc cháy
và bộ điều chỉnh không vận hành tốt. Động cơ này được cải tiến từ động
cơ tiêu chuẩn AM-5A với lực đẩy lên tới 4.740 lbf (21.1 kN), động cơ này
vượt quá công suất của động cơ Klimov VK-1F,
làm thùng xăng phụ không thể cung cấp đủ nhiên liệu cho nó vận hành lâu
dài. SM-1 vừa đủ thông số trở thành máy bay siêu âm, có thể bay với vận
tốc 745 mph (1.193 km/h; Mach 1.03) trên độ cao 16.400 ft (5.000 m).
Những đặc tính đó cho thấy mẫu máy bay SM-1 không đủ khả năng trở thành
một loại máy bay chiến đấu siêu âm mới và động cơ AM-5F với thùng nhiên
liệu phụ đã được đề nghị thay thế cho động cơ cũ. Nhưng loại động cơ này
lại không được cung cấp đầy đủ, và AM-5F đã trở thành cơ sở của loại
động cơ Tumansky RD-9 có sức thuyết phục hơn để đưa vào sản xuất máy bay. Những phát triển xa hơn có kết quả là "I-360" có 2 động cơ phản lực đã được hội đồng dân ủy chấp nhận, nó có ký hiệu là "SM-2", nó được cung cấp lực đẩy từ động cơ AM-5F, nhưng có chi tiết được đánh giá cao loại cánh xuôi góc lớn.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 1953, cục thiết kế thực nghiệm Mikoyan-Gurevich
đã đưa ra một loại máy bay mới, nó đã tạo nên một thế hệ máy bay chiến
đấu mới. OKB đã đưa ra 2 thiết kế, bản thứ nhất một động cơ Klimov VK-7, bản thứ hai 2 động cơ Mikulin AM-9Fs. Loại máy bay chiến đấu 2 động cơ có ký hiệu là "SM-9", hơn nữa việc sản xuất SM-9 với tên gọi MiG-19, có cơ sở nền tảng từ mẫu SM-2. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của SM-9 là "SM-9/1"
bay lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 1 năm 1954. Thùng nhiên liệu phụ đã
không được lắp trong lần bay đầu tiên, nhưng nó được lắp vào trong lần
bay thử thứ 2 và máy bay đã đạt đến vận tốc Mach 1.25 trên độ cao 26.400
ft (8.050 m). Lần bay tiếp theo vận tốc đã được nâng lên Mach 1.44.
Những thông số trên là cơ sở của một loại máy bay mới có hiệu suất bay
đầy hứa hẹn, MiG-19 được đặt sản xuất hàng loạt vào 17 tháng 2 năm 1954,
mặc dù Hội đồng Dân ủy muốn có sự thử nghiệm đến trước tháng 9 năm
1954. Chiếc máy bay thành phẩm đầu tiên được giới thiệu vào tháng 3 năm
1955.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Shenyang_F-6Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-19 do Trung Quốc sản xuất với tên gọi Shenyang J-6





Ban đầu một số vấn đề đã làm nản lòng một số kỹ sư thiết kế. Điều gây
hoang mang là khả năng nổ tung của thùng chứa nhiên liệu trong thân máy
bay bởi nhiệt độ do động cơ gây ra, khi mà thùng nhiên liệu lại được
lắp ở giữa các động cơ. Sự triển khai máy bay trong những cuộc tập trận
với tốc độ cao chính là nguyên nhân chính khiến máy bay rơi. Bánh lái
thiếu độ chính xác khi đang bay với tốc độ cao. Nó hạ cánh với tốc độ
145 mph (230 km/h) (so với 100 mph (160 km/h) của MiG-15),
các phi công không được huấn luyện chuyển tiếp một cách cẩn thận do
không có máy bay huấn luyện 2 chỗ của MiG-19. Với những vấn đề như vậy
đã dẫn đến sự xuất hiện của mẫu thứ hai mang tên "SM-9/2", mẫu
máy bay mới được thêm vào phanh hãm bằng không khí thứ 3 ở bụng, đưa vào
hệ thống chống rung chống lại những dao động gây ra cho phi công trong
khi bay với tốc độ âm thanh. Những cải tiến đó đã giúp MiG-19 cải thiện
hiệu suất bay của mình, khiến nó trở thành loại máy bay số 1 trong những
cuộc không chiến thời ấy. Mẫu SM-9/2 bay lần đầu tiên vào ngày 16 tháng
9 năm 1954, và đi vào sản xuất với tên gọi MiG-19S.
Có tổng cộng khoảng 8.500 chiếc MiG-19 được sản xuất, chủ yếu ở Liên Xô, nhưng MiG-19 cũng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Shenyang J-6 và ở Tiệp Khắc với tên gọi Avia S-105. Nó phục vụ trong không quân nhiều quốc gia trên thế giới, gồm có cả Cuba, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Ai Cập, và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Pakistan. MiG-19 được nhìn thấy các cuộc không chiến trong suốt chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 và chiến tranh Bangladesh năm 1971. Tất cả các biến thể của MiG-19 được sản xuất ở Liên Xô là loại có một chỗ ngồi. Mặc dù Trung Quốc phát triển mẫu máy bay huấn luyện JJ-6 cho Shenyang J-6, nhưng những người Liên Xô tin rằng việc điều khiển bằng tay dễ dàng không cần thiết phải thay đổi máy bay huấn luyện là MiG-15UTI.
Tại Liên Xô, MiG-19 nhanh chóng được thay thế bởi MiG-21
hiện đại hơn. Ở Trung Quốc thì Shenyang J-6 vẫn là loại máy bay chủ lực
của không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và nó được phát triển
thành loại Nanchang Q-5 (tên ký hiệu của NATO là "Fantan"),
một loại máy bay tấn công. MiG-19 và các biến thể của nó đã gây nhiều
sự sửng sốt vì khả năng điều khiển bằng tay dễ dàng và hỏa lực mạnh, với
3 khẩu pháo 30 mm NR-30 có thể bắn ra cùng lúc 40 lb (18 kg) đạn, đủ để kẻ địch thảm bại trong các trận chiến.
[sửa] Lịch sử hoạt động


Trong suốt thời gian phục vụ trong lực lượng PVO Strany (Quân Chủng Phòng Không Liên Xô) và tại Cộng hòa Dân chủ Đức,
những chiếc MiG-19 đã nhiều lần ngăn chặn các máy bay do thám của
phương Tây. Sự kiện đầu tiên là cuộc chạm chán giữa MiG-19 và Lockheed U-2
vào mùa thu năm 1957. Phi công MiG-19 đã trông thấy chiếc U-2 nhưng
không thể bắn hạ, vì chiếc U-2 bay cao hơn chiếc MiG-19 7.000 foot. Lần
thứ 2 thì chiếc U-2 của Gary Powers không gặp may mắn như thế, nó đã bị
một chiếc MiG-19P bám sát truy kích, và bị bắn hạ bởi tên lửa SAM-2 (NATO gọi là: SA-2 'Guideline') vào ngày 1 tháng 5 năm 1960. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1960, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc RB-47H
số hiệu S/N 53-4281, đây là một chiếc máy bay do thám đang bay nhiệm vụ
trong không phận Liên Xô, làm chết 4 người và 2 người bị bắt giữ (sau
đó 2 người náy được trao đổi với phía Mỹ năm 1961). Một sự kiện nữa là
ngày 28 tháng 1 năm 1964, một chiếc MiG-19 đã bắn hạ một chiếc T-39 Sabreliner đang bay lạc trong không phận Đông Đức khi đang bay huấn luyện, cả 3 phi công đều tử nạn.
[sửa] Các biến thể của MiG-19

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 250px-MiG-19_FarmerTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-19 với giá treo vũ khí




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 250px-Mig-19Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-19PM






  • MiG-19 (NATO: "Farmer-A") - phiên bản sản xuất đầu tiên, trang bị vũ khí 3 khẩu pháo 23 mm NR-23.
  • MiG-19P (NATO: "Farmer-B") - trang bị rada RP-1 Izumrud ở mũi, 2x 23 mm NR-23 (sau này là 2x 30 mm NR-30)
    ở cánh, có giá treo tên lửa không điều khiển ở mỗi cánh, có sự cải tiến
    khí động lực giống MiG-19S; sau này được lắp tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), bắt đầu phục vụ năm 1955.
  • MiG-19PG - MiG-19P với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Gorizont-1.
  • MiG-19S (NATO: "Farmer-C") - làm dài phần đuôi, bộ phận chuyển động, 3 phanh không khí sau sườn bụng, máy thu điều hướng Svod, 3 khấu pháo 30 mm NR-30, lắp thêm giá đỡ tên lửa không điều khiển hoặc bom FAB-250 dưới mỗi cánh, bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SF - sản xuất sau MiG-19S với động cơ RD-9BF-1 của MiG-19R.
  • MiG-19SV - phiên bản chống khí cấu do thám trên độ cao lớn, bay cao 68.044 ft (20.740 m), bắt đầu phục vụ năm 1956.
  • MiG-19SVK - MiG-19SV với cánh mới.
  • MiG-19SU (SM-50) - phiên bản bay cao để ngăn chặn Lockheed U-2;
    trang bị thùng chứa nhiên liệu phụ giá lắp tên lửa, đã bị loại bỏ không
    sản xuất do gặp vấn đề về hệ thống điều khiển và hiện tượng bổ nhào
    quay tròn khi bắt đầu bay với vận tốc âm thanh trên độ cao lớn.
  • MiG-19R - phiên bản trinh sát từ MiG-19S với những chiếc camera thay thế cho pháo ở phần mũi, sử dụng động cơ RD-9BF-1.
  • MiG-19PF - phiên bản 1 chỗ trang bị radar, đây là máy bay tiêm kích đánh chặn mọi thời tiết. Chế tạo với số lượng nhỏ.
  • MiG-19PM (NATO: "Farmer-E") - không trang bị pháo, mang 4 quả tên lửa điều khiển bằng sóng radio Kaliningrad K-5M NATO: AA-1 'Alkali'), bắt đầu sản xuất năm 1957.
  • MiG-19PML - MiG-19PM với hệ thống truyền dữ liệu mặt đất Lazur.
  • MiG-19PU - mang hệ thống rocket giống MiG-19SU.
  • MiG-19PT - MiG-19P mang tên lửa Vympel K-13 (NATO: AA-2 'Atoll').
  • MiG-19M - máy bay mục tiêu không người lái cải tạo từ MiG-19 và MiG-19S.
  • SM-6 - 2 chiếc MiG-19P cải tạo thành phòng thí nghiệm bay thử nghiệm Grushin K-6 phát triển AAM (có ý định phát triển cho máy bay chiến đấu Sukhoi T-3) và rada Almaz-3.
  • SM-12 - mẫu máy bay chiến đấu mới, có 4 chiếc được sản xuất, phát triển thành MiG-21.
  • SM-20 - mẫu thử nghiệm phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp Raduga Kh-20 (NATO: AS-3 'Kangaroo').
  • SM-30 - phiên bản dùng công nghệ zero-length launch (ZEL) với giá đỡ rocket PRD-22.
  • SM-K - có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp cho thử nghiệm Raduga K-10 (NATO: AS-2 'Kipper').
  • Avia S-105 - MiG-19S được sản xuất ở Tiệp Khắc với giấy phép của Liên Xô.
  • Lim 7 - phiên bản MiG-19 của Ba Lan
  • Shenyang J-6 - phiên bản MiG-19 của người Trung Quốc. Phiên bản này được đưa vào phục vụ trong không quân Pakistan với tên gọi F-6. F-6 sau này được cải tiến để mang được tên lửa AIM-9 Sidewinder .

[sửa] Các nước sử dụng MiG-19

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 350px-Mig-19_operatorsTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Bản đồ các nước sử dụng MiG-19






[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-19S)

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-MiG-19_3-view_drawing

[sửa] Thông số riêng



  • Phi đoàn: 1 người
  • Dài: 12.5 m (41 ft)
  • Sải cánh: .2 m (30 ft 2 in)
  • Cao: 3.9 m (12 ft 10 in)
  • Diện tích cánh: 25.0 m² (270 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 5.447 kg (11.983 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 7.560 kg (16.632 lb)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B, lực đẩy 31.9 kN (7.178 lbf) mỗi động cơ.
  • Sức chứa nhiên liệu: 1.800 kg (3.960 lb)

[sửa] Hiệu suất bay



  • Vận tốc cực đại: 1.455 km/h (909 mph)
  • Tầm hoạt động: 685 km (430 mi); nhiệm vụ 2.200 km (1.375 mi)
  • Trần bay: 17.500 m (57.400 ft)
  • Tốc độ lên cao: 180 m/s (35.425 ft/min)
  • Lực nâng của cánh: 302.4 kg/m² (61.6 lb/ft²)
  • Lực nâng: 0.86

[sửa] Vũ khí



  • 3 khẩu pháo 30 mm NR-30 (70 viên đạn mỗi súng gắn trên cánh, 55 viên súng gắn trên thân).
  • Mang 250 kg (550 lb) bom hoặc rocket không điều khiển trên 4 giá đỡ dưới cánh.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:47 pm

Mikoyan-Gurevich MiG-21






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-21 "Fishbed"KiểuHãng sản xuấtTình trạng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-1_Pucki_Dywizjon_Lotniczy_MiG-21_bis

MiG-21 Không quân Ba Lan
Máy bay tiêm kích
Mikoyan-Gurevich OKB
Chuyến bay đầu tiên14 tháng 06-1956
Được giới thiệu1959
Hoạt động
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Không quân Xô viết
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Không quân Ấn Độ
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Vietnam.svg Không quân Nhân dân Việt Nam
Số lượng được sản xuất10.352
10.158 tại Liên Xô, và 194 chiếc tại Tiệp Khắc
Những phương án tương tựYe-150
Ye-152
Chengdu J-7
Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed) là một máy bay tiêm kích phản lực, được thiết kế và chế tạo bởi cục thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên bang Xô viết.
Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, và hiện nay
MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia sau 50 năm
khi nó bay lần đầu tiên. MiG-21 đã đạt được một số kỷ lục hàng không như
1: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không,
2: máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II,
3: máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
MiG-21 có khả năng đạt đến vận tốc Mach 2, vận tốc này vượt qua tốc
độ tối đa của nhiều kiểu máy bay chiến đấu hiện đại sau này. Có khoảng
10.352 chiếc MiG-21 được chế tạo. [1]
Phát triển

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21.UM.9292.Radom.AirShow.2002Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21UM hai chỗ ngồi, Không quân Ba Lan





Máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 là mẫu máy bay nối tiếp trong chuỗi những máy bay tiêm kích phản lực của Liên Xô, bắt đầu từ máy bay tốc độ cận âm MiG-15, MiG-17, và trên tốc độ âm thanh một chút MiG-19.
Một số thiết kế thử nghiệm đạt tốc độ Mach 2 của Liên Xô đều dựa vào
thiết kế khe hút không khí ở đầu mũi với cánh xuôi sau, như Sukhoi Su-7, hay kiểu cánh tam giác, trong đó MiG-21 là thiết kế thành công nhất.
Nguyên mẫu E-5 của MiG-21 thực hiện bay lần đầu tiên vào năm 1955 và thực hiện chuyến bay trước công chúng lần đầu tiên trong Ngày hàng không Xô viết tại Sân bay Tushino Moscow vào tháng 6-1955. Nguyên mẫu cánh tam giác đầu tiên, có tên gọi là Ye-4 (hay E-4) bay vào ngày 14 tháng 6-1956, và chiếc MiG-21 thành phẩm đầu tiên bắt đầu phục vụ vào năm 1959. Với một cấu hình cánh tam giác, MiG-21 là máy bay đầu tiên của Liên Xô thành công trong việc kết hợp giữa tính năng của máy bay tiêm kíchđánh chặn
trong cùng một máy bay. Đây là một máy bay chiến đấu có trọng lượng
nhẹ, đạt được đến tốc độ Mach 2 với một động cơ phản lực đốt nhiên liệu
phụ trội có công suất nhỏ, và MiG-21 có tính năng tương đương với loại F-104 Starfighter của MỹDassault Mirage III của Pháp.
Khi MiG-21 lần đầu tiên được đưa vào hoạt động, nó đã bộc lộ vài điểm bất thường. Những tên lửa không đối không phiên bản ban đầu của nó là Vympel K-13 (tên ký hiệu của NATO
AA-2 'Atoll'), không thành công trong các trận chiến, và thiết bị ngắm
súng con quay hồi chuyển thường dễ dàng bị hỏng khi cơ động ở tốc độ
cao, dẫn đến phiên bản ban đầu của MiG-21 là một máy bay không mấy hiệu
quả. Những vấn đề này đã được sửa chữa, và trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung đột ở Trung Đông,
MiG-21 đã tỏ ra là một máy bay rất hiệu quả. Mẫu MiG-21 tiếp theo thêm
vào những thiết kế cải tiến thu được từ kinh nghiệm trong các cuộc
chiến.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Airforce_Museum_Berlin-Gatow_280Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21M tại bảo tàng Berlin-Gatow





Như nhiều máy bay khác được thiết kế như những máy bay tiêm kích đánh chặn,
MiG-21 có tầm hoạt động ngắn. Đây không phải là lối thoát bởi một thiết
kế khuyết điểm, trên máy bay trọng tâm được chuyển về phía sau 2/3 cho
trọng lượng nhiên liệu mang theo để sử dụng. Điều này có tác động đến
việc máy bay mất kiểm soát, dẫn đến máy bay chỉ bay được 45 phút trong
điều kiện tốt. Với thiết kế cánh tam giác,
MiG-21 thể hiện đây là một máy bay đánh chặn có tốc độ bay lên xuất
sắc, có nghĩa là với bất kỳ kiểu đổi hướng không chiến nào đều dẫn đến
việc mất tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, trọng tải nhẹ của máy bay lại giúp
cho nó, với 50% nhiên liệu và 2 tên lửa Atoll, tỷ lệ bay cao là 58.000
ft (17.670 m) một phút là có thể đạt được, điều này hơn hẳn so với F-16A được chế tạo sau này. Một phi công
lão luyện và những tên lửa tốt trên MiG-21 có thể đạt được những thành
tích ngang ngửa với những máy bay tiêm kích hiện đại. Sau đó, MiG-21
được thay thế bởi những chiếc MiG-23MiG-27 cánh cụp cánh xòe cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Tuy nhiên, không phải đến khi MiG-29
thay thế cơ bản những chiếc MiG-21 trong biên chế của Liên Xô như một
máy bay không chiến cơ động cao thì nó mới có thể chống lại những kiểu
máy bay chiếm ưu thế trên không của Mỹ, mà bản thân MiG-21 vẫn có thể
chiến đấu chống lại các máy bay hiện đại của Mỹ mặc dù đã lỗi thời.
MiG-21 được xuất khẩu rộng rãi và tiếp tục được sử dụng mặc dù ở đâu
đó nó có thể đã được xem như là lỗi thời. Chiếc máy bay này có hệ thống
điều khiển, động cơ, vũ khí
và điện tử đơn giản điển hình cho thiết kế quân sự của thời kỳ Liên Xô.
Tuy có công nghệ kém hơn so với những máy bay chiến đấu mà nó đối mặt,
nhưng giá thành sản xuất rẻ và chi phí bảo dưỡng thấp đã khiến MiG-21
được ưa chuộng trong quân đội của nhiều quốc gia của khối Đông Âu và trên toàn thế giới.
Do thiếu những thông tin ban đầu đáng tin cậy về MiG-21, những chi
tiết ban đầu của nó thường gây nhầm lẫn với máy bay tiêm kích tương tự
của Sukhoi cũng đang phát triển cùng thời điểm. Tạp chí Jane's All the World's Aircraft 1960-1961 đã nhầm lẫn khi miêu tả MiG-21 "Fishbed" như một thiết kế của Sukhoi, và sử dụng hình minh họa của Su-9 'Fishpot'.
[sửa] Sản xuất

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21UMLancerBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21UM Lancer B của Romania





Tổng cộng đã có 10.158 (một số nguồn nói 10.645) chiếc MiG-21 được chế tạo tại Liên Xô. Chúng được sản xuất tại 3 nhà máy, ở GAZ 30 tại Moscow (hau còn gọi là Znamiya Truda), tại GAZ 21 ở Gorky[2] và tại GAZ 31 ở Tbilisi.
Kiểu "MiG" được sản xuất cũng khác nhau theo từng nhà máy. Nhà máy ở
Gorky chế tạo MiG-21 một chỗ cho quân đội Xô viết. Nhà máy ở Moscow chế
tạo MiG-21 một chỗ cho xuất khẩu và nhà máy ở Tbilisi chế tạo MiG-21 hai
chỗ cho cả xuất khẩu và quân đội Xô viết. Tuy nhiên, có ngoại lệ.
MiG-21R và MiG-21bis dành cho xuất khẩu và cho Liên Xô cũng được chế tạo
tại Gorky, 17 chiếc MiG-21 một chỗ cũng được chế tạo tại Tbilisi
(MiG-21F), MiG-21MF được chế tạo đầu tiên tại Moscow và sau đó là Gorky,
và MiG-21U được chế tạo tại Moscow cũng như tại Tbilisi. Như vậy mỗi
nhà máy chế tạo MiG-21 với số lượng như sau:

  • 5278 chiếc (hay 5765 chiếc ) tại Gorky
  • 3203 chiếc tại Moscow
  • 1677 chiếc tại Tbilisi [2]

Ngoài ra còn có 194 chiếc được sản xuất tại Tiệp Khắc.
[sửa] Lịch sử hoạt động


[sửa] Việt Nam

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mikoyan-Gurevich_MiG-21PF_USAFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21PF sơn cờ của không quân nhân dân Việt Nam





MiG-21 giành được những danh tiếng đầu tiên của mình trong Chiến tranh Việt Nam,
trong thời gian diễn ra chiến tranh, nó tham gia hoạt động thường xuyên
trong các nhiệm vụ. Đây là một trong số những máy bay tiên tiến nhất
thời gian đó; tuy nhiên, rất nhiều phi công xuất sắc của Bắc Việt Nam lại thích lái MiG-17 hơn, do tải trọng lực nâng của cánh lớn trên MiG-21 khiến nó mất đi độ cơ động so với MiG-17. Dù MiG-21 thiếu radar tầm xa, tên lửa,
và mang bom hạng nặng so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ cùng
thời của Mỹ, nhưng MiG-21 tỏ ra là một đối thủ đầy thách thức trong tay
những phi công lão luyện đặc biệt khi được sử dụng trong tấn công tốc độ
cao và công kích nhanh dưới sự điều khiển của GCI. MiG-21 được sử dụng để chặn đứng những nhóm máy bay xung kích F-105 Thunderchief rất hiệu quả, đặc biệt trong việc bắn hạ những máy bay Mỹ hay bắt chúng phải giảm trọng tải bom mang trên mình.
Sau khi ngừng các phi vụ ném bom trong Chiến dịch Sấm Rền vào năm 1968,
tỷ lệ giành chiến thắng trong không chiến của các máy bay Mỹ rất thấp,
khi phải chiến đấu chống lại những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn như những
chiếc MiG trong thời gian đầu của Chiến tranh Việt Nam dần dần đã dẫn
đến việc Không quân Hoa Kỳ phải thành lập chương trình huấn luyện không chiến khác biệt như trong trường huấn luyện TOPGUN, chương trình này mục đích là sử dụng những máy bay nhỏ, nhanh nhẹn đóng giả làm MiG-17 và MiG-21 làm mục tiêu huấn luyện cho các phi công, người Mỹ đã sử dụng hai máy bay có tốc độ cận âm là A-4 SkyhawkF-5 Tiger II để thực hiện công việc này.
Không quân Nhân dân Việt Nam ghi nhận có 3 trường hợp MiG-21 tấn công và bắn hạ pháo đài bay B-52 Stratofortress,
họ tự hào là lực lượng không quân duy nhất trên thế giới tấn công trực
tiếp được loại máy bay này cho đến thời điểm năm 2010. Trường hợp đầu
tiên do phi công Vũ Đình Rạng bắn trúng B-52 ngày 20 tháng 11 năm 1971. Chiếc B-52 bị hư hỏng nặng, phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Nakhom-Phanom, Thái Lan. Trường hợp thứ hai được phía Việt Nam ghi nhận là do phi công Phạm Tuân lái chiếc MiG-21MF bắn rơi tại chỗ vào ngày 27 tháng 12 năm 1972. Trường hợp thứ ba diễn ra ngay vào ngày hôm sau, 28 tháng 12 năm 1972, được ghi nhận do phi công Vũ Xuân Thiều sau khi đã bắn tên lửa mà không hạ được B-52, đã lao máy bay vào chiếc B-52. B-52 lúc đó đang bay quanh Hà Nội trong Chiến dịch Linebacker II ném bom rải thảm miền Bắc Việt Nam.
[sửa] Trung Đông

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MIG-21F-hatzerim-1Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21F-13 do Israel chiếm được.





MiG-21 cũng được sử dụng rộng trong các cuộc xung đột ở Trung Đông trong thập niên 1960 và 1970 bởi không quân các quốc gia Ai Cập, SyriaIraq nhằm chống lại Israel. MiG-21 đối mặt với những chiếc Mirage IIIC của Không quân Israel vào ngày 7 tháng 4-1967 khi 6 chiếc MiG-21 của Syria đã bị bắn hạ bởi những chiếc Mirage của Israel. MiG-21 cũng đối mặt với những chiếc F-4 Phantom IIA-4 Skyhawk trong thập niên 1970, nhưng sau đó những mẫu máy bay tiên tiến xuất hiện trong biên chế của không quân Israel như F-15 EagleF-16 Fighting Falcon vào thập niên 1980 thì MiG-21 đã mất dần thế thượng phong trong các trận chiến. MiG-21 cũng được sử dụng vào giai đoạn đầu của Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan vào tháng 12-1979.
Ai Cập sau này cũng được cung cấp những tên lửa Sidewinder của Mỹ, và chúng cũng được trang bị trên MiG-21 và rất thành công khi sử dụng trong không chiến chống lại những chiếc MiG-23 của Libya trong Chiến tranh năm 1977.
Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Yom Kippur, trong "Không chiến ở el-Mansoura" Ai Cập, Israel đã sử dụng chiến thuật đột kích quy mô lớn với hơn 100 máy bay - F-4 PhantomsA-4 Skyhawk
- trong những nỗ lực để tấn công căn cứ không quân lớn tại
el-Mansourah. Và trận chiến lên đến cực điểm trong một cuộc hỗn chiến
gần như liên tục kéo dài khoảng 53 phút. Theo những đánh giá của Ai Cập
khoảng 180 máy bay đã tham gia vào cuộc hỗn chiến đó, phần lớn là máy
bay của Israel. Lúc 10 giờ - giờ Ai Cập - Đài phát thanh Cairo đá phát
đi “Communiqué Number 39 - Thông cáo số 39”, thông báo rằng đã có vài
trận không chiến trong ngày ở một số sân bay của Ai Cập, đa số đều diễn
ra ở khu vực bắc Delta. Đồng thời cũng thông báo rằng 15 máy bay quân
địch đã bị bắn hạ bởi những máy bay chiến đấu
của Ai Cập, và Ai Cập chỉ mất 3 máy bay, trong khi một số lượng lớn máy
bay của Israel đã bị bắn hạ bởi lục quân và lực lượng phòng không ở
Sinai và Kênh Suez. Về phần mình, Đài phát thanh Israel lại tuyên bố vào
sáng hôm sau rằng Không quân Israel đã bắn hạ 15 máy bay Ai Cập, và sau đó rút xuống còn 7.
Sau một loạt phân tích chi tiết hơn khi chiến tranh kết thúc, Không quân Ai Cập
thậm chí đã tăng những con máy bay bắn hạ được ban đầu và đã khẳng định
những kết quả của cuộc Không chiến ở el-Mansourah như sau: 17 máy bay
Israel đã bị bắn hạ và Ai Cập mấ 6 chiếc MiG. Trong những máy bay bị mất
của Ai Cập, 3 chiếc bị bắn hạ bởi máy bay của Israel, 2 chiếc gặp tai
nạn do hết nhiên liệu trước khi phi công có thể quay trở lại căn cứ và
chiếc cuối cùng gặp tai nạn khi bay qua những mảnh vụn của một chiếc F-4
Phantom mà nó vừa bắn hạ. [3]
[sửa] Ấn Độ

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Sheeju_mig21Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

IAF MiG-21 Bison





Không quân Ấn Độ cũng sử dụng MiG-21 trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1971.
Trong cuộc chiến này đã chứng kiến cuộc không chiến siêu âm đầu tiên
trên tiểu lục địa Ấn Độ, khi 1 chiếc MiG-21 của Ấn Độ bắn hạ 1 chiếc F-104 Starfighter của Không quân Pakistan.[4]
Những chiếc MiG đã thực hiện một vai trò quan trọng trong các cuộc
không chiến, bảo đảm chiếm ưu thế trên không và cuối cùng khiến Pakistan thất bại. MiG-21 cũng được sử dụng vào cuối năm 199 trong Chiến tranh Kargil.
Những chiếc MiG-21 lần cuối cùng được biết đến sử dụng trong không
chiến vào năm 1999 trong Sự kiện Atlantique, khi 2 chiếc MiG-21 của Ấn
Độ đã bắn hạ 1 chiếc máy bay trinh sát Breguet Atlantique của Hải quân Pakistan, người Ấn Độ đã đưa ra lý do máy bay của Pakistan đã bay vào không phận của Ấn Độ.[5] Những máy bay nâng cấp MiG-21 'Bison' được đưa tin có hiệu suất tốt và có thể chống lại được những máy bay F-15 và F-16 của Không quân Hoa Kỳ
trong cuộc tập trận chung Ấn Độ-Hoa Kỳ, những phi công Mỹ đã ngạc nhiên
với những khả năng của MiG-21 Bison. Theo tường trình thì trong các
cuộc không chiến mô phỏng khả năng thao diễn của phiên bản 'Bison' mới
đã bỏ xa những máy bay của phương Tây và có tỷ lệ chiến thắng lớn. Chúng
sẽ ở lại trong biên chế của Ấn Độ cho đến năm 2017.[6]
[sửa] Nam Tư cũ

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-RViPVO_SFRJ_MiG21bisTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 của không quân Nam Tư trước Nội chiến Nam Tư.





Trong thời gian 1991-1995, Quân đội Nhân dân Nam Tư
(JNA) và lực lượng người Serb đã sử dụng những chiếc MiG-21M (khoảng
100 chiếc trong thỏa thuận tổng cộng 1/3 lực lượng không quân) khi diễn
ra Chiến tranh Slovenia, Chiến tranh giành độc lập CroatiaChiến tranh Bosna và lần nữa trong Chiến tranh Kosovo 1999 và Operation Allied Force (Chiến dịch Sức mạnh đồng minh - khi NATO ném bom Nam Tư 1999). Trừ trong thời gian NATO
can thiệp vào Nam Tư, máy bay không có đội thử trên không và chủ yếu
được sử dụng trong vai trò tấn công mặt đất. Những báo cáo chi tiết chỉ
ra rằng ít nhất 6 chiếc đã bị bắn hạ bởi lực lượng AA tại CroatiaBosnia[7] và 24 chiếc khác bị phá hủy bởi NATO,[7]
hầu hết khi đang ở trên mặt đất. Năm 1993, Croatia đã mua khoảng 40
chiếc MiG-21 vi phạm lệnh cấm vận vũ khí, nhưng chỉ có 25 chiếc hoạt
động trong các đơn vị, trong khi những chiếc khác được sử dụng như những
phụ tùng thay thế. Croatia sử dụng chúng cùng 4 chiếc đào ngũ từ JNA[7]
chủ yếu trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất và không một ai biết rằng
đã có những trận không chiến diễn ra giữa những chiếc MiG của Croatia và
Serbia.
[sửa] Châu Phi

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-FAR-MiG-21bisLAZUR%28DN-ST-97-00886%29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 Cuba.





Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, những chiếc MiG-21 của Liên Xô được cung cấp tới nhiều quốc gia tại hạ Sahara. Đáng kể nhất là MiG-21 sử dụng trong các cuộc chiến tại Nội chiến Angola, trong tay của Lực lượng Phòng không Không quân Nhân dân Angola. Những phi công của Không quân Cuba
đã lái những chiếc MiG-21 tại Angola trong chiến tranh. Cả những chiếc
MiG-21 Angola và Cuba thường chạm trán với những chiếc Mirage của Không quân Nam Phi.
Năm 2006, ít nhất 2 chiếc MiG-21 đã được sử dụng để nem bom căn cứ
không quân của Somalia trong cuộc xâm lấn của Ethiopia vào Somalia.
[sửa] Romania


Bắt đầu vào năm 1993, Nga không chào hàng những phụ tùng thay thế cho MiG-23MiG-29 của Không quân Romania.
Ban đầu, đầy là một bối cảnh cho việc hiện đại những chiếc MiG-21 của
Romania với hệ thống của Elbit, và bởi vì thật dễ dàng hơn cho Romania
khi tự mình bảo dưỡng những máy bay tiêm kích phản lực này. 110 chiếc
MiG-21 đã được hiện đại hóa dưới tên gọi Lancer. Ngày nay, chỉ có
48 chiếc Lancer còn hoạt động trong không quân Romania. Nó có thể sử
dụng cả vũ khí của phương Tây và Nga như tên lửa R-60M, R-73, Magic 2,
hay Python III. Chúng sẽ bị thay thế vào năm 2012 khi những máy bay
chiến đấu mới được mua như Eurofighter Typhoon hay Gripen.
[sửa] Các phiên bản


Xem thêm: Chengdu J-7



Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Alte_RaumfahrtausstellungTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21-F-13





Ye-2 (NATO: "Faceplate")Nguyên mẫu cánh xuôi.Ye-4 (I-500)Nguyên mẫu cánh tam giác đầu tiên của MiG-21.Ye-5 (NATO "Fishbed")Nguyên mẫu nghiên cứu cánh tam giác.Ye-6Mẫu tiền sản xuất thứ ba.MiG-21Máy bay tiêm kích thành phẩm đầu tiên.MiG-21F (NATO: "Fishbed-B")Máy bay tiêm kích ngày 1 chỗ. Đây là máy bay sản xuất đầu tiên, với
40 chiếc được chế tạo. MiG-21F mang được 2160 lít nhiên liệu trong 6
thùng nhiên liệu và trang bị 1 động cơ phản lực Tumansky R-11 với lực đẩy là 5740kgf, vũ khí gồm 2 khẩu pháo 30-mm NR-30 60 viên/khẩu, nó cũng có khả năng mang 2 quả bom từ 50 đến 500 kg mỗi quả. Nguyên mẫu Ye-6T được đổi tên thành MiG-21F.Ye-50Nguyên mẫu nghiên cứu cánh xuôi.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Airforce_Museum_Berlin-Gatow_269Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21M





Ye-66Phiên bản 1 chỗ, chế tạo để phá kỷ lục tốc độ thế giới.Ye-66AChế tạo để phá kỷ lục bay cao thế giới.Ye-66BPhiên bản tăng tốc bằng rocket, chế tạo để thiết lập kỷ lục nữ phi công với thời gian bay và độ cao đạt được .Ye-76Tên gọi sử dụng cho MiG-21PF để thiết lập kỷ lục tốc độ do phi công nữ thực hiệnYe-150Nguyên mẫu tiêm kích đánh chặn, về cơ bản là MiG-21 mở rộng.Ye-152 (NATO "Flipper")Lớn hơn MiG-21, the Ye-152 'Flipper' là một máy bay có hiệu suất cao, nó đã thiết lập 3 kỷ lục thế giới.MiG-21F-13 (NATO "Fishbed-C")Máy bay tiêm kích ban ngày tầm ngắn 1 chỗ. MiG-21F-13 là kiểu sản xuất hàng loạt đầu tiên. Nó được trang bị 1 động cơ phản lực Tumansky R-11, trang bị 2 tên lửa không đối không Vympel K-13 (AA-2 'Atoll'), và 1 pháo 30-mm NR-30 30 viên đạn. Type 74 là tên gọi của Không quân Ấn Độ cho kiểu MiG-21 này. MiG-21F-13 cũng được chế tạo tại Trung Quốc với tên gọi Chengdu J-7 hay F-7 cho xuất khẩu.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig-21Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21





MiG-21FLKiểu xuất khẩu của MiG-21PF. Chế tạo theo giấy phép tại Ấn Độ dưới tên gọi Type 77.MiG-21I (NATO "Analog")Mẫu thử nghiệm thiết kế cánh của máy bay vận tải siêu âm Tu-144 (NATO: 'Charger').MiG-21SPSPhiên bản chế tạo cho Đông Đức.MiG-21P (NATO "Fishbed-D / Fishbed-E")Máy bay tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa. Chỉ trang bị hai tên lửa không đối không.MiG-21PF (NATO "Fishbed-D / Fishbed-E")Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, trang bị 1 radar RP21 Sapfir. MiG-21PF là kiểu sản xuất thứ hai. Nguyên mẫu Ye-7, Type 76 là tên gọi của Không quân Ấn Độ.MiG-21PF (SPS) (NATO "Fishbed-E")MiG-21PFM (NATO "Fishbed-F")Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, nâng cấp radar và một động cơ mạnh hơn. Phiên bản cải tiến của MiG-21PFS.MiG-21PFS (NATO "Fishbed-F")Máy bay tiêm kích 1 chỗ, bị giới hạn theo mùa, nâng cấp radar và một động cơ mạnh hơn.MiG-21 (NATO "Fishbed-G")Phiên bản thử nghiệm cất hạ cánh trên đường băng ngắn của MiG-21PFM. Có 2 động cơ nâng đặt trong thân được làm dài ra.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21-6Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 bay đội hình





MiG-21R (NATO "Fishbed-H")Phiên bản trinh sát chiến thuật 1 chỗ của MiG-21PFM.MiG-21RF (NATO "Fishbed-J")Phiên bản trinh sát chiến thuật 1 chỗ của MiG-21MF.MiG-21S (NATO "Fishbed-J")Phiên bản tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, trang bị radar RP-22 và súng
gắn ngoài. (Tên gọi không chính thức của NATO là MiG-21PFMA); E-8, Type 88 tên gọi của Ấn Độ.MiG-21SMPhiên bản tiêm kích đánh chặn 1 chỗ, trang bị 1 động cơ Tumansky R-13-300.MiG-21PFVPhiên bản bay trên độ cao lớn (perekhvatchik forsirovannij visotnij, tiêm kích đánh chặn bay trên độ cao lớn).Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21_RB15Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21MF, Không quân Ba Lan, các ký hiệu của Phi đội chiến lược số 3.





MiG-21MPhiên bản xuất khẩu với 1 động cơ Tumansky R-13. Tên gọi của Ấn Độ Type 96, nó cũng được chế tạo tại Ấn Độ.MiG-21MFPhiên bản xuất khẩu với 1 động cơ Tumansky R-13.MiG-21MF (NATO "Fishbed-J")Phiên bản tiêm kích đa chức năng 1 chỗ, trang bị radar RP-22, động cơ Tumansky R-13-300.MiG-21MF-RSau khi MiG-21R ngừng hoạt động trong Không quân Bulgaria vào năm 1995, một nhóm kỹ sư đã trang bị cho MiG-21MF với những thiết bị trinh sát từ MiG-21R.MiG-21SMT (NATO "Fishbed-K")Phiên bản tiêm kích đa chức năng 1 chỗ, trang bị 1 động cơ Tumansky R-13. Tăng thêm khả năng chứa nhiên liệu và khả năng ECM. (E-9, block 94 và 96)MiG-21bis (NATO "Fishbed-L")Máy bay tiêm kích đa chức năng 1 chỗ. Kiểu sản xuất cuối cùng được
chế tạo đến năm 1977 tại Nga và năm 1987 tại Ấn Độ. Phiên bản này trang
bị động cơ Tumansky R-25-300,
và mang 2880 lít nhiên liệu. Động cơ có khả năng đốt nhiên liệu phụ
trội tăng thêm 3 phút - tăng lực đẩy từ 7100 kgf lên 9900 kgf. Nó có thể
tăng tốc từ 600 km/h lên 1100 km/h trong 18 giây (MiG-29 thực hiện điều này trong 11,6 giây). Tốc độ bay lên là 225 m/s. Khi so sánh với F-14 có tốc độ bay lên là 152 m/s, MiG-17F là 65 m/s, và F-16A là 215 m/s.MiG-21 bis (NATO "Fishbed-N")Máy bay tiêm kích đa chức năng và tấn công mặt đất 1 chỗ.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG21_HRTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 bis-D Không quân Croatia





MiG-21U (NATO "Mongol-A")Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của MiG-21F-13. Type 66 là tên gọi của Ấn Độ.MiG-21US (NATO "Mongol-B")Phiên bản huấn luyện 2 chỗ . Type 68 là tên gọi của Ấn Độ.MiG-21UTPhiên bản huấn luyện 2 chỗ .MiG-21UM (NATO "Mongol-B")Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của MiG-21MF. Type 69 là tên gọi của Ấn Độ.JJ-7Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của J-7.FT-7Tên gọi xuất khẩu của JJ-7.MiG-21-93 BisonPhiên bản nâng cấp xuất khẩu và Ấn Độ là khách hàng đầu tiên. Vũ khí gồm radar cảnh báo Phazotron Kopyo (Spear), có thể theo dõi 8 mục tiêu và tấn công đồng thời 2 mục tiêu với tên lửa không đối không bán chủ động như Vympel R-27. Radar cũng có thể điều khiển được tên lửa không đối không chủ động như Vympel R-77 khi kênh bổ sung được hợp nhất. Người Nga khi quảng cáo đã tuyên bố rằng phiên bản này tương đương với F-16 đời đầu.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21-2000_NTW_7_8_93Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 2000





MiG-21-97Nâng cấp MiG-21-93. MiG-21-93 sử dụng động cơ Klimov RD-33. Người Nga đã tuyên bố rằng những đánh giá tại Sân bay Ramenskoye đã chỉ ra rằng phiên bản này giành chiến thắng trước F-16 trong không chiến mô phỏng với tỷ lệ 4:1.MiG-21 LancerPhiên bản nâng cấp cho Không quân Romania
được thực hiện bởi Elbit của Israel và Aerostar của Romania. Phiên bản
Lancer-A có thể thực hiện tấn công mặt đất và sử dụng những vú khi dẫn
đường chính xác cao của Nga cũng như của phương Tây như tên lửa không
đối không R-60, R-73 và Python III. Phiên bản Lancer-B là phiên bản huấn
luyện và phiên bản Lancer-C là phiên bản chiếm ưu thế trên không với 2
màn hình LCD MFDs, mũ hiển thị cho phi công và radar không chiến Elta
EL/M-2032.[3]MiG-21MFNPhiên bản nâng cấp cho Không quân Séc (hệ thống dẫn đường và thông tin tương thích với tiêu chuẩn của NATO).Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MIG-21_MFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21MF





MiG-21bisD/UMDPhiên bản nâng cấp vào năm 2003 cho Không quân Croatia
với một số yếu tố của tiêu chuẩn Lancer. Phiên bản này được hiện đại
hóa theo chu kỳ 10 năm, nhưng sẽ ngừng hoạt động vào năm 2011. Có thể sử
dụng tên lửa chống tàu RBS-15F của Thụy Điển.MiG-21-2000Phiên bản xuất khẩu 1 chỗ cho thế kỷ 21. Được thực hiện bởi hãng Israel Aerospace Industries.
[sửa] Các phiên bản nước ngoài


Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc đã sao chép MiG-21 thành mẫu máy bay mang tên gọi Chengdu J-7F-7 (cho xuất khẩu).
Tiệp Khắc
Trong thời gian từ năm 1962 đến 1972, phiên bản MiG-21F-13 đã được chế tạo theo giấy phép tại hãng Aero Vodochody, ở Tiệp Khắc.
Aero Vodochody (khi đó là Středočeské strojírny, n.p.), đã chế tạo tổng
cộng 194 máy bay trong thời gian đó, dưới tên gọi là Z-159. MiG-21 đi
theo sau MiG-15MiG-17
được chế tạo tại nhà máy Vodochody từ những năm 50 đến 60 của thế kỷ
20. Phiên bản chế tạo tại Tiệp Khắc chỉ có một điểm khác biệt duy nhất
với phiên bản chế tạo tại Liên Xô
là vòm kính che buồng lái đằng sau được làm nhẵn và thon bằng những tấm
hợp kim đuyra rắn, ngược lại với vòm trong suốt của những chiếc MiG ban
đầu của Liên Xô. Những chiếc MiG-21 này được chế tạo cho Không quân Tiệp Khắc và cũng để xuất khẩu. Động cơ R-13-300 cũng được nhập khẩu từ Liên Xô.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21MF%28DF-SN-83-01219%29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21MF không quân Xô viết





Ấn Độ
Việc sản xuất MiG-21bis được lắp ráp từ những bộ phận CKD và cũng được tường trình là chế tạo từ đầu ở Ấn Độ theo giấy phép bởi công ty Hindustan Aeronautics tại Nasik kéo dài cho đến năm 1984.
Dù một loạt những sự cố gây tại nạn trong thập niên 1990 đã dẫn đến
MiG-21 bị đặt biệt danh là "flying coffin - quan tài bay", nhưng Không quân Ấn Độ vẫn quyết định nâng cấp khoảng 128 chiếc MiG-21bis lần nữa để thành tiêu chuẩn của MiG-21 "Bison". Chúng sẽ phục vụ cho đến tận năm 2015 trong không quân Ấn Độ.
Israel
Hãng chế tạo Israel Aerospace Industries đã đưa ra một gói nâng cấp cho MiG-21 gọi là MiG-21-2000.[8]
Israel/Romania
Một liên doanh giữa Aerostar SAElbit đã phát triển gói nâng cấp "LanceR" cho MiG-21, và 114 chiếc MiG-21 đã được nâng cấp thành tiêu chuẩn MiG-21 LanceR cho Không quân Romania.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig-21FishbedTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:48 pm

Mig21 tiếp
Nga
Nga hiện nay cũng đưa ra một gói nâng cấp để mang những chiếc MiG-21 kiểu cuối cùng thành tiêu chuẩn MiG-21-93. Gói nâng cấp này đã cung cấp một bộ hệ thống điện tử hàng không nâng cấp bao gồm việc lắp đặt radar xung doppler Kopyo được sử dụng trên MiG-29, radar này cho phép máy bay sử dụng hỏa lực ở phạm vi lớn hơn với những vũ khí hiện đại hơn như tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn Vympel R-77. Hệ thống điện tử hàng không nâng cấp cũng tăng cường khả năng sống sót của máy bay cũng như tăng năng lực giao chiến với máy bay chiến đấu
đối phương. Những đặc tính năng cấp khác bap gồm lắp đặt một HUD hai
màn hiển thị, mũ hiển thị mục tiêu trước mặt cho phi công, và hệ thống
điều khiển bay tiên tiến.
[sửa] Các quốc gia sử dụng

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 400px-Fishbed_operatorsTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Các nước hiện còn sử dụng MiG-21 màu đỏ sáng, không còn sử dụng màu đỏ tối




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-21_Bulgarian_Air_ForceTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 Bulgaria tại Căn cứ không quân Graf Ignatievo. Trong một cuộc tập chung với Hoa Kỳ.




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG_21-Bis_Croatian_air_forceTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 UMD Không quân Croatia




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mikoyan_Gurevich_MiG-21U_Cavanaugh_Flight_Museum-2007-06-30Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21U sơn cờ Việt Nam bảo tàng bay Cavanaugh




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-RViPVO_SFRJ_MiG21MFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-21 bắn rocket





Xem thêm: Chengdu J-7




[sửa] Các nước vẫn còn sử dụng



  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Angola.svg Angola: 25 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Armenia.svg Armenia: MiG-21 vẫn đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Azerbaijan.svg Azerbaijan: 3 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bangladesh.svg Bangladesh: Chengdu J-7
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bulgaria_%28bordered%29.svg Bulgaria:
    Từ năm 1963 đến năm 1990, Bulgaria có : 12 MiG-21F-13, 12 MiG-21PF, 20
    MiG-21PFM, 6 MiG-21R, 15 MiG-21M, 20 MiG-21MF, 72 MiG-21bis (đang hoạt
    động), 1 MiG-21U, 5 MiG-21US và 33 MiG-21UM (đang hoạt đ). [4]
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Cambodia.svg Campuchia: 4 MiG-21 không đủ kinh phí hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Croatia.svg Croatia: 12- 24 MiG-21bisD/UMD đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Cuba.svg Cuba:
    Từ năm 1962 đến năm 1983, Cuba mua 270 MiG-21 gồm các phiên bản:
    MiG-21F-13, MiG-21PF, MiG-21PFM, MiG-21PFMA, MiG-21U, MiG-21UM,
    MiG-21MF, MiG-21R và MiG-21bis. 160 chiếc hiện đang hoạt động, bao gồm:
    90 MiG-21bis, 60 MiG-21MF và 10 MiG-21UM.[5].
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Egypt.svg Ai Cập: 62 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ethiopia.svg Ethiopia: 18 Mig-21bis, 3 Mig-21U đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Guinea.svg Guinée:
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Ấn Độ: 128 MiG-21Bis và MiG-21MF đang hoạt động, sắp bị thay thế.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iran.svg Iran: MiG-21 vẫn đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Laos.svg Lào: MiG-21 hoạt động hạn chế.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Libya.svg Libya: 25 MiG-21 đang hoạt động, mua từ Liên Xô.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Madagascar_%28bordered%29.svg Madagascar: MiG-21 hoạt động hạn chế.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Mongolia.svg Mông Cổ: 8 MiG-21 hoạt động hạn chế.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Mozambique.svg Mozambique: MiG-21 vẫn đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Pakistan_%28bordered%29.svg Pakistan: 234 Chengdu J-7 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Nigeria.svg Nigeria: 32 MiG-21 hoạt động hạn chế.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_North_Korea.svg Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 150 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Romania.svg Romania: 48 MiG-21 hiện đang hoạt động, sẽ ngừng hoạt động vào năm 2011, khi những máy bay chiến đấu mới như Eurofighter hoặc Gripen được mua.[9]
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Serbia_%28bordered%29.svg Serbia: 23 (MiG-21 Bis), 6 (MiG-21 UM) nhưng chỉ 4 chiếc bay đều đặn.[10][11]
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Sudan.svg Sudan: 10 Chengdu J-7 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Syria: 176 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Turkmenistan.svg Turkmenistan: MiG-21 vẫn đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Vietnam.svg Việt Nam: 250 MiG-21 đang hoạt động.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Yemen.svg Yemen: 16 MiG-21 đang hoạt động.

[sửa] Các nước không còn sử dụng



  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Afghanistan.svg Afghanistan: 166 chiếc, bao gồm 70 MiG-21MF, 40 MiG-21F-13, và khoảng 50 MiG-21bis, đựoc trang bị cho Không quân Afghan. Kiểu F-13 được chuyển gia vào năm 1965, trong khi các kiểu còn lại được chuyển giao đến năm 1980. Không còn hoạt động.[12]
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bangladesh.svg Bangladesh: Sử dụng 1 phi đội MiG-21 năm 1973. Tất cả đã ngừng hoạt động, hiện sử dụng Chengdu J-7.[6]
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg Algérie
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Belarus.svg Belarus
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Burkina_Faso.svg Burkina Faso
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Republic_of_the_Congo.svg Congo
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic_%28bordered%29.svg Tiệp Khắc:
    Chuyển cho Séc và Slovakia. Rất nhiều phiên bản: F-13 (do Liên Xô và
    Tiệp Khắc chế tạo), PF, PFM, R, MA, MF và U, US và UM 2 chỗ. Chưa bao
    giờ sử dụng phiên bản Bis.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic_%28bordered%29.svg Cộng hòa Séc: MF được nâng cấp thành tiêu chuẩn MFN NATO. Không còn sử dụng, không quân Séc hiện sử dụng JAS39 Gripen.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_East_Germany.svg Đông Đức
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ethiopia.svg Ethiopia: Đã bị thay thế bởi những chiếc Su-27.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Finland_%28bordered%29.svg Phần Lan:
    Tiêm kích: MiG-21bis Fishbed-N (26; 1977-1998), MiG-21F-13 Fishbed-C
    (22; 1963-1986), Huấn luyện: MiG-21UM Mongol-B (2; 1974-1998), MiG-21US
    Mongol-B (2; 1981-1997), MiG-21UTI Mongol-A (2; 1965-1997)
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Guinea-Bissau.svg Guinea-Bissau
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Hungary.svg Hungary: Khoảng 300 chiếc từ 1962 đến 2001 (MiG-21MF hoạt động hạn chế năm 1996)
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Indonesia_%28bordered%29.svg Indonesia: Có được những chiếc MiG-21 vào năm 1961 và sử dụng trong Chiến dịch TRIKORA năm 1962 tại Tây New Guinea (hiện nay là PapuaPapua Barat). Hoạt động hạn chế năm 1969 và ngừng hoạt động năm 1970.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iraq.svg Iraq: Hầu hết bị phá hủy hoặc bị loại bỏ.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg Kazakhstan
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kyrgyzstan.svg Kyrgyzstan
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Mali.svg Mali
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_North_Yemen.svg Bắc Yemen: MiG-21 chuyển cho Yemen.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Poland.svg Ba Lan: 581 MiG-21 gồm nhiều phiên bản (F-13, PF, PFM, M, R, MF, bis, U, US, và UM) được mua trong giai đoạn 1961-1980, ngừng hoạt động năm 2003.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Nga
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Slovakia_%28bordered%29.svg Slovakia
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Tajikistan.svg Tajikistan
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên Xô: MiG-21 chuyển cho các nước cộng hòa.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Uganda.svg Uganda
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg Ukraina
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_SFR_Yugoslavia.svg Nam Tư: 264 MiG-21 thuộc 9 phiên bản (F-13, PF, PFM, M, MF, R, bis, US, UM) chuyển cho các nước cộng hòa: Cộng hòa Liên bang Nam Tư.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_FR_Yugoslavia.svg Nam Tư: Không quân Cộng hòa Liên bang Nam Tư / Serbia và Montenegro có 3 phi đội MiG-21, nhưng chỉ 1 phi đội còn tồn tại sau Chiến tranh Kosovo. Phi đội này chuyển cho: Serbia.
  • Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Zambia.svg Zambia

[sửa] Hoạt động dân sự


Một số máy bay hiện đang thuộc các bộ sưu tập sở hữu tư nhân. Những
người buôn máy bay tại Mỹ thậm chí còn nhập khẩu nguyên những chiếc
MiG-21, MiG-15MiG-17 từ Nga và các quốc gia khác và bán cho những người sưu tập với giá khoảng 20.000 USD.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật (Mikoyan-Gurevich MiG-21bis)

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-MiG-21_FISHBED_%28MIKOYAN-GUREVICH%29
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mig_21

[sửa] Thông số riêng



  • Đội bay: 1
  • Chiều dài: 15.76 m (51 ft 8 in)
  • Sải cánh: 7.15 m (23 ft 5 in)
  • Chiều cao: 4.12 m (13 ft 6 in)
  • Diện tích: 23 m² (247.5 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 5.350 kg (11.800 lb)
  • Trọng lượng cất cánh:8.726 kg (19.200 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 9.660 kg (21.300 lb)
  • Động cơ (phản lực): Tumansky R-25-300
  • Kiểu phản lực: đốt nhiên liệu lần hai phản lực turbin
  • Số lượng động cơ: 1
  • Công suất 70 kN (15.700 lbf)

[sửa] Hiệu suất bay



  • Tốc độ tối đa: 2500 km/h (694,44 m/s)(March 2)
  • Tầm hoạt động: 450-500 km (280-310 mi)
  • Trần bay: 19.000 m (62.300 ft)
  • Tốc độ lên cao: 225 m/s (23.600 ft/min)
  • Lực nâng của cánh: 379 kg/m² (77.8 lb/ft²)
  • Lực đẩy/trọng lượng: 0.82

[sửa] Vũ khí



  • Một pháo GSh-23 23 mm trục tâm hai nòng (các biến thể PFM,MF,SMT & BIS) hay một súng NR-30 một nòng (F-13)
  • Lên tới 2.000 kg (4.400 lb) các loại vũ khí không đối không và không
    đối đất treo tại hai hay bốn mấu cứng bên dưới cánh tùy theo từng biến
    thể. Những chiếc đầu tiên mang hai tên lửa Vympel K-13
    AA dưới cánh. Những mẫu sau này mang hai K-13 và hai thùng nhiên liệu
    dưới cánh hay bốn tên lửa hồng ngoại dẫn đường bằng radar K-13. Tên lửa Molniya R-60
    cũng được trang bị cho nhiều mẫu khác. Đa số các máy bay mang một thùng
    dầu phụ 450 L (119 US gal) ở giữa thân. Các mẫu phát triển MiG-21-93
    cho phép mang tên lửa R-77.
  • Pháo GSh-23 được lắp ở dưới bụng máy bay phía trên giá treo thùng
    phụ bụng,một băng đạn pháo có 240 viên đạn,chỉ khi bay càng được thu lên
    khi đó mới bắn được (loại đạn 23mm). Hiện nay khi bay, máy bay chỉ mang
    thùng phụ bụng với dung tích 800lits (chứ không mang thùng phụ bụng 450
    lít). Ngoài mang loại tên lửa R-60 còn có P-13M...


Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:50 pm

Mikoyan-Gurevich MiG-23











(đổi hướng từ MiG-23)






MiG-23KiểuHãng sản xuất
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mikoyan-Gurevich_MiG-23MLD_Flogger_K_USAF

MiG-23MLD Không quân Xô Viết
Máy bay tiêm kích/cường kích
Mikoyan-Gurevich OKB
Chuyến bay đầu tiên10 tháng 6-1967
Được giới thiệu1970
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Không quân Xô viết
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Không quân Ấn Độ
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Không quân Nga
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Libya.svg Không quân Libya
Được chế tạo1967-1985
Số lượng được sản xuất5.047
Chi phí máy bay3.6 đến 6.6 triệu USD tùy khách hàng
Những phương án tương tựMikoyan MiG-27
Mikoyan-Gurevich MiG-23 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-23; tên ký hiệu của NATO: "Flogger") là một loại máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô, và được coi là máy bay "thế hệ thứ ba" cùng với MiG-25 "Foxbat". Đây là máy bay tiêm kích đầu tiên của Liên Xô trang bị radar
look-down/shoot-down (radar có khả năng phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm
bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar) và tên lửa ngoài tầm nhìn,
và đây cũng là máy bay tiêm kích đầu tiên của MiG được sản xuất với khe
hút khi nằm bên cạnh thân máy bay. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 1970 và đã có 5.047 chiếc được chế tạo. Ngày nay MiG-23 vẫn tiếp tục hoạt động hạn chế trong lực lượng không quân một số quốc gia. MiG-27 'Flogger-D/-J' cũng được phát triển từ MiG-23.
Thiết kế và phát triển

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MIG_23_BourgetTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23 tại bảo tàng Le Bourget





MiG-21
(tên ký hiệu của NATO 'Fishbed'), là loại máy bay tiêm kích phát triển
trước MiG-23, đây là loại máy bay nhanh nhẹn và chắc chắn, nhưng MiG-21
bị giới hạn trong khả năng hoạt động vì radar yếu, tầm hoạt động ngắn và mang được ít vũ khí (không mang được nhiều tên lửa không đối không).
MiG-23 là một máy bay hạng nặng, được thiết kế với nhiều máy móc mạnh
hơn để khắc phục những khuyết điểm trên MiG-21, và vượt trội so với loại
F-4 Phantom
của phương Tây. Loại máy bay chiến đấu mới này có những nét mới hoàn
toàn mà chưa có loại máy bay nào có vào thời điểm ấy, nó có hệ thống cảm
biến mới S-23 và hệ thống vũ khí có thể bắn và điều khiển tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR).
Mối tâm chính đến bản thiết kế của MiG-23 là khả năng cất hạ cánh. Những máy bay phản lực của Liên Xô lúc đó cần đường băng rất dài, cùng với tầm bay và thao tác phối hợp chiến thuật hạn chế. Không quân Xô viết
đòi hỏi loại máy bay mới phải hoạt động được trên đường băng ngắn hơn,
có tốc độ bay thấp và khả năng điều khiển tốt hơn MiG-21. Mikoyan
đã xem xét đến 2 lựa chọn: máy bay có trang bị thêm vòi xả tạo lực nâng
bổ sung, và cánh có thể thay đổi hình dạng, được phát triển bởi TsAGI.
Nguyên mẫu đầu tiên gọi là "23-01" nhưng được biết đến với cái tên MiG-23PD, nguyên mẫu này có cánh tam giác giống như MiG-21
nhưng có thêm hai vòi nâng trong thân. Tuy nhiên nó bộc lộ những khiếm
khuyết về hình dạng, và những trọng lượng vòi nâng trở thành vô ích khi
đã ở trên không. Nguyên mẫu thứ 2 là "23-11", lắp cánh thay đổi
được hình dạng (cánh cụp cánh xòe) có thể xoay góc 16°,45° và 72°, và nó
thể hiện kết quả khá tốt. Chuyến bay lần đầu tiên của 23-11 vào ngày 10
tháng 6-1967, , và 3 nguyên mẫu nữa đã được thiết kế cho những chuyến
bay và thử nghiệm sau đó. Tất cả các mẫu đều được lắp động cơ Tumansky R-27-300 với lực đẩy 7850 kg. Sau những thử nghiệm, MiG-23 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 12-1967.
F-111 General DynamicsMcDonnell Douglas F-4 của Hoa Kỳ
đã có ảnh hưởng đến thiết kế của MiG-23. Tuy nhiên người Nga muốn có
một máy bay tiêm kích nhẹ hơn và đã thiết kế MiG-23 chỉ có một động cơ
để đạt độ nhanh nhẹn tối đa. Cả F-111 và MiG-23 đều được thiết kế như
máy bay tiêm kích, nhưng vì trọng lượng quá nặng của F-111 nên nó không
bao giữ vai trò tiêm kích, thay vào đó nó trở thành máy bay ném bom
chiến thuật. Ngược lại MiG-23 lại có những thông số bay phù hợp để hạ
gục máy bay kẻ thù trong những trận hỗn chiến trên không.
Không quân Hoa Kỳ cũng có một số lượng nhỏ MiG-23, nó được biết đến với cái tên YF-113G cho thử nghiệm đánh giá máy bay và đóng vai kẻ địch cho công tác huấn luyện các phi công từ năm 1977 đến năm 1988 trong một trương trình có mật danh "Constant Peg".[1]
[sửa] Thế hệ đầu tiên của MiG-23


[sửa] Flogger-A

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig-23sTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23S






  • Ye-231 là nguyên mẫu đầu tiên được chế tạo cho thử nghiệm, và
    nó thiếu gờ răng cưa ở cánh, chi tiết này sau đó đã xuất hiện trên tất
    cả các kiểu MiG-23/-27. Mẫu thử nghiệm này là cơ sở cho các mẫu máy bay
    MiG-23/27 và Sukhoi Su-24, nhưng Su-24 có những sửa đổi lớn từ kinh nghiệm của mẫu Ye-231 so với MiG-23/27.
  • MiG-23 là mẫu tiền sản xuất, nó thiếu những giá treo vũ khi
    trên cánh, những giá treo này được thiết kế trên những phiên bản sản
    xuất sau này, nó được vũ trang bằng súng. Gờ răng cưa ở cánh đã xuất
    hiện trên mẫu này. Mẫu này đã thể hiện rõ ranh giới giữa MiG-23/MiG-27
    và Su-24 so với mẫu đầu tiên Ye-231.
  • MiG-23S là biến thể đầu tiên được sản xuất. Có khoảng 60
    chiếc được sản xuất giữa 1969-1970. Nó được sử dụng cho cả 2 nhiệm vụ
    thử nhiệm bay và hoạt động. MiG-23S được lắp động cơ phản lực cải tiến
    R-27F2-300 với lực đẩy tối đa là 9980 kg, vì radar Sapfir-23 bị trì hoãn
    lắp đặt, nên máy bay được trang bị hệ thống điều khiển vũ khí S-21 với
    rada RP-22SM, về cơ bản hệ thống vũ khí giống MiG-21MF/bis.
    2 súng 23 mm GSh-23L với 200 viên đạn dưới thân máy bay. Nó chưa bao
    giờ được đưa vào chiến đấu do gặp một số vấn đề với hệ thống cánh.
  • MiG-23SM Là mẫu tiền sản xuất thứ 2, nó còn được biết đến với tên MiG-23 Type 1971. Nó có nhiều thay đổi lớn so với MiG-23S: có hệ thống vũ khí S-23 hoàn thiện, radar Sapfir-23L với tên lửa BVR Vympel R-23R (NATO:
    AA-7 'Apex'). Nó còn được gắn động cơ cải tiến R-27F2M-300 (sau này có
    tên R-29-300) với lực đấy tối đa lên tới 12.000 kg. Loại cánh sửa đổi
    "mẫu số 2" tăng thêm diện tích cánh và có gờ răng cưa lớn hơn. Phần cánh
    nhỏ phía trước cánh chính bị loại bỏ và góc quét tăng thêm 2.5 độ. Vị
    trí cánh có thể thay đổi 18.5°, 47.5° và 74.5°. Bộ phận đuôi giữa thăng
    bằng được di chuyển về sau, và thùng nhiên liệu phụ được thêm vào phần
    sau thân máy bay, nó còn có một mẫu biến thể 2 chỗ. Có khoảng 80 chiếc
    được chế tạo. Tất cả những mẫu sau đều chứng tỏ được sự tin cậy so với
    những biến thể trước, nhưng loại rada Sapfir lại tỏ ra chưa chín muồi.

[sửa] Flogger-B



  • MiG-23M: biến thể này bay lần đầu vào tháng 6-1972. Nó là phiên bản đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn của loại MiG-23, và là máy bay tiêm kích đầu tiên của VVS
    có khả năng look-down/shoot-down (dù nó vẫn còn khả năng hạn chế). Cánh
    được làm nhẹ hơn nhưng vẫn chắc chắn. Động cơ R-29-300 (R-29A) đã được
    nâng cấp với lực đẩy là 12.500 kg. Phiên bản này cuối cùng cũng được sử
    dụng hệ thống cảm biến đồng bộ, hiện đại: rada cải tiến Sapfir-23D
    (NATO: 'High Lark'), một cảm biến hồng ngoại dò tìm theo dõi (IRST)
    TP-23 và một súng ngắm tự động ASP-23D. Rada "High Lark" có khả năng
    phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 45 km. Radar 'High Lark' không hẳn là
    một radar Doppler
    đúng nghĩa, nhưng thay thế dùng kỹ thuật "tách sóng đường bao" hiệu quả
    kém, tương tự như radar trên một số máy bay của phương Tây vào thập
    niên 1960.
  • MiG-23MF ("Flogger-B"): là phiên bản xuất khẩu của
    MiG-23M cho các nước thuộc khối hiệp ước Vác-xa-va, nhưng nó cũng còn
    được bán cho cả những nước khác. Trên thực tế nó có 2 phiên bản. Phiên
    bản thứ nhất được bán cho các nước trong khối Vác-xa-va, về bản chất nó
    giống với MiG-23M của Liên Xô, với một thay đổi nhỏ trong hệ thống phân
    biệt bạn hoặc thù (IFF) và trang bị hệ thống truyền thông tin cao cấp
    hơn. Phiên bản thứ 2 được bán cho các nước ở ngoài khối hiệp ước
    Vác-xa-va, phiên bản này có một sự khác biệt về hệ thống IFF, hệ thống
    liên lạc (vẫn truyền thông tin theo cách thông thường với hệ thống
    truyền dữ liệu kết nối), sử dụng rada cũ hơn, thiếu hệ thống đối phó
    điện tử (ECCM). MiG-23MF được ưa chuộng hơn phiên bản MiG-23MS và có một
    số lượng lớn được xuất khẩu, đặc biệt là ở Trung Đông.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MIG_23_MF_Poland_0012Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23MF





Hệ thống tia hồng ngoại có thể dò tìm mục tiêu trong khoảng 30 km để
phát hiện máy bay ném bom, nhưng nó lại không nổi trội về phát hiện mục
tiêu là có kích thước của máy bay tiêm kích. Nó được trang bị hệ thống
truyền dữ liệu Lasur-SMA. Trang bị vũ khí tiêu chuẩn gồm có 2 tên lửa
dẫn đường bằng rada hoặc tia hồng ngoại Vympel R-23 BVR (NATO: AA-7 'Apex') và 2 tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại tầm ngắn Molniya R-60
(NATO: AA-8 'Aphid'). Sau năm 1974, thêm 2 giá lắp tên lửa R-60 được
thêm vào, nâng tổng số tên lửa R-60 lên thành 4 quả. Bom, rocket và tên
lửa được trang bị cho vai trò cường kích. Sau đó nó còn được cải tiến để
thêm vào loại tên lửa không đối đất dẫn đường bằng sóng vô tuyến Zvezda Kh-23
(NATO: AS-7 'Kerry'). Nhiều chiếc MiG-23 của Liên Xô còn được cải tiến
để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật. Khoảng 1.300 chiếc MiG-23M và
MiG-23MF đã được sản xuất cho không quân Xô viếtQuân chủng phòng không Liên Xô (PVO Strany) giữa những năm 1972-1978. Nó đóng vai trò là loại máy bay chiến đấu quan trọng trong giữa những năm 1970.
[sửa] Flogger-C



  • MiG-23U: là biến thể 2 chỗ dành cho huấn luyện. Nó là lọai
    cải tiến từ MiG-23S, nhưng được làm dài buồng lái với một chỗ nữa cho
    phi công huấn luyện. Thùng xăng phía trước được thay thế để có thêm chỗ
    trong buồng lái, thay vào đó, một thùng xăng mới được gắn vào sau thân
    máy bay. MiG-23U có hệ thống cũ khí S-21, mặc dù rada vẫn là loại cũ. So
    với loại MiG-23M thì cánh và động cơ đều được cải tiến. Việc sản xuất
    bắt đầu ở Irkutsk năm 1971 và cuối cùng MiG-23U được cải tiến thành MiG-23UB.
  • MiG-23UB: nó rất giống với MiG-23U, nhưng động cơ R-29 đã
    được thay thế cho R-27 của MiG-23U. Việc sản xuất diễn ra cho đến trước
    năm 1985 (cho phiên bản xuất khẩu). Tổng cộng có 769 chiếc được sản
    xuất, bao gồm cả những mẫu cải tiến từ MiG-23U

[sửa] Flogger-E

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig23MSTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23MS






  • MiG-23MP: nó khá giống với MiG-23MS, nhưng chỉ sản xuất vài
    chiếc và không bao giờ xuất khẩu. Nó thực sự là khuôn mẫu của MiG-23MS
    ngoại trừ thêm vào chất điện môi trên giá đỡ vũ khí, nó liên kết với
    phiên bản cường kích làm cho sức mạnh của mẫu MiG-23MP tăng lên.
  • MiG-23MS: nó là phiên bản xuất khẩu, nó được cải tiến từ loại
    MiG-23M để bán cho các nước thuộc thế giới thứ 3. Nó khác với MiG-23M
    về một số mặt, nhưng có hệ thống vũ khí tiêu chuẩn S-21, với một rada
    RP-22SM (NATO: 'Jay Bird'), và hệ thống IRST (cảm biến hồng ngoại dò tìm
    theo dõi). Phiên bản này sử dụng tên lửa không đối không R-3S (NATO: AA-2a 'Atoll'), R-60 (NATO: AA-8 'Aphid') điều khiển bằng sóng vô tuyến và tên lửa R-3R
    NATO: AA-2d 'Atoll') được dẫn đường từ rada mặt đất bán chủ động,
    MiG-23MS không có khả năng tấn công BVR (ngoài tầm nhìn). Hệ thống điện
    tử áp dụng trên máy bay rất cơ bản. Phiên bản này được sản xuất giữa
    những năm 1973-1978 và được xuất khẩu phần lớn đến Bắc Phi và Trung
    Đông.

[sửa] Thế hệ thứ 2 của MiG-23


[sửa] Flogger-G

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23ML_332Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23ML






  • MiG-23P: đây là một phiên bản chuyên không chiến đánh chặn được phát triển cho PVO Strany.
    Nó có khung và động cơ giống với MiG-23ML, nhưng bộ phận thăng bằng
    được làm ngắn bớt so với những phiên bản khác. Hệ thống điện tử đồng bộ
    được cải tiến nhằm đáp ứng những đòi hỏi của PVO và thực hiện nhiệm vụ.
    Rada là loại cải tiến Sapfir-23P, nó có thể sử dụng kết hợp với hệ thống
    súng tự động ngắm trên máy bay để có khả năng look-down/shoot-down tốt
    nhất trong các cuộc không chiến khi mà sự đe dọa ngày càng tăng từ các
    loại vũ khí bay thấp như các loại tên lửa hành trình hiện đại. Hệ thống IRST
    không được gắn vào phiên bản này. Hệ thống lái tự động bao gồm cả một
    loại máy tính điện tử mới, được kết nối với hệ thống truyền dữ liệu
    Lasur-M. Nó còn được nhận được thông tin từ những trạm điều khiển mặt
    đất để đánh chặn mục tiêu một cách nhanh nhất; mọi phi công có thể điều
    khiển dễ dàng động cơ và vũ khí. MiG-23P là máy bay đánh chặn với số
    lượng lớn phục vụ trong PVO những năm 1980. Khoảng 500 chiếc đã được sản
    xuất giữa những năm 1978-1981. MiG-23P không được xuất khẩu, và chỉ
    hoạt động trong biên chế của PVO.
  • MiG-23bis: nó giống với MiG-23P nhưng hệ thống IRST đã được
    sử dụng trên phiên bản này và màn hình hiện thị radar cồng kềnh đã được
    loại bỏ, vì mọi thông tin cung cấp được hiển thị trên màn hình trước mặt
    phi công(HUD).


  • MiG-23ML: đây là phiên bản Flogger đầu có ý định sử
    dụng tên lửa tấn công tốc độ cao. Phiên bản sản xuất đầu tiên có hiện
    tượng rạn nứt dưới giá đỡ vũ khí. Khả năng thao diễn của phiên bản này
    cũng bị chỉ trích. Kết quả lớn nhất từ loại MiG-23ML (L - trọng lượng
    nhẹ) là khung máy bay đã được hoàn thiện, và nó là cơ sở của những loại
    máy bay mới sau này. Trọng lượng rỗng của máy bay giảm xuống 1250 kg, vì
    bỏ bớt đi thùng nhiên liệu phụ trong thân máy bay. Bộ phận hạ cánh được
    thiết kế lại. Khung máy bay chịu được gia tốc trọng trường tối đa là
    8.5 g, so với 8 g của phiên bản MiG-23M/MF 'Flogger-B'. Động cơ mới
    R-35F-300 cung cấp lực đẩy là 8550 kg và 13.000 kg với nhiên liệu phụ.
    Hệ thống điện tử cải tiến đã góp phần nâng cao hiệu suất của máy bay. Hệ
    thống tiêu chuẩn S-23ML gồm cả rada Sapfir-23ML và hệ thống TP-23ML
    IRST. Rada mới đáng tin cậy và nó có thể dò tìm mục tiêu trong phạm vi
    65 km. Radio mới và hệ thống đường truyền dữ liệu mới được lắp đặt.
    Phiên bản này bay lần đầu vào năm 1976 và bắt đầu sản xuất năm 1978.
  • MiG-23MLA: đâu là biến thể được sản xuất sau của dòng "ML"
    được ký hiệu là "MLA". Về dáng vẻ bên ngoài thì MLA giống hệt ML. Bên
    trong, MLA được gắn hệ thống radar đối phó điện tử EMC, nó vừa có thể
    thăm dò mặt đất và gây nhiễu đối với rada của đối phương. Nó có hệ thống
    hiển thị ngắm bắn mới ASP-17ML HUD, và tên lửa cải tiến Vympel R-24R/T. Giữa những năm 1978-1982, khoảng 1100 chiếc ML/MLA đã được sản xuất cho không quân Xô viết
    và xuất khẩu. MiG-23MF nó có sự khác biệt với phiên bản MiG-23ML để
    xuất khẩu: MiG-23MF được xuất khẩu cho những nước trong khối hiệp ước
    Vác-xa-va, còn MiG-23ML sử dụng rada phiên bản cũ để xuất khẩu cho những
    nước đồng minh của Liên Xô thuộc thế giới thứ 3.

[sửa] Flogger-K

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig-23_2Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23MLD






  • MiG-23MLD: MiG-23MLD là phiên bản tiêm kích cuối cùng của
    MiG-23. Điểm chính trong việc nâng cấp là cải thiện khả năng cơ động,
    linh hoạt, đặc biệt là khả năng tấn công với góc tấn
    lớn (AoA). Hệ thống lái được cải thiện tăng khả năng điều khiển và an
    toàn hơn trong tấn công với tốc độ cao. Sự cải tiến quan trọng nhất là
    hệ thống điện tử được lắp đặt trên máy bay: Sapfir-23MLA-II có những
    thay đổi vượt bậc trong phát hiện, bắn hạ và chiến đấu trong khoảng
    không hẹp. Radar cảnh báo từ xa SPO-15L, hệ thống gây nhiễu bằng các
    mảnh kim loại và bắn pháo hiệu được lắp đặt. Đặc biệt là loại tên lửa
    tầm ngắn mới và hiệu quả Vympel R-73
    (NATO: AA-11 'Archer') đã được trang bị. Không có một chiếc "MLD" nào
    được cung cấp cho VVS, vì đã có loại máy bay hiện đại hơn là MiG-29
    được bắt đầu sản xuất. Thay vì sản xuất loại MiG-23MLD, thì những chiếc
    ML/MLA đã được nâng cấp lên thành loại MLD. Khoảng 560 chiếc đã được
    nâng cấp giữa những năm 1982-1985. Cũng giống như những phiên bản ban
    đầu của MiG-23, 2 phiên bản xuất khẩu riêng đã được giới thiệu. Không
    giống như kiểu của Liên Xô, chúng là những máy bay được chế tạo mới, dù
    hình dáng khí động học không được cải tiến như những chiếc 'MLD' của
    Liên Xô; 16 chiếc đã được giao cho Bulgaria, và 50 chiếc cho Syria.
    Đây là những chiếc tiêm kích MiG-23 một chỗ cuối cùng được chế tạo và
    là mẫu cuối cùng được trước khi dây chuyền sản xuất đóng cửa vào tháng
    12-1984.

[sửa] Phiên bản cường kích


[sửa] Flogger-F



  • MiG-23B: Một đòi hỏi về một loại máy bay vừa có thể làm nhiệm
    vụ tiêm kích vừa có thể ném bom đã được đưa ra vào cuối những năm 1960,
    MiG-23 ra đời đã được lựa chọn là mẫu thích hợp nhất để tiến hành thử
    nghiệm đòi hỏi trên. Mẫu đầu tiên của dự án có ký hiệu là "32-34", nó bay thử lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 8-1970.
    MiG-23B đã được thiết kế lại phần khung máy bay phía trước, nhưng nó
    lại có những bộ phận khác giống với MiG-23S. Ghế ngồi của phi công được
    cải tiến để tăng tầm nhìn, kính chắn được thay bằng loại kính chống đạn.
    Phần mũi được làm nhọn và có hình nón. Phiên bản này không có rada,
    thay vào đó là hệ thống ngắm bắn tấn công mặt đất Sokol-23, nó tương tự
    như một máy tính vật lý, hệ thống đo khoảng cách bằng tia lade và bom
    định hướng PBK-3. Hệ thống lái đồng bộ và lái tự động đã được cải tiến
    nhằm tăng khẳ năng chính xác khi thả bom. Phiên bản này giữ lại súng
    GSh-23L, và giá treo vũ khí tăng thêm tối đa trọng tải 3000 kg. Khả năng
    sống sót được bảo đảm bằng việc cải tiến với hệ thống tác chiến điện tử
    và khí trơ trong thùng nhiên liệu nhằm ngăn ngừa cháy nổ. Nguyên mẫu
    đầu tiên có kiểu cánh của MiG-23S, nhưng đến những mẫu sau thì được lắp
    loại cánh lớn hơn có tên "type 2". Quan trọng nhất là động cơ phản lực
    AL-21F-3 với lực đẩy cực đại lên tới 11.500 kg thay thế cho phiên bản
    động cơ R-29. Việc sản xuất phiên bản này được giới hạn, do động cơ
    AL-21 được ưu tiên cung cấp cho sản xuất Sukhoi Su-17Sukhoi Su-24.
    Ngoài ra, động cơ này không được xuất khẩu vào thời điểm đó. Chỉ có 3
    mẫu MiG-23B và 24 chiếc được sản xuất trong năm 1971-1972.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mikojan-Gurewitsch_MiG_23_BN_vTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23BN






  • MiG-23BN: đây là phiên bản cuối cùng trong biến thể tiêm
    kích-bom. Nó khá giống với MiG-23B, nhưng sử dụng động cơ R-29-300 giống
    với những phiên bản tiêm kích Flogger khác. Nó được lắp mẫu cánh "type
    3". Nó cũng có một số thay đổi nhỏ không quan trọng trong hệ thống điện
    tử và vũ khí trang bị, và một số thay đổi là làm tăng thời gian bay lâu
    hơn. Phiên bản này đã tỏ ra ưu việt và khá phổ biến, nó được xuất khẩu
    rộng rãi. Như thường lệ, phiên bản yếu hơn cũng được chế tạo để bán cho
    các khách hàng ở Thế giới thứ ba. Việc sản xuất bắt đầu vào năm 1973 cho
    đến năm 1985, với 624 chiếc đã được chế tạo. Phần lớn trong đó được
    xuất khẩu, chỉ một số ít được phục vụ trong không quân Liên Xô.

[sửa] Flogger-H



  • MiG-23BK: phiên bản này giống với MiG-23BN. Nó chỉ được xuất
    khẩu cho các nước trong khối Vác-xa-va. Phiên bản này được lắp rada cảnh
    báo từ xa, hệ thống lái PrNK-23 và tấn công.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23PrototypTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Nguyên mẫu MiG-23






  • MiG-23BM: đây là MiG-23BK cải tiến, với hệ thống PrNK-23M
    thay thế cho PrNK-23, và hệ thống máy tính digital thay thế cho máy tính
    analog.
  • MiG-23BM thí nghiệm: phiên bản này tập hợp toàn bộ những ưu
    việt của những phiên bản trước cho một chiếc máy bay tấn công. Sau đó nó
    được thiết kế lại và thiết kế cuối cùng có tên gọi Mikoyan-Gurevich MiG-27
    (NATO: 'Flogger-D') nó được coi là một loại máy bay tách riêng khi đi
    vào hoạt động. MiG-23BM thí nghiệm được coi là người tiền nhiệm của
    MiG-27. Nó không giống với mẫu MiG-23BM và những phiên bản MiG-23 khác.

[sửa] Các phiên bản trong đề án và nâng cấp

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23 không quân Ukraina






  • MiG-23R là một phiên bản trinh sát trong đề án; nhưng nó không bao giờ được hoàn thành.
  • MiG-23MLGD, MLGMLS là những phiên bản chiến
    đấu cải tiến cao cấp hơn với rada và hệ thống tác chiến điện tử mới,
    đến chừng mực nào đó thì những phiên bản này khá giống với MiG-29. Chúng bị lãng quên khi người ta dành sự ưu tiên cho chương trình MiG-29.
  • MiG-23K là một phiên bản cho tàu sân bay được cải tiến từ MiG-23ML.
  • MiG-23A là phiên bản đa chức năng phát triển từ MiG-23K. Đã có kế hoạch phát triển MiG-23A thành 3 biến thể khác nhau: MiG-23AI, MiG-23ABMiG-23AR.
    MiG-23AI là máy bay chiến đấu, MiG-23AB là biến thể tấn công và
    MiG-23AR là biến thể trinh sát. Tuy nhiên, chúng đã không được hoàn
    thành do những phiên bản MiG-23K và MiG-23A đã bị hủy bỏ.

Ngoài ra còn có phiên bản MiG-23 khác là MiG-23MLK, phiên bản này định sử dụng 2 động cơ mới R-33 hay 1 động cơ R-100, và MiG-23MD về cơ bản là MiG-23M với hệ thống rada Saphir-23MLA-2. MiG-23ML-1
là một phiên bản khác với những lựa chọn khác nhau về động cơ; nó được
chọn sử dụng một động cơ là loại R-100 hoặc R-69F, nếu dùng 2 động cơ
thì sẽ sử dụng 2 động cơ loại R-33. Nó có kế hoạch trang bị loại tên lửa
không đối không mới loại R-146.
Vào cuối những năm 1990, Cục thiết kế Mikoyan, tiếp theo sau sự thành công của phiên bản cải tiến MiG-21, đã đưa ra phiên bản cải tiến MiG-23-98
được đánh giá khá thành công với một radar mới, hệ thống phòng thủ đồng
bộ, hệ thống điện tử mới, cải tiến buồng lái, hệ thống ngắm bắn mới, và
nâng cấp để MiG-23 có thể mang được tên lửa đời mới Vympel R-27 (NATO: AA-10 'Alamo') và Vympel R-77
(NATO: AA-12 'Adder'). Giá thành mỗi chiếc được nâng cấp khoảng 1 triệu
USD. Sau đó có thêm một số cải tiến nữa được đưa ra là cải tiến loại
rada hiện đang trang bị là Sapfir-23 để có thể kết hợp với những loại
tên lửa mới và hệ thống điện tử. Khung máy bay cũng được gia cố kéo dài
tuổi thọ.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23-red12Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23 không quân Xô viết





Nhưng sau đó những cải tiến này chỉ giành được sự chú ý từ một số nước. Năm 2005, Angola
đã cải tiến rada Saphir trên những chiếc MiG-23ML; rada cải tiến cho
phép những chiếc MiG-23 của Angola có thể sử dụng những loại vũ khí
không đối không và không đối đất mới. Loại rada cải tiến này trông khá
giống với rada cải tiến trên phiên bản MiG-23-98-2. Năm 2006, Ấn Độ
đã chọn động cơ AL-21 để thay thế cho động cơ R-29B-300 cho những chiếc
MiG-23BN và MiG-27 thuộc các phi đội của không quân Ấn Độ. Loại động cơ
mới này là một cải tiến gần đây cho MiG-23 của Lyulka.
Tổng cộng có 5047 chiếc MiG-23 được sản xuất bao gồm phiên bản tiêm
kích, cường kích và huấn luyện (không kể đến MiG-27), trong đó có 3630
chiếc là phiên bản tiêm kích.
MiG-23 và Mikoyan-Gurevich MiG-25
là những máy bay phản lực đầu tiên thử nghiệm hệ thống cảnh báo trong
buồng lái, hệ thống này sử dụng giọng nói của phụ nữ thu âm sẵn trong bộ
nhớ, nó thông báo cho phi công biết các tham số chuyến bay. Giọng của
phụ nữ được chọn có đặc trưng là trong và dễ phân biệt giữa sự truyền
đạt thông tin từ mặt đất và từ các máy bay khác trong hệ thống truyền
tin, từ lâu giọng nam đã được lựa chọn để truyền thông tin từ mặt đất
trong Không quân Xô Viết. Sau này những máy bay của Phương Tây cũng áp
dụng hệ thống này, và nó trở thành hệ thống tiêu chuẩn cho các máy bay
phản lực trên toàn thế giới.
[sửa] Giá thành


MiG-23 có một thuận lợi để xuất khẩu là có giá thành khá rẻ vào những
năm 1980. Ví dụ, MiG-23MS có giá khoảng 3.6 - 6.6 triệu USD phụ thuộc
vào khách hàng. Trong khi đó một chiếc F-16 Fighting Falcon cùng thời điểm đó có giá 14 triệu USD, và đối thủ cạnh tranh chính của MiG-23 từ phương Tây là Kfir C2 có giá là 4.5 triệu USD.
[sửa] Vũ khí

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23_undersideTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Các loại vũ khi trang bị trên MiG-23





Vũ khí của MiG-23 phát triển theo các phiên bản mới được triển khai
và hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp. Những phiên bản ban đầu,
được trang bị với hệ thống điều khiển hỏa lực của MiG-21, hệ thống hạn chế không sử dụng những phiên bản mới của tên lửa R-3 (AA-2 'Atoll'). R-60 (AA-8 'Aphid') thay thế R-3 trong thập niên 1970, và từ phiên bản MiG-23M, tên lửa R-23/R-24 (AA-7 'Apex') đã được trang bị. Những chiếc Flogger thế hệ thứ 3 có khả năng bắn tên lửa R-73 (AA-11 'Archer') khi loại tên lửa này được trang bị, nhưng tên lửa không được xuất khẩu cho đến khi MiG-29
cũng được xuất khẩu. Hệ thống hiển thị trên mũ phi công kết hợp với
AA-11 'Archer' (R-73) được trang bị trên các phiên bản phụ thử nghiệm là
MiG-23MLD/MLDG, đây là những phiên bản chưa bao giờ được sản xuất như
đã lên kế hoạch trước đó. Lý do là phiên bản phụ MiG-23MLD đã mất sự ưu
tiên so với chương trình MiG-29 lúc đó, và phòng thiết kế Mikoyan quyết
định tập trung mọi nỗ lực của mình vào chương trình MiG-29 và tạm ngừng
những công việc xa hơn trên loại MiG-23. Tuy vậy, hệ thống hiển thị trên
mũ phi công hiện nay là một phần trong chương trình nâng cấp MiG-23-98.
Các báo cáo về MiG-23MLD có khả năng bắn tên lửa AA-10 'Alamo' (R-27) ngoài những kiểm tra thử nghiệm bắn của nó; tuy nhiên, có vẻ chỉ có những chiếc MiG-23-98 của Angola có khả năng làm việc đó. Một chiếc MiG-23 được sử dụng để kiểm tra và bắn các loại tên lửa không đối không AA-10, AA-11 và AA-12
trong khi diễn ra những cuộc thử nghiệm vũ khí và bay đầu tiên. Vũ khi
tấn công mặt đất bao gồm rocket 57 mm, bom công dụng chung có trọng
lượng lên tới 500 kg, súng, và tên lửa dẫn hướng bằng sóng vô tuyến
Kh-23 (AS-7 'Kerry'). Ngoài ra 4 thùng nhiên liệu phụ cũng được mang
thêm.
[sửa] Lịch sử hoạt động


Những sử gia hàng không của Phương Tây và Nga thường bất đồng về hồ
sơ chiến đấu của MiG-23, một phần vì sự thiên vị vì lợi ích của ngành
công nghiệp máy bay của mỗi quốc gia. Họ thông thường cũng chấp nhận
những tuyên bố đi cùng với những tầm nhìn chính trị tương ứng của họ,
thông thường nhiều báo cáo trái ngược, mẫu thuẫn được viết ra và được
cấp nhận bởi những sử gia của từng quốc gia. Có các bằng chứng bằng hình
ảnh đã được xuất bản chứng minh MiG-23 có cả những thất bại và chiến
thắng trong không chiến.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Gano_MiG-23bTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23





Chiếc MiG-23 đầu tiên được nhìn thấy trong không chiến là một phiên
bản xuất khẩu với nhiều hạn chế. MiG-23MS thiếu những hệ thống cơ bản
như radar cảnh báo. Ngoài ra, khi so sánh với MiG-21,
loại máy bay này có máy móc phức tạp và đắt hơn. Những phiên bản xuất
khẩu đầu cũng thiếu nhiều "kiểu dự đoán chiến tranh" trong những radar
của mình, khiến máy bay dễ bị tổn thương khi phòng chống với hệ thống
đối phó điện tử (ECM), mà Israel lại đặc biệt thành thạo. Israel tuyên bố trong giai đoạn 1982-1985, không máy bay nào của Israel bị mất do bị bắn hạ từ máy bay đối phương, chỉ có 5 chiếc bị tên lửa SAM của Syria
bắn hạ. Những báo cáo của Israel (phần lớn do các sử gia phương Tây xác
nhận) nói rằng trong thời kỳ khốc liệt của cuộc chiến từ 6 tháng 6 đến 11 năm 1982 trong cuộc chiến Lebanon, 85 máy bay của Syria đã bị bắn hạ trong không chiến[cần dẫn nguồn]. Ít nhất 30 chiếc là MiG-23[cần dẫn nguồn],
nhưng chủ yếu là phiên bản cường kích MiG-23BN, phiên bản này không
được thiết kế cho không chiến. Những báo cáo này tất nhiên có cả tuyên
truyền của Israel, chúng không được Syria cũng như Liên Xô và các sử gia
ngoài phương Tây công nhận.
Israel cũng tuyên bố những chiếc F-15 của họ đã bắn hạ 2 chiếc MiG-23ML vào năm 1985[cần dẫn nguồn].
Theo các sử gia Liên Xô/Nga, ngày 11 tháng 6 năm 1982, 2 phi công lái 2 chiếc MiG-23MS tên là Heyrat và Zabi đã bắn hạ 1 chiếc phản lực F-4 của Israel bằng 2 tên lửa AA-2 'Atolls'..[2]
Theo những nguồn tin của Liên Xô/Nga, thì người Syrian chỉ mất 6
chiếc MiG-23MF và 4 phiên bản xuất khẩu MiG-23MS trong suốt cuộc chiến
tháng 6 tại thung lũng Bekaa, và 14 chiếc MiG-23 thuộc phiên bản tấn
công mặt đất MiG-23BN cũng bị mất. Cũng trong thời gian đó thì những
chiếc MiG-23 của Syria đã hạ ít nhất là 5 chiếc F-16, 2 chiếc F-4E và 1 chiếc BQM-34 trinh sát không người lái.[3]
Vào ngày 7 tháng 6-1982,
3 chiếc MiG-23MF (phi công lái là Hallyak, Said, và Merza) tấn công một
nhóm F-16. Đại úy Merza đã phát hiện ra những chiếc F-16 ở khoảng cách
25km và đã bắn rơi 2 chiếc F-16 với tên lửa R-23 (AA-7 'Apex') (một
chiếc ở cách 9 km, chiếc còn lại trong khoảng 8 km) trước khi Merza bị
bắn hạ. Ngày 8 tháng 6-1982,
2 chiếc MiG-23MF khác lại gặp một nhóm F-16. MiG-23 đã phát hiện ra 1
chiếc F-16 từ 21 km và bắn hạ nó bằng tên lửa R-23 từ khoảng cách 7 km.
Và phi công Syrian lại bị bắn hạ bằng tên lửa AIM-9 Sidewinder từ chiếc F-16 khác. Ngày 9 tháng 6-1982,
2 chiếc MiG-23 phi công lái là Dib và Said, tấn công một nhóm F-16. Dib
đã bắn hạ một chiếc F-16 từ xa 6 km bằng tên lửa R-23, nhưng sau đó
cũng bị bắn hạ bằng tên lửa Sidewinder.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MIG-23-hatzerim-1Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23 trưng bày tại Israel





Những nguồn tin từ Liên Xô/Nga cho biết 3 chiếc F-15 và 1 chiếc F-4
bị bắn hạ trong tháng 10-1983 bằng những chiếc MiG-23ML mới và không
chiếc MiG-23 nào bị bắn hạ..[4] Nhưng những học giả phương Tây phủ nhận tin này và cho rằng đã có 2 chiếc MiG-23ML bị F-15 của Israeli bắn hạ.
MiG-23 cũng có mặt trong chiến tranh Iran-Iraq, nhưng kết quả không chiến khó xác định.
Vài chiếc MiG-23ML của CubaMirage F1 của Nam Phi đã chạm chán trong nội chiến Angola, một chiếc F1 đã bị bắn hạ bởi tên lửa R-60 (NATO: AA-8 'Aphid') từ một chiếc MiG-23ML của Cuba.
Những chiếc MiG-23MLD của Liên Xô và F-16 của Pakistan đã xung đột
một vài lần trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, 1 chiếc F-16 đã
bị hạ năm 1987 bởi MiG-23MLD. Nhưng Pakistan lại nhất quyết cho rằng
chiếc F-16 bị bắn hạ bởi chính những chiếc F-16 cùng phi đội. Một năm
sau, MiG-23MLD của Liên Xô dùng tên lửa R-24 (NATO: AA-7 'Apex') đã hạ 2
chiếc AH-1J Cobra của Iran khi xâm nhập vào không phận của Afghan. Vào ngày 21 tháng 6-1978, một chiếc MiG-23M của Lực lượng phòng không Xô viết do đại úy phi công V. Shkinder điều khiển đã bắn hạ 2 chiếc trực thăng CH-47 Chinook của Iran xâm phạm vào không phận Liên Xô, 1 chiếc bị hạ bởi 2 tên lửa R-60 và chiếc khác bị pháo trên máy bay bắn hạ.
2 chiếc MiG-23MS của Libya đã bị bắn hạ bởi những chiếc F-14
trong sự kiện Vịnh Sidra năm 1989. Trong suốt chiến tranh vùng vịnh,
những chiếc F-15 của không quân Mỹ đã hạ 8 chiếc MiG-23 của Iraq. Một số
nguồn của Nga công bố một chiếc F-16 của Mỹ đã bị bắn hạ bởi một chiếc
MiG-23 của Iraq trong chiến tranh.
[sửa] Phục vụ Liên Xô và Khối Warsaw

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23MFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23MF trưng bày tại bảo tàng Kbely, Prague, Cộng hòa Séc.





Vì hai khe hút khí lớn ở bên cạnh thân máy bay đã khiến máy bay có biệt danh "Cheburashka"
bởi một số phi công Liên Xô sau khi một nhân vật hoạt hình hư cấu của
Nga được vẽ với hai cái tai to. Biệt danh này sau này đã được dùng cho Antonov An-72/74,
mặc dù ngày nay tên gọi này cũng được dùng cho một số loại máy bay khác
có hình dáng bên ngoài tương tự nhân vật hoạt hình Cheburashka, bao gồm
cả A-10 Thunderbolt II của USAF.
Loại máy bay này không được sử dụng số lượng lớn trong các lực lượng
không quân thuộc khối Warsaw như hình dung trước đó. Khi những chiếc
MiG-23 được triển khai lần đầu, chúng được coi là một kiểu điển hình máy
bay của lực lượng không quân Đông Âu. Tuy nhiên, nhanh chóng sau đó những bất lợi trở nên hiển nhiên và MiG-23 đã không thay thế MiG-21
như dự định ban đầu. MiG-23 có một số khiếm khuyết, hạn chế khả năng
hoạt động và chi phí vận hành theo giờ cao hơn so với MiG-21. Không quân
khối Đông Âu sử dụng những chiếc MiG-23 để thay thế những chiếc MiG-17MiG-19.
Năm 1990, khoảng 1500 chiếc MiG-23 thuộc nhiều phiên bản đang phục vụ trong Không quân Xô Viết VVS và Quân chủng phòng không Xô Viết PVO. Với sự tan rã của Liên Xô, Không quân Nga bắt đầu cắt giảm số lượng máy bay chiến đấu của mình, và những chiếc MiG-23 và MiG-27 đã bị cắt giảm khỏi biên chế và đưa vào các nhà kho lưu trữ. Và phiên bản cuối cùng của MiG-23 còn phục vụ cho đến năm 1998 là MiG-23P.
Khi Đông và Tây Đức hợp nhất, không một chiếc MiG-23 nào được sử dụng trong Luftwaffe (Không quân Đức), nhưng 12 chiếc MiG-23 từ Đông Đức đã được chuyển cho phía Mỹ. Khi Tiệp Khắc tách thành Cộng hòa SécSlovakia,
Séc đã được quyền sử dụng toàn bộ số MiG-23 của Tiệp Khắc, nhưng chúng
cũng về hưu vào năm 1998. Hungary cho những chiếc MiG-23 của mình về hưu
năm 1996, Ba Lan năm 1999, Romania năm 2000 và Bulgaria năm 2004. Nhiều chiếc MiG-23 của Liby và Cuba cũng không bay trong những năm gần đây. Và một số chiếc MiG-23 đã được dùng làm vật trưng bày.
MiG-23 là máy bay gây chiến được Không quân Xô viết
sử dụng huấn luyện không chiến từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập
niên 1980. Nó chứng tỏ là một đối thủ gây khó khăn cho những phiên bản MiG-29
đời đầu do những phi công thiếu kinh nghiệm điều khiển. Những bài tập
cho thấy khi bay tốt, một chiếc MiG-23MLD cũng có thể đạt được tỷ lệ hạ
đối phương tốt khi tập trận với MiG-29 trong các trận không chiến giả,
khi sử dụng chiến thuật bắn và chạy và không lôi kéo những chiếc MiG-19
vào hỗn chiến. Thông thường những chiếc MiG-23MLD gây chiến được sơn hàm
cá mập ở mũi, và nhiều được điều khiển bởi nhiều phi công kỳ cựu trong
chiến tranh Xô viết-Afghan. Vào cuối thập niên 1980, mhững chiếc MiG-23
gây chiến bị MiG-29 thay thế, và những chiếc MiG-29 này cũng sơn hàm cá
mập ở mũi.
[sửa] Kiểm tra hiệu suất

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-23_NTW_1_94Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-23 với 6 giá treo tên lửa R-23 và R-60





Rất nhiều quốc gia thù địch và bạn hàng của Liên Xô mong muốn có cơ
hội được đánh giá hiệu suất của MiG-23. Vào năm 1970, sau một cuộc tổ
chức lại xã hội bởi những người đứng đầu Ai Cập, Ai Cập đã cung cấp cho
Hoa Kỳ một số máy bay MiG-23MS của mình và Hoa Kỳ cũng nhận được MiG-23
từ Trung Quốc trong một cuộc trao đổi vũ khí. Những chiếc MiG-23MS đã
giúp Trung Quốc phát triển loại Shenyang J-8II,
loại máy bay này của Trung Quốc có vài chi tiết vay mượn của MiG-23, đó
là bộ phận giữ thăng bằng và khe hút không khí. Tại Mỹ, những chiếc
MiG-23MS và những phiên bản khác thu được sau khi nước Đức hợp nhất đã
giúp cho các nhà khoa học đánh giá được chương trình vũ khí của quân đội
Liên Xô. Phi công Hà Lan Leon Van Maurer, người có hơn 1200 giờ bay với
F-16, đã bay với chiếc MiG-23ML Flogger-G tại căn cứ không quân ở Đức
và Hoa Kỳ trong các trận chiến giả khi MiG-23ML được trang bị vũ khí của
Liên Xô. Leon Van Maurer đã nhận xét MiG-23ML tỏ ra ưu việt hơn hẳn
những phiên bản đầu của F-16 trong thao tác bay, và hệ thống không chiến
ngoài tầm nhìn BVR (Beyond Visual Range).
Người Israel đã thử nghiệm một chiếc MiG-23MLD thu được của Syri và nhận thấy rằng nó có tốc độ nhanh hơn những chiếc F-16 và F/A-18.
Sau khi tìm hiểu một chiếc MiG-23 khác, người Mỹ và Israel kết luận rằng, MiG-23 ngoài một màn hình hiển thị trước mặt phi công HUD,
nó còn có một HUD khác hiển thị như một màn hình radar khoảng cách, cho
phép phi công quan sát không giới hạn và làm việc đơn giản hơn với hệ
thống rada của mình. Nét đặc trưng này cũng được lắp trên MiG-29, mặc dù
trên máy bay có một màn hình CRT (màn hình ống phóng tia ca-tốt) có tác
dụng như hệ thống kia. Người Israel cực kỳ ấn tượng với hệ thống này,
nhưng một phi công F-16 của Mỹ lại chê bai hệ thống này dễ gây kẹt hỏng
bản đồ hiển thị trên màn hình HUD.
Ngoài sự đào ngũ của một phi công Syri lái MiG-23 tới Hy Lạp năm
1981, còn có một phi công Cuba đã lái chiếc MiG-23BN tới Mỹ năm 1991.
Trong cả 2 trường hợp, những chiếc máy bay đều bị trả lại chậm trễ cho
Syri và Cuba.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:51 pm

Mig23 tiếp theo
Các quốc gia sử dụng

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 400px-World_operators_of_the_MiG-23Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Bản đồ các nước sử dụng MiG-23 trong biên chế chính thức





[sửa] Các nước vẫn đang sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg Algérie29 MiG-23BN/MS/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Angola.svg Angola32 MiG-23M/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Belarus.svg Belarus34 MiG-23MTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Cuba.svg Cuba69 MiG-23MF/ML/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ethiopia.svg Ethiopia32 MiG-23BN/UB làm nhiệm vụ cường kích. Phiên bản đánh chặn là MIG-23ML, đã ngừng hoạt động.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Georgia_%28bordered%29.svg GruziaTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Ấn Độ60 MiG-23BN/UB. Phiên bản MiG-23MF ngừng hoạt động vào 20 tháng 3-2007.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg Kazakhstan100 MiG-23M/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Libya.svg Libya130 MiG-23MS/ML/BN/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_North_Korea.svg Bắc Triều Tiên56 MiG-23ML/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Sri_Lanka.svg Sri LankaMột chiếc huấn luyện MiG-23UB, chỉ sử dụng huấn luyện cho phi đội MiG-27Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Syria146 MiG-23MS/MF/ML/MLD/BN/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Turkmenistan.svg Turkmenistan230 MiG-23M/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Yemen.svg Yemen44 MiG-23BN/UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Zimbabwe.svg Zimbabwe3 MiG-23M/UB[5]
Chú thích: Còn những chiếc MiG-23 của Belarussia không biết chắc về tình trạng hoạt động.
[sửa] Các nước không còn sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Afghanistan.svg AfghanistanMiG-23BN/UB có thể đã phục vụ trong Không quân Afghan từ năm 1984. Nhưng không chắc đấy có phải là máy bay Liên Xô sơn cờ của Afghan.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bulgaria.svg BungaryTổng cộng 90 MiG-23 hoạt động trong Không quân Bulgaria từ năm 1976, ngừng hoạt động năm 2002. Bao gồm 33 MiG-23BN, 12 MiG-23MF, 1 MiG-23ML, 8 MiG-23MLA, 21 MiG-23MLD và 15 MiG-23UB.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic.svg Cộng hòa SécMiG-23 ngừng hoạt động năm 1994 (BN ,MF) và 1998 (ML, UB).Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic_%28bordered%29.svg Tiệp KhắcMiG-23 chuyển cho Cộng hòa Séc.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_East_Germany.svg Cộng hòa Dân chủ ĐứcChuyển cho Luftwaffe.
Luftwaffe chuyển 2 chiếc MiG-23 cho không quân Mỹ và 1 chiếc cho bảo
tàng ở Florida, những chiếc khác giao lại cho các quốc gia khác hoặc bị
loại bỏ.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iran.svg Iran24 từ Iraq năm 1991, đang cất giữ trong kho.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Egypt.svg Ai Cập6 MiG-23BN/MF/U đã gửi cho Trung Quốc để trao đổi vũ khí quân sự;
Trung Quốc dùng chúng để đánh giá. Ít nhất 8 chiếc được giao cho Mỹ.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Hungary.svg Hungary16 MiG-23 ngừng hoạt động năm 1997; gồm 12 MiG-23MF và 4 MiG-23 UB.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iraq.svg IraqMột số MiG-23 của Iraq gửi cho Nam Tư để nâng cấp khi chiến tranh
vùng vịnh và chiến tranh Nam Tư bắt đầu, hiện số MiG-23 này đang ở Bảo
tàng hàng không Belgrade.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Poland.svg Ba Lan36 MiG-23MF một chỗ và 6 MiG-23UB huấn luyện được giao cho Không quân Ba Lan từ 1979-1982, ngừng hoạt động tháng 9-1999.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Romania.svg Romania46 MiG-23 hoạt động từ 1979 đến 2001 và ngừng hoạt động năm 2003; gồm 36 MiG-23MF và 10 MiG-23 UB.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg NgaXấp xỉ 300, tất cả đang lưu trữ trong kho.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên XôChuyển cho các nước cộng hòa.

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Sudan.svg SudanTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg Ukraina
[sửa] Các quốc gia chỉ sử dụng đánh giá


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_People%27s_Republic_of_China.svg Trung QuốcMiG-23 nhận từ Ai Cập.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Israel.svg Israel1 chiếc của Syria đào ngũ sang Israel.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_United_States.svg Hoa KỳMiG-23 nhận từ Ai Cập tiếp tục bay đánh giá đến cuối thập niên 1980 và hiện đang ở Căn cứ không quân Nellis
Chú thích: Không quân Nhân dân Việt Nam
không sử dụng MiG-23. Những chiếc MiG-23 ở Việt Nam là máy bay Xô Viết
đóng tại căn cứ quân cảng Vịnh Cam Ranh trong suốt những năm 1980.

Không quân Albania chưa bao giờ có MiG-23.[6]
[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-23MLD Flogger-L)

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Har090Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

trang bị của MiG-23





[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 16.70 m (56 ft 9.5)
  • Sải cánh: cánh xòe 13.97 m (45 ft 10 in)
  • Chiều cao: 4.82 m (15 ft 9.75 in)
  • Diện tích cánh: xòe 37.35 m², cụp 34.16 m (402.05 ft² / 367.71 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 9.595 kg (21.153 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 15.700 kg (34.612 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 18.030 kg (39.749 lb)
  • Động cơ: 1× Khatchaturov R-35-300, lực đẩy 83.6 kN và 127 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội (18.850 lbf / 28.700 lbf)

[sửa] Hiệu suất bay



[sửa] Vũ khí



Trang bị của MiG-23 được tăng lên khi hệ thống điện tử được cải tiến
và những phiên bản mới được phát triển. Trong những phiên bản đầu tiên,
chúng được trang bị hệ thống vũ khí của MiG-21,
nó bị giới hạn chỉ dùng được tên lửa R-3 (AA-2 'Atoll'). Cuối những năm
1970, R-60 (AA-8 'Aphid') được dùng thay thế cho R-3 và phiên bản
MiG-23M đã mang tên lửa R-23/R-24 (AA-7 'Apex'). Đến phiên bản thứ 3 của
Flogger đã sử dụng được tên lửa R-73 (AA-11 'Archer'), nhưng loại tên
lửa này không được xuất khẩu cho đến khi MiG-29
được bắt đầu xuất khẩu. MiG-23 được dùng để bay thử và bắn tên lửa
không đối không AA-10, AA-11 và AA-12. Trang bị cho phiên bản tấn công
mặt đất gồm có rocket 57 mm, bom điều khiển lên tới 500 kg, súng và tên
lửa điều khiển bằng sóng vô tuyến Kh-23 (AS-7 'Kerry'). Ngoài ra còn có
thể mang 4 thùng nhiên liệu phụ.
Theo tài liệu hướng dẫn của MiG-23ML, nó có thể duy trì liên tục vận
tốc quay 14.1°/giây và vận tốc quay tức thời lớn nhất đạt 16.7°/giây.
MiG-23ML tăng tốc từ 600 km/h (373 mph) lên 900 km/h (559 mph) chỉ trong
12 giây trên độ cao 1000 m. MiG-23 trên độ cao 1000 m khi tăng tốc độ
từ 630 km/h (391 mph) lên 1300 km/h (808 mph) chỉ mất 30 giây, và trên
độ cao 10-12 km khi tăng tốc độ từ Mach 1 lên Mach 2 chỉ mất 160 giây.

Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:53 pm

Mikoyan-Gurevich MiG-25






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-25KiểuHãng sản xuấtTình trạng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mig-25

MiG-25 Không quân Nga
Máy bay đánh chặn/trinh sát
Mikoyan-Gurevich OKB
Chuyến bay đầu tiên6 tháng 3-1964
Được giới thiệu1970
Hoạt động hạn chế
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Không quân Nga (70)
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg Không quân Algeria (11)
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Không quân Syria (11)
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Armenia.svg Không quân Armenia (1)
Số lượng được sản xuất1.190
Những phương án tương tựMikoyan MiG-31
Mikoyan-Gurevich MiG-25 (tiếng Nga: МиГ-25) (tên ký hiệu của NATO: "Foxbat") là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sátném bom siêu thanh, được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô. Mẫu đầu tiên chế tạo thử nghiệm bay vào năm 1964, sau đó đi phục vụ vào năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, Foxbat lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.
Chiếc máy bay này có nhiều tính năng chưa được tìm ra cho đến khi phi công Liên Xô Viktor Belenko lái chiếc MiG-25 của anh ta đào tẩu sang Nhật Bản vào năm 1976.
Ngay sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra MiG-25 có một thiết kế đơn
giản nhưng hiệu quả với hệ thống điện tử dùng đèn chân không, 2 động cơ
lớn và sử dụng một cách tiết kiệm các vật liệu mới như titan. Nhờ
MiG-25 mà người Mỹ đã hoàn thiện được thiết kế F-15 Eagle của mình. MiG-25 được sản xuất với số lượng là 1.190 chiếc.[1], và được sử dụng chủ yếu trong không quân Xô viết (cũ) và các nước đồng minh; hiện nay nó chỉ phục vụ với số lượng hạn chế trong không quân Nga và một số nước khác. MiG-25 còn là cơ sở để phát triển loại tiêm kích MiG-31.
Lịch sử phát triển

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 150px-Avmig25_1_2Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Ye-155




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 150px-Avmig25_1_3Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Ye-155R





MiG-25 bắt đầu được phát triển vào thập niên 1950, song song với việc Hoa Kỳ cố gắng phát triển một loại máy bay ném bomđánh chặn có vận tốc Mach 3, trong đó có cả mẫu thí nghiệm XB-70 Valkyrie (cuối cùng loại máy bay này đã không được sản xuất), XF-103 Thunderwarrior, Lockheed YF-12XF-108 Rapier.
Khi chiếc máy bay đầu tiên có vận tốc Mach 2 bắt đầu đi vào hoạt động,
máy bay đạt vận tốc Mach 3 có vẻ như là một bước đi hợp lôgic. Những vai
trò đã dạng đã được tính toán, như mang tên lửa hành trình
và cả một mẫu máy bay dân dụng chở từ 5-7 hành khách có vận tốc siêu
âm, nhưng sự thúc đẩy chính là phải có một loại máy bay do thám và đánh
chặn hạng nặng mới có vận tốc Mach 3.
Mikoyan-Gurevich OKB đã được chỉ định để nghiên cứu chế tạo vào ngày 10 tháng 3-1961. Dù cho mẫu máy bay XB-70 Valkyrie
của Mỹ đã bị hủy bỏ nghiên cứu trước khi Liên Xô nghiên cứu loại máy
bay mới, sau này thì chiến thắng đã thuộc về người Xô Viết. Mẫu máy bay
mới của Liên Xô có tên gọi ban đầu là "Ye-155" (hay "Е-155"), mẫu này có cánh cụp cố định, có vẻ như mẫu Ye-155 đã giành được sự quan tâm của Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO Strany), nó sẽ được sử dụng trong vai trò đánh chặn chống lại loại SR-71 Blackbird do thám của Hoa Kỳ. Có nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển MiG-25 là để đáp lại việc Hoa Kỳ phát triển XB-70 Valkyrie. Tuy nhiên người đứng đầu Phòng thiết kế MiG A. Belyankov tin rằng không có cơ sở cho ý kiến đó.
Khi bay với vận tốc cao hơn Mach 2, nhiệt gây ra do máy bay ma sát
với không khí rất lớn, nên MiG-25 không thể được chế tạo với những hợp
kim nhôm truyền thống. Hãng Lockheed đã dùng titan cho YF-12SR-71 của họ (mà titan này lại được mua từ Liên Xô), và hãng North American đã dùng loại thép rỗ tổ ong cho XB-70. Cả 2 công ty Mỹ đều cố gắng hoàn thiện vật liệu chế tạo máy bay của họ. Trong khi đó, cuối cùng thì Mikoyan-Gurevich OKB
quyết định phần lớn chi tiết của MiG-25 sẽ được chế tạo bằng thép hợp
kim niken. Kỹ thuật hàn ghép các tấm thép của MiG-25 gồm có hàn điểm,
hàn máy tự động và phương pháp hàn hồ quang bằng tay. Lúc đầu các mối
hàn bị rạn nứt do máy bay bị rung khi hạ cánh. Nhưng nó nhanh chóng được
hàn lại. Một lượng nhỏ titan và hợp kim nhôm đã được dùng để chế tạo MiG-25, ở các khu vực đặc biệt nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi lực lực kéo lớn.
Nguyên mẫu đầu tiên, thực tế là phiên bản trinh sát, có ký hiệu "Ye-155-R1", bay lần đầu tiên vào ngày 6 tháng 3-1964. Mẫu máy bay đánh chặn đầu tiên, "Ye-155-P1", được thử nghiệm vào ngày 9 tháng 9-1964. Sự phát triển của những phiên bản thử nghiệm cho thấy những bước tiến quan trọng trong ngành khí động học, trình độ kỹ sưluyện kim của Liên Xô, và để hoàn thành chiếc MiG-25 hoàn hảo cần một vài năm nữa. Trong quá trình đó, vài mẫu thử nghiệm với tên gọi "Ye-266" (hay "Е-266"), đã được sản xuất để thiết lập những kỷ lục bay mới trong những năm 1965, 19661967.
MiG-25 được sản xuất hàng loạt với 2 phiên bản MiG-25P ('Foxbat-A') (máy bay đánh chặn) và MiG-25R ('Foxbat-B') (máy bay trinh sát) bắt đầu vào năm 1969. MiG-25R được đưa ngay vào phục vụ trong Không quân Xô Viết (VVS), nhưng MiG-25P lại bị trì hoãn đến năm 1972 mới được đưa vào phục vụ trong Quân chủng phòng không Xô Viết (PVO). Một phiên bản huấn luyện cũng được phát triển được chia ra thành MiG-25PU ('Foxbat-C') cho MiG-25P và MiG-25RU cho MiG-25R. Ngoài ra MiG-25R còn được mở rộng thêm một số phiên bản như MiG-25RB trinh sát/ném bom, MiG-25RBSMiG-25RBSh máy bay trang bị radar cảnh báo trên không (SLAR), MiG-25RBKMiG-25RBF ('Foxbat-D') trang bị hệ thống ELINT (thu thập tin tức tình báo bằng tín hiệu điện tử), và MiG-25BM ('Foxbat-F') phiên bản trang bị SEAD (chế áp hệ thống phòng không đối phương), mang bốn tên lửa chống bức xạ Raduga Kh-58 (tên ký hiệu của NATO: AS-11 'Kilter').Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-25_fig2agrau_USAFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-25





MiG-25 thể hiện hiệu năng rất cao, nó có thể bay với vận tốc cực đại Mach 3.2 trên độ cao 27.000 m (90.000 ft), ngày 31 tháng 8 năm 1977 có một chiếc E-266M, đây là một phiên bản MiG-25 được chế tạo đặc biệt, do phi công thử nghiệm chính của OKB MiG là Alexander Fedotov điều khiển, đã bay lên đến độ cao 37.650 m (123.524 ft), lập một kỷ lục độ cao mới tại Podmoskovnoye, Liên Xô.
Dù dự định cho mục đích đánh chặn hay đe dọa bay trên độ cao lớn, có
tốc độ cao, nhưng khả năng cơ động, tầm bay và không chiến tầm gần của
MiG-25 rất hạn chế. Một vài ý kiến tin rằng MiG-25 được dùng với mục
đích để ngăn chặn SR-71 Blackbird,
hoặc ít nhất dùng để đánh chặn những máy bay có vận tốc lớn, trần bay
cao. Dù đạt vận tốc rất lớn, nhưng đó cũng là vấn đề với MiG-25, khi bay
ở vận tốc lớn động cơ rất nhanh bị hỏng,[2] dù vấn đề này vẫn hay được tranh luận.[3] [4]
Nói chung, MiG-25 không bao giờ gặp những mục tiêu đánh chặn của nó
trong thiết kế. Trong quá trình đánh chặn, để thành công yêu cầu máy bay
phải có tốc độ bay tăng thêm từ 25% đến 50% và bám sát mục tiêu, cộng
thêm khả năng chịu đựng và phạm vi hoạt động hợp lý. MiG-25 khi đạt đến
độ cao thích hợp nó có thể duy trì tốc độ cực đại trong 10 phút.
Dù có những hạn chế và những thông tin tình báo
phân tích không đúng và vài giả thiết sai đã gây ra một sự hoảng sợ
trong các nước Phương Tây, một số ý kiến vào lúc đầu tin tưởng rằng
MiG-25 thật sự là một máy bay tiêm kích
không chiến nhanh nhẹn hơn là một máy bay đánh chặn chuyên nghiệp ở tầm
xa. Để đáp trả lại người Nga, người Mỹ đã giới thiệu một chương trình
mới đầy tham vọng, mà McDonnell Douglas F-15 Eagle là một thành quả của chương trình đó (F-15 có cấu tạo bề ngoài khá giống với MiG-25).
[sửa] Sự kiện Belenko


Một hiểu biết thật sự về sức mạnh và yếu điểm của MiG-25 bất ngờ đến với Phương Tây vào năm 1976. Ngày 6 tháng 9, một phi công PVO là Viktor Belenko, đã đào ngũ sang Phương Tây, chiếc MiG-25P "Foxbat-A" của Belenko đã hạ cánh tại sân bay HakodateNhật Bản. Mặc dù chiếc MiG-25P này cũng được trao trả lại phía Liên Xô,
nhưng trước đó nó đã được tháo ra và nghiên cứu cẩn thận từng chi tiết
để phân tích bởi Bộ phận công nghệ tại nước ngoài (giờ là Trung tâm tình
báo không trung và không gian quốc gia) của Không quân Hoa Kỳ, tại căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Sau 67 ngày, chiếc máy bay đã được trở về Liên Xô dưới dạng linh kiện rời; và với những kết luận phân tích đáng ngạc nhiên:

  • Máy bay của Belenko là loại máy bay đời mới, đại diện cho công nghệ Xô Viết mới nhất.


  • Máy bay được lắp ráp rất nhanh, và thực chất được xây dựng xung quanh động cơ phản lực Tumansky của máy bay.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MIGS_1Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-25 phiên bản huấn luyện






  • Việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Giống như
    nhiều máy bay Xô Viết, những đầu đinh tán được để lộ tại những bề mặt
    không ảnh hưởng đến lực cản khí động lực của máy bay.


  • Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan
    như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong
    những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra
    trọng lượng không có vũ khí lên tới 64.000 lb (29 tấn).


  • Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không,
    chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi
    thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống
    chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân
    và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều
    khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn
    chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía
    Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế.
    Như mọi máy bay Xô Viết, MiG-25 được thiết kế càng khỏe càng tốt.


  • Nhờ việc sử dụng đèn chân không, chiếc MiG-25P có một rada rất mạnh loại Smerch-A (Tornado, tên ký hiệu của NATO "Foxfire") — công suất khoảng 600 kW — với rada này thì mọi biện pháp phòng thủ điện tử của quân địch (EMC) đều trở nên vô dụng.


  • Trên đồng hồ đo vận tốc chỉ tối đa là Mach 2.8 và những phi công
    được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2.5 để nâng cao tuổi thọ
    sử dụng của những động cơ. Vào năm 1973, người ta đã được chứng kiến một chiếc MIG-25 của Ai Cập bay qua Israel
    với vận tốc Mach 3.2, điều này đã gây sốc mạnh đối với Phương Tây. Và
    kết quả của chuyến bay là động cơ đã phải thay thế khi máy bay hạ cánh.[5]




  • Gia tốc
    cực đại mà máy bay chịu được là 2,2 G (21,6 m/s²) với những thùng nhiên
    liệu đầy, nó chịu được giá trị giới hạn tuyệt đối là 4,5 G (44,1 m/s²).
    Một chiếc MiG-25 chịu được một gia tốc là 11,5 G (112,8 m/s²) kéo dài
    trong suốt thời gian huấn luyện hỗn chiến bay thấp, nhưng khung máy bay
    lại hầu như không biến dạng.


  • Bán kính chiến đấu là 186 dặm (300 km), phạm vi cực đại với đầy đủ
    nhiên liệu bên trong (với tốc độ dưới tốc độ am thanh) là 744 dặm (1.200
    km). Thật ra, Belenko khi đào thoát sang Nhật Bản đã không mang đủ
    nhiên liệu cần thiết, Belenko đã hạ cánh trên một đường băng thương mại
    chật hẹp, và đáp vượt quá cuối đường băng.


  • Đa số MiG-25 được sử dụng loại ghế phóng khẩn cấp KM-1, tuy nhiên đó
    là phiên bản cuối cùng, những kỹ sư đã sử dụng một phiên bản của loại
    ghế nổi tiếng K-36. Một biên bản ghi lại một cuộc thử nghiệm tốc độ ghế
    phóng loại KM-1 trên MiG-25 đã đo được tốc độ là Mach 2.76.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-25RB_camsTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

camera trên MiG-25RB





Cùng với sự đào tẩu của Belenko là những bí mật về hệ thống radartên lửa của MiG-25P đã bị Phương Tây khám phá, và ngay lập tức trong năm 1978, Xô Viết đã phát triển một phiên bản cải tiến mới, MiG-25PD ("Foxbat-E"), với một radar RP-25 Saphir look-down/shoot-down mới, hệ thống dò tìm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST), và những động cơ mạnh hơn. Khoảng 370 chiếc MiG-25P đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới và có tên gọi là MiG-25PDS.
Có khoảng 1.190 chiếc MiG-25 đã được sản xuất cho đến khi việc chế tạo dừng lại vào năm 1984, và một số chiếc đã được xuất khẩu sang Algeria, Bulgaria (3 MiG-25R và 1 MiG-25RU trước năm 1992), Ấn Độ (trước năm 2006), Iraq, Libya, và Syria. Một vài chiếc vẫn còn hoạt động cho đến nay.
[sửa] Lịch sử hoạt động

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig25_panel_02Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Buồng lái MiG-25





Trước khi bắt đầu hoạt động chính thức, 4 chiếc MiG-25R đã hoạt động tạm thời trong Không quân Ai Cập vào năm 1971 dưới vỏ bọc tên gọi "X-500". Cả 4 chiếc đều có dấu hiệu của không quân Ai Cập. Chúng bay theo đội hình 2 chiếc và đã bay qua Israel khoảng 20 lần. Năm 1973, một chiếc MiG-25 của Ai Cập đã đạt đến tốc độ Mach 3.2 trong khi đang bị những chiếc F-4E của Israel bám đuổi.[5] Không quân Israel
đã không thể tìm được cách nào để ngăn chặn những chiếc MiG-25, dù tình
báo của Israel luôn biết trước được lịch bay qua không phận Israel của
MiG-25. Những chiếc MiG-25R này sau đó đã trở về Liên Xô vào năm 1972, và sau đó những chiếc Foxbat trinh sát này lại được gửi trở lại Ai Cập vào tháng 10-1973, sau Chiến tranh Yom Kippur, và tiếp tục ở lại vào năm 1974.[6] Không quân Israel không có khả năng ngăn chặn những chiếc MiG-25 cho đến khi họ được trang bị loại F-15 Eagle.
MiG-25 cũng phục vụ trong Không quân Iraq trong suốt thời gian cuộc chiến tranh Iran-Iraq, nhưng kết quả không được kiểm chứng.
Năm 1991 khi xảy ra Chiến tranh vùng Vịnh, một chiếc F/A-18 của Hải quân Mỹ do phi công Speicher điều khiển đã bị bắn hạ trong đêm đầu của cuộc chiến bởi một tên lửa không đối không[7] được bắn ra từ một chiếc MiG-25.[8] Theo tường trình thì vụ bắn hạ F/A-18 là do tên lửa R-40DT bắn từ một chiếc MiG-25PDS do phi công Zuhair Dawood thuộc phi đội số 84 của Không quân Iraq thực hiện.[9] Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Trong một sự kiện khác, 1 chiếc MiG-25PD của Iraq, sau khi tránh né 8 chiếc F-15 của Không quân Mỹ đã bắn 3 tên lửa vào máy bay tác chiến điện tử EF-111 Raven,
khiến EF-111 này phải từ bỏ nhiệm vụ của mình. Điều này có thể dẫn đến
việc mất một chiếc F-15 do bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không, vì thiếu
gây nhiễu điện tử.[10]
Ở một sự kiện khác, 2 chiếc MiG-25 đã tiếp cận 2 chiếc F-15, bắn tên
lửa nhưng những chiếc F-15 đã tranh được, sau đó 2 chiếc MiG-25 đã sử
dụng tốc độ bỏ xa những chiếc tiêm kích của Mỹ. 2 chiếc F-15 khác cũng
đã tham gia truy đuổi những chiếc MIG-25, tổng cộng đã có 10 tên lửa
khong đối không bắn vào 2 chiếc MiG-25, không quả nào bắn trúng MiG-25.[11]
Theo cùng nguồn tin, ít nhất 1 chiếc F-111 cũng bị buộc phải từ bỏ
nhiệm vụ bởi một 1 chiếc MiG-25 trong 24 giờ đầu của cuộc chiến, trong
một không kích vào Tikrit.[12]
2 chiếc MiG-25 đã bị hạ bởi những chiếc F-15C của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Vùng Vịnh. Sau chiến tranh vào năm 1992, F-16 của Hoa Kỳ đã hạ một chiếc MiG-25 khi nó bay vào vùng cấm bay do Hoa Kỳ lập ra ở miền Nam Iraq.
Vào tháng 5-1997, một chiếc MiG-25RB của Không quân Ấn Độ đã bay vượt vận tốc Mach 3 ở quãng đường ít nhất là 65.000 ft, khi đang bay qua lãnh thổ của Pakistan. Theo báo cáo thì đây là một nỗ lực có suy nghĩ bởi không quân Ấn Độ để trình diễn những khả năng của MiG-25 mà Không quân Pakistan không thể sánh kịp .[13]Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Iraqi-MiG-25-in_sandTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-25 chôn dưới cát của Iraq





Vào ngày 23-12-2002, một chiếc MiG-25 của Iraq đã bắn hạ một chiếc máy bay không người lái MQ-1 Predator
của không quân Mỹ, chiếc máy bay này được trang bị tên lửa và có nhiệm
vụ thăm dò đối với Iraq. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà một máy
bay chiến đấu có người lái và một máy bay không người lái đụng độ nhau.
MQ-1 Predator được trang bị tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, và nó được dùng để làm "mồi nhử" đối với máy bay chiến đấu của Iraq,
sau đó nó sẽ tẩu thoát. Trong trường hợp này thì chiếc máy bay không
người lái lại không chạy trốn, mà nó đã bắn một trong những quả tên lửa
Stinger, nhưng đã trượt mục tiêu, còn quả tên lửa từ chiếc MiG-25 thì
không hề trượt mục tiêu..[14]
Không một chiếc máy bay chiến đấu nào của Iraq được sử dụng trong cuộc tấn công năm 2003, đa số đã cất dấu hoặc bị phá hủy. Vào tháng 8-2003,
vài tá máy bay Iraq đã được phát hiện chôn dưới cát, bao gồm 2 chiếc
MiG-25 đã được chở bằng xe gửi đến Bộ phận công nghệ tại nước ngoài bằng
một chiếc C-5B Galaxy. Vào tháng 12-2006, người ta công bố một chiếc MiG-25 được tặng cho Bảo tàng không quân Quốc gia Mỹ tại Dayton, Ohio.[3]
[sửa] Các quốc gia sử dụng

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 400px-MiG-25-Map-WorldTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Bản đồ các nước sử dụng MiG-25





[sửa] Các quốc gia vẫn đang sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg Algérie11 chiếc vẫn còn đang hoạt động trong Không quân Algeria, bao gồm 5 MiG-25A, 3 MiG-25PD, và 3 chiếc kiểu MiG-25R.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Armenia.svg Armenia1 chiếc hiện đang được duy trì hoạt động trong Không quân Armenia.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Azerbaijan.svg Azerbaijan20 chiếc đang hoạt động.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Nga70 đang tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga. Gồm 30 MiG-25 tiêm kích và 40 MiG-25RB trinh sát.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Syria11 chiếc đang hoạt động, gồm 2 MiG-25R và MiG-25U trong Không quân Syria.
[sửa] Các quốc gia không còn sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bulgaria.svg Bungary3 chiếc MiG-25RBT (số hiệu 731, 736, 754) và 1 chiếc MiG-25RU (số
hiệu 51) đã cung cấp vào năm 1982. Vào 12-4-1984, chiếc máy bay số hiệu
736 gặp tai nạn gần Balchik. Phi công may mắn không bị thương. Vào tháng 5-1991, những chiếc MiG-25 được gửi trả về Liên Xô để đổi lấy 5 chiếc MiG-23.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Ấn ĐộNgừng hoạt động vào tháng 7-2006.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iraq.svg Iraq7 bay tới Iran năm 1991, chiếc khác bị phá hủy trong Chiến tranh
Vùng Vịnh và cuộc chiến năm 2003 ở Iraq. Một số chiếc có thể đã mất
trong Chiến tranh Iran-Iraq.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Georgia_%28bordered%29.svg GruziaTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg KazakhstanTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Libya.svg LibyaTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên Xônhững chiếc MiG-25 đã được chia đều cho các nước cộng hòa khi Liên Xô tan vỡ vào năm 1991.

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Turkmenistan.svg TurkmenistanTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg UkrainaNgừng hoạt động.
[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-25P 'Foxbat-A')


Dữ liệu lấy từ 'The Great Book of Fighters[15]
[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 19.75 m (64 ft 10 in)
  • Sải cánh: 14.01 m (45 ft 11.5 in)
  • Chiều cao: 6.10 m (20 ft 0.25 in)
  • Diện tích cánh: 61.40 m² (660.93 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 20.000 kg (44.080 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 36.720 kg (80.952 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
  • Động cơ: 2× Tumansky R-15B-300, lực đẩy 73.5 kN (16.524 lbf), 100.1 kN (22.494 lbf) với nhiên liệu phụ trội

[sửa] Hiệu suất bay



[sửa] Vũ khí



[sửa] Hệ thống điện tử



  • Radar RP-25 Smerch
  • Một radar đo độ cao RV-UM hoặc RV-4
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 8:54 pm

Mikoyan MiG-27






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-27KiểuHãng sản xuất
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mig-27

MiG-27 thuộc Không quân Ấn Độ
Máy bay cường kích
Mikoyan OKB
Chuyến bay đầu tiên20 tháng 8-1970
Được giới thiệu1975
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Không quân Xô viết
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Không quân Ấn Độ
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iran.svg Không quân Iran
Được chế tạo1970-1986
Số lượng được sản xuất1075 bao gồm cả sản xuất theo giấy phép[1]
Được phát triển từMikoyan-Gurevich MiG-23
Mikoyan MiG-27 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-27) (Tên ký hiệu của NATO "Flogger-D/J") là một loại máy bay cường kích (tấn công mặt đất), đầu tiên nó được thiết kế chế tạo bởi Phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich tại Liên Xô và sau đó nó được sản xuất theo giấy phép của Liên Xô ở Ấn Độ bởi Công ty TNHH sản xuất hàng không Hindustan và ở Ấn Độ nó có tên là Bahadur ("Dũng cảm"). MiG-27 có cơ sở phát triển từ loại máy bay chiến đấu Mikoyan-Gurevich MiG-23, nhưng nó có vai trò chính là tấn công mặt đất. Trong tiếng Anh và Pháp xếp nó vào loại máy bay cường kích, còn tiếng Nga gọi nó là máy bay tiêm kích-ném bom.
Miêu tả


MiG-27 có phần nào đó có chung bộ khung cơ bản giống MiG-23, nhưng khi xem kỹ phần mũi máy bay thì nó lại giống "Utkonos" (thú mỏ vịt),
người Nga đã giới thiệu thiết kế này trong MiG-23B, điều này đã loại bỏ
rada, có lợi trong tạo mặt cắt xiên xuống khi máy bay tấn công, nâng
cao tầm nhìn của phi công, phần mũi chứa được hệ thống đo khoảng cách và
tìm kiếm bằng tia laze. Thêm vào nữa là buồng lái chống đạn, và một hệ
thống dẫn đường tấn công mới (nav/attack system). Cơ cấu hạ cánh máy bay
nặng hơn, lớn hơn để thao tác dễ dàng khi hạ cánh trên những sân bay có
chất lượng kém.
[sửa] Biến thể

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-27Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-27 trưng bày tại Minino, Nga





[sửa] Flogger-D



  • MiG-27. đây là thành viên đầu tiên trong gia đình Flogger, nó
    có thiết kế mái che đặc biệt đặt ở trung tâm buồng lái để khi ghế cứu
    hộ phóng ra thì có thể dễ dàng phá hủy mái che của buồng lái. Chất điện
    môi ở trên đầu ngọn tháp ở MiG-23 được sử dụng khác trên MiG-27, nó được
    dùng với hộp số quang mạ điện và tần số của sóng vô tuyến được thay thế
    trên các cơ cấu. MiG-27 được vũ trang với một súng nhiều nòng Gryazev- Shipunov GSh-6-23M.
  • MiG-27D. Phương án tấn công hạt nhân MiG-27, với hệ thống dẫn
    đường tấn công PSBN-6S thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ. 560 MiG-27D được
    sản xuất trong những năm 1973 - 1977 và chúng ở trên nền cảnh báo dự
    phòng cố định giống như FB-111A của Không quân Mỹ.

[sửa] Flogger-J



  • MiG-27M. model này là một phiên bản nâng cấp của 'Flogger-D',
    với hộp số quang được mạ điện và tần số sóng vô tuyến trên phần đầu.
    Đầu tiên nó được vũ trang với súng Gatling GSh-6-23M, nhưng sau đó được
    thay thế bởi loại pháo sáu nòng 30 mm GSh-6-30 với 260 viên đạn được lắp ở dưới thân máy bay. Nó cũng được công nhận là có nhiều cải tiến trong hệ thống đối phó điện tử (ECM),
    một hệ thống dẫn đường tấn công mới (nav/attack system) có tên là
    PrNK-23K tự động điều khiển hệ thống chiến đấu, kiểm soát các loại vũ
    khí. Tuy nhiên, sự cải tiến này không thành công vì độ giật lại của loại
    pháo mới, gây ảnh hưởng đến khung máy bay. Tổng cộng có 150 chiếc
    MiG-27M được chế tạo trong những năm 1978 - 1983.
  • MiG-27L. đây là một phiên bản xuất khẩu của MiG-27M được cung cấp cho Ấn Độ năm 1986. Giống như MiG-27M ngoại trừ hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng cảm biến hồng ngoại (IRST) ở dưới mũi máy bay, nó còn có một cửa sổ khác với MiG-27M ban đầu. Tổng cộng có 200 chiếc được lắp ráp ở Ấn Độ.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig2726afTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-27 không quân Ấn Độ






  • MiG-27H. đây là phiên bản nâng cấp của Ấn Độ cho MiG-27L với hệ thống điện tử của Pháp vào năm 1988,
    nâng cao hiệu suất bay nhưng lại giảm kích thước và trọng lượng. Phần
    không gian rỗng bên trong được sử dụng để chứa hệ thống radar của Pháp.
    Ít nhất có 165 chiếc MiG-27L được cải tạo theo thiết kế này.

[sửa] Flogger J-2



  • MiG-27K. MiG-27K là phiên bản cuối cùng của Liên Xô, nó được
    thêm vào hệ thống laser tương thích với vũ khí điều khiển bằng quang học
    và vô tuyến. Lúc đầu cũng được trang bị súng GSh-6-23M, nhưng sau đó
    lại được thay thế với pháo GSh-6-30. Tổng cộng có khoảng 200 chiếc được
    chế tạo.

[sửa] Hoạt động chiến đấu


[sửa] Sri Lanka


Những chiếc MiG-27 đã được đưa vào hoạt động trong Không quân Sri Lanka vào năm 2000. Chúng tham gia vào các hoạt động quân sự đầu tiên là trong một cuộc oanh tạc vào vị trí của LTTE
bằng 3 chiếc MiG-27 ở Chavakachceri. Từ đó, chúng được thực hiện các
phi vụ đều đặn, như ném bom vị trí chiến lược và hỗ trợ trên không.
Không một chiếc nào bị bắn hạ, dù 2 chiếc đã đâm vào nhau (không phải
trong khi thực hiện nhiệm vụ) và 1 chiếc bị phá hủy trên mắt đất trong
một cuộc tấn công vào tháng 7 năm 2001 Căn cứ không quân Katunayaka.
[sửa] Các quốc gia sử dụng

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 400px-World_operators_of_the_MiG-27Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Bản đồ các nước sử dụng MiG-27




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-F-15_MiG-27Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-27 của Ấn Độ & F-15 thuộc Không quân Mỹ.





[sửa] Các quốc gia vẫn đang sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Ấn Độ

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iran.svg Iran

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg Kazakhstan

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Sri_Lanka.svg Sri Lanka

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Syria

[sửa] Các quốc gia không còn sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Afghanistan.svg Afghanistan

  • Không quân Afghan:
    có khoảng 30 chiếc hoạt động từ năm 1979 đến năm 1993, nhưng không có
    gì để chứng minh chuyện đó. MiG-23 và MiG-27 của Liên Xô hoạt động rộng
    khắp tại Afghanistan trong suốt cuộc chiến tại đó.

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iraq.svg Iraq

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Nga

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg Ukraina

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên Xô

[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-27K)


[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 17.1 m (56 ft)
  • Sải cánh: xòe 13.8 m (45 ft 3 in), cụp 7.4 m (24 ft 3 in)
  • Chiều cao: 5 m (16 ft 5 in)
  • Diện tích cánh: xòe 37.35 m² (402.0 ft²), cụp 34.16 m² (367.7 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 11.908 kg (26.252 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 18.100 kg (39.900 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 20.670 kg (45.570 lb)
  • Động cơ: 1× Khatchaturov R-29-300, lực đẩy 81 kN (18.300 lbf) và 123 kN (27.600 lbf) với nhiên liệu phụ trội

[sửa] Hiệu suất bay



[sửa] Vũ khí



  • 1x pháo 30 mm GSh-6-30 với 260-300 viên đạn
  • 7 giá treo vũ khí với trọng lượng vũ khí là 4.000 kg (8.800 lb), bao
    gồm bom thông thường, tên lửa, súng SPPU-22 và SPPU-6, đạn tự hành
    không đối đất có dẫn hướng.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 9:11 pm

Mikoyan MiG-29






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-29KiểuHãng sản xuấtTình trạng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-Mig-29_on_landing

MiG-29UB huấn luyện của Không quân Nga
Máy bay tiêm kích đa nhiệm
Mikoyan
Chuyến bay đầu tiên6 tháng 10-1977
Được giới thiệuTháng 8-1983
Hoạt động tích cực
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Không quân Nga
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Không quân Ấn Độ
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg Không quân Algeria
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg Không quân Ukraina
Được chế tạo1982-nay
Số lượng được sản xuất1257+
Chi phí máy bay29 triệu USD[1][2]
Những phương án tương tựMikoyan MiG-29M
Mikoyan MiG-35
Mikoyan MiG-29 (tiếng Nga: Микоян МиГ-29) (tên ký hiệu của NATO "Fulcrum" (Điểm tựa)) là một loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô
(cũ) và Nga (hiện nay) thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai
trò chiếm ưu thế trên không. Được phát triển vào thập niên 1970 bởi
Phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983, và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tên gọi "Fulcrum" của NATO không được các phi công Xô viết sử dụng.[3] MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon, và F/A-18 Hornet.
Tới nay, đã có khoảng 1.600 chiếc được sản xuất, 900 trong số đó để
xuất khẩu. Một chiếc MiG–29 từng được Nga rao bán với giá 40 triệu USD
nhưng nay ở các thị trường, MiG–29 luôn gặp số phận hẩm hiu. Moldova
muốn "tống khứ" nốt 6 chiếc MiG-29 còn lại trong biên chế Không quân
nước này với một mức giá rẻ bèo, 1 triệu USD/chiếc. Cuối năm 2008, Nga
chào bán cho Lebanon 10 máy bay MiG–29 với mức “chiết khấu lớn” (chỉ có
giá ít hơn 5 triệu USD/chiếc) nhưng không được quốc gia này đồng ý. Một
phần lý do chính là chi phí bảo dưỡng đắt đỏ, khoảng 5 triệu USD/năm.[4] Trong khi MiG-29 bán ế thì các đối thủ chính của nó, F-16 Fighting Falcon bán rất chạy ở Trung Đông. Do đơn đặt hàng của Oman trị giá tới 3,5 tỷ USD, hãng Lockheed Martin
sẽ phải tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm
2013-2015. Ả Rập Saudi cũng đặt mua F-15 Silent Eagle do Tập đoàn Boeing
chế tạo với trị giá 30 tỷ USD. Quốc gia này cũng đã tuyên bố kế hoạch
mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của Mỹ với tổng trị giá lên tới
60 tỷ USD[5

Sự phát triển

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig-29UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29UB thuộc đội biểu diễn Swifts Aerobatic Team ('Strizhi')




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29ASlovakiaTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Slovakia




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-HuAF_MIG29UBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29UB tại triển lãm hàng không Koksijde 2005




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_Fulcrum_B_LuftwaffeTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 Fulcrum B của Đức




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29SEFAPTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29SE của Peru




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Soviet_MiG-29_DF-ST-99-04977Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Nga trong một triển lãm hàng không





Lịch sử của MiG-29, giống như loại Sukhoi Su-27 "Flanker" lớn hơn, bắt đầu vào năm 1969 khi mà Liên Xô nghiên cứu chương trình 'F-X' của Không quân Hoa Kỳ, kết quả đầu tiên của chương trình này là F-15 Eagle.
Giới lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ đã nhận thức được những máy bay
tiêm kích mới của Mỹ có công nghệ vượt trội hơn hẳn so với máy bay tiêm kích của Liên Xô lúc ấy. MiG-21
"Fishbed" là một mẫu máy bay rất nhanh nhẹn, cơ động so với các mẫu máy
bay tiêu chuẩn lúc ấy, nhưng nó lại thiếu tầm bay, vũ khí và khả năng
phát triển. MiG-23 "Flogger", được phát triển để làm đối thủ với F-4 Phantom II,
MiG-23 rất nhanh và có nhiều không gian bên trong cho nhiên liệu và các
linh kiện trang bị, nhưng nó lại thiếu khả năng cơ động và hỗn chiến do
khối lượng lớn hơn nhiều so với MiG-21. Liên Xô cần một loại máy bay
tiêm kích cân bằng giữa sự nhanh nhẹn, cơ động và hệ thống kỹ thuật hiện
đại tinh vi. Kết quả là, Hội đồng bộ trưởng Xô Viết đã đưa ra yêu cầu
về đề án PFI (ПФИ - перспективный фронтовой истребитель,
có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến tiên tiến"). Yêu cầu trên đã
bộc lộ nhiều tham vọng về một loại máy bay tiêm kích có phạm vi hoạt
động lớn, thích nghi với chiến trường hẹp (bao gồm cả việc cất, hạ cánh
trên đường băng xấu), khả năng nhanh nhẹn cơ động cao, có tốc độ Mach
2+, và mang được vũ khí hạng nặng. Phác thảo khí động học cho loại máy
bay mới phần lớn được thực hiện ở TsAGI (Viện khí động học Nga), hợp tác với Phòng thiết kế Sukhoi.
Tuy nhiên, vào năm 1971
người Xô Viết nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại
rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành
các chương trình TPFI (ТПФИ - тяжёлый ПФИ, có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến tiên tiến hạng nặng") và LPFI (ЛПФИ - легкий ПФИ,
có nghĩa là "Máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ"), những chương
trình của Liên Xô được tiến hành song song với quyết định cùng thời gian
của Không quân Mỹ về chương trình "Máy bay tiêm kích hạng nhẹ" và F-16 Fighting Falcon, YF-17 Cobra. Loại máy bay tiêm kích hạng nặng vẫn được Sukhoi phát triển, kết quả là Su-27 "Flanker", trong khi loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Mikoyan phát triển. Thiết kế chi tiết của loại máy bay hạng nhẹ được tổng hợp thành Product 9, với tên gọi đầu tiên là MiG-29A vào năm 1974, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 10-1977. Những chiếc MiG-29 tiền sản xuất bị phát hiện đầu tiên bởi những vệ tinh do thám của Mỹ vào tháng 11-1977; và chúng được người Mỹ gán cho mật danh là Ram-L bởi vì nó được quan sát thấy tại Trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thành phố Ramenskoye. Ban đầu Phương Tây đưa ra suy đoán ám chỉ Ram-L có dáng vẻ giống với YF-17 Cobra và động cơ là loại động cơ phản lực tuabin phụ trội Tumansky R-25.
Dù chương trình bị trì hoãn do mất hai nguyên mẫu thử nghiệm do tai nạn động cơ, nhưng phiên bản sản xuất MiG-29B đã đi vào hoạt động chính thức vào tháng 8-1983, tại đơn vị đóng ở căn cứ không quân Kubinka. Những cuộc thử nghiệm công nhận cấp nhà nước hoàn thành vào năm 1984, và những đợt giao máy bay bắt đầu vào cùng năm cho Hàng không tiền tuyến Xô viết.
Khối lượng công việc chia ra giữa TPFI và LPFI trở nên rõ ràng hơn
khi MiG-29 được trang bị cho các đơn vị hoạt động ở tiền tuyến của VVS (không quân Xô viết
vào giữa thập niên 1980. Trong khi loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa
Su-27 được giao nhiệm vụ với vai trò nguy hiểm như xuất kích không đối
không tấn công các máy bay chiến đấu từ xa cũng như phá hủy các khí tài
đắt tiền của Phương Tây ở hậu phương của quân địch, thì MiG-29 nhỏ hơn
thay thế trực tiếp cho MiG-23 ở các đơn vị thuộc hàng không tiền tuyến
như không chiến trực diện. MiG-29 được bố trí tương đối gần với tiền
tuyến, nhiệm vụ của nó là chiếm ưu thế trên không trong một khu vực để
hỗ trợ các đơn vị bộ binh cơ giới của Liên Xô.
Bộ phận hạ cánh khỏe và vỉ bảo vệ ở khe hút khí vào động cơ giúp MiG-29
có thể hoạt động từ những đường băng bị hư hại chưa được chuẩn bị, đáp
ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong cuộc chiến hiện đại thường diễn ra
rất nhanh. MiG-29 còn được giao nhiệm vụ bảo vệ cứ điểm và ngăn chặn đối
phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ các máy bay cường kích khỏi các máy bay tiêm kích của NATO
như F-15 và F-16. Những chiếc MiG-29 thuộc hàng không tiền tuyến sẽ bảo
đảm cho các lực lượng mặt đất của Liên Xô có thể hoạt động dưới một
"tán ô" được bảo vệ, tán ô này cũng sẽ di chuyển cùng với các đơn vị.
Ở Phương Tây, loại máy bay tiêm kích mới của Liên Xôtên ký hiệu của NATO"Fulcrum-A"
cho mẫu tiên sản xuất MiG-29A, và tên gọi này được thừa nhận rộng rãi,
trong khi đó loại máy bay mới này vẫn là một ẩn số đối với Phương Tây
lúc đó. Phiên bản MiG-29B dành cho xuất khẩu rộng rãi nhưng nó là một
phiên bản yếu hơn so MiG-29B của Liên Xô, nó được biết đến với tên MiG-29B 9-12AMiG-29B 9-12B (tương ứng cho các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa và các nước ngoài khối này), nó có hệ thống điện tử hạn chế và không mang được vũ khí hạt nhân. Tổng cộng đã có khoảng 840 chiếc MiG-29B được sản xuất.
Phiên bản nguyên gốc của MiG-29 với hệ thống điện tử hàng không cải tiến chỉ dành cho Liên Xô, nhưng những phiên bản đa vai trò của Mikoyan, bao gồm cả phiên bản hoạt động trên tàu sân bay có tên gọi là MiG-29K
chưa bao giờ được sản xuất với số lượng lớn. Ở thời kỳ hậu Xô viết, sự
phát triển MiG-29 đã gặp nhiều khó khăn do Phòng thiết kế Mikoyan thiếu
những ủng hộ chính trị so với đối thủ là Sukhoi.
Một số phiên bản tiên tiến hơn vẫ đang được theo đuổi cho xuất khẩu, và
những nâng cấp cho các máy bay Nga đang hoạt động hiện nay vẫn tỏ ra
thích hợp. Những phiên bản mới của MiG-29 có tên gọi là MiG-29SMTMiG-29M1/M2 hiện đang được phát triển. Hơn nữa, việc phát triển phiên bản hoạt động trên tàu sân bay MiG-29K đang được tiếp tục tiến hành cho Hải quân Ấn Độ trang bị trên tàu sân bay INS Vikramaditya (trước đây là tàu sân bay Admiral Gorshkov của Nga). Phiên bản này trước đây đựoc phát triển để trang bị cho tàu sân bay Admiral Kuznetsov, nhưng loại Sukhoi Su-33 lớn hơn đã được ưu tiên trang bị.
Liên Xô không gán các "tên thông dụng" chính thức cho máy bay của
mình, mặc dù tên biệt danh không chính thức là chuyện bình thường. Đặc
biệt hơn, một số phi công Liên Xô thấy tên gọi ký hiệu Fulcrum của NATO
cho MiG-29 là một sự mô tả tâng bốc mục đích chủ định của máy bay, và nó
đôi khi được sử dụng không chính thứ trong các đơn vị của Nga.[3]
MiG-29 xuất hiện công khai trước Phương Tây lần đầu tiên khi nó có một cuộc viếng thăm đến Phần Lan vào tháng 7-1986. 2 chiếc MiG-29 cũng được đem đến tham dự triển lãm hàng không Farnborough tại Anh vào tháng 9-1988.
Các chuyên gia Phương Tây rất ấn tượng về khả năng không thể chối cãi
và sự nhanh nhẹn khác thường của MiG-29, nhưng MiG-29 lại quá nhiều khói
do động cơ Klimov của nó gây ra.
MiG-29 được xuất khẩu cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Cộng hòa Séc, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô (cũ) Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan
đã cho một số lớn MiG-29 nghỉ hoạt động sau khi Liên Xô tan rã; một số
vẫn còn hoạt động, một số đem bán như 34 chiếc MiG-29 đã được Moldova
bán cho nước ngoài.
[sửa] Thiết kế


[sửa] Đặc điểm nổi bật

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 180px-DeutschMiG-29G%28DF-SD-05-07712%29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Đức





Vì nó được phát triển cùng với những thông số cơ bản được đưa ra bởi TsAGI cho nguyên bản chính PFI, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý. Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite.
Nó có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước
(LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ
thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Những gờ mỏng tự động đặt trên
gờ trước cánh; chúng có 4 đoạn ở những kiểu đầu và 5 đoạn ở những phiên
bản sau này. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh
liệng ở đầu cánh.
MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền
dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có hệ thống điều
khiển fly-by-wire. Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn
lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy
bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn. Hệ
thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới
hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa
bằng thao tác của phi công.
[sửa] Động cơ


Bài chi tiết: Klimov RD-33

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Krzesiny_40RBTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Động cơ của MiG-29





MiG-29 có 2 động cơ phản lực Klimov RD-33
được lắp đặt trong khoảng không gian rộng, mỗi động cơ có công suất 50
kN và 83.5 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội. Khoảng không gian giữa 2 động
cơ sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh, một cải
tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ nhằm nâng cao khả
năng cơ động. Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết
kế ngay dưới gốc diềm cánh (LERXs), có độ dốc thay đổi được nhằm tăng
tốc độ. Nó thích nghi hoàn toàn với điều kiện hoạt động tại chiến
trường, lối dẫn khí chính có thể được đóng hoàn toàn và động cơ thay đổi
sang sử dụng bộ nạp khí phụ trên thân máy bay để cất cánh, hạ cánh, và
bay ở độ cao thấp, ngăn ngừa những mảnh vỡ từ dưới đất bắn vào gây hư
hại động cơ máy bay (FOD, hư hại do vật thể bên ngoài). Trong trường hợp
này động cơ nhận được luồng không khí xuyên qua mái hắt trên LERXs được
mở tự động khi khe hút khí được đóng. Tuy nhiên ở những phiên bản sau
này của MiG-29 là MiG-35, mái hắt ở lưng bị bỏ đi, và thay thế bằng
thiết kế tấm màn chắn mắt lưới ở khe hút khí chính, tương tự như màn
chắn của Su-27.[6]
[sửa] Hệ thống nhiên liệu và tầm bay

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29A50ROTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29A





MiG-29B chỉ chứa được 4.365 lít nhiên liệu
được lưu trữ trong 6 thùng chứa, 4 ở trong thân và mỗi cánh một thùng.
Do chứa được khối lượng nhiên liệu hạn chế nên nó có phạm vi hoạt động
hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của một máy bay tiêm kích phòng
thủ cứ điểm. Để phục vụ trong những chuyến bay dài, nó cần được cung cấp
thêm một lượng nhiên liệu phụ là 1.500 lít (330 Imp gal, 395 USgal),
được chứa trong một thùng chứa nằm ở giữa máy bay, trong các phiên bản
sau, 2 thùng nhiên liệu phụ đã được thêm vào dưới cánh, mỗi thùng chứa 1.150 lít nhiên liệu. Ngoài ra một số nhỏ MiG-29 được trang bị hệ thống cần tiếp nhiên liệu trên không,
cho phép máy bay ở trên không lâu hơn trong một chuyến bay, hệ thống
nạp nhiên liệu trên không cho máy bay từ máy bay chở dầu gồm có một ống
kim loại đặt ở đầu máy bay nhận nhiên liệu và một ống tiếp có phễu từ
máy bay vận tải. Một số khung máy bay MiG-29B đã được nâng cấp lên thành
cấu hình "Fatback" (MiG-29 9-13), phiên bản này có thêm một thùng nhiên liệu bên trong được gắn dưới lưng. Một số phiên bản tiên tiến, như MiG-35,
có thể mang thêm một thùng nhiên liệu nữa dọc lưng máy bay cho phù hợp
với nhiệm vụ, dẫu rằng không có thùng nhiên liệu này cũng không ảnh
hưởng gì đến việc thực hiện nhiệm vụ.
[sửa] Buồng lái


Phi công lái máy bay với một cần điều khiển ở giữa truyền thống và ga ở tay trái. Loại ghế dành cho phi công là loại ghế phóng Zvezda K-36DM, nó thể hiện một cách ấn tượng trong trường hợp thoát khẩn cấp dành cho phi công.
Buồng lái của MiG-29 có những mặt đồng hồ thông thường, với màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD) và hệ thống hiển thị trên mũ của phi công Shchel-3UM, nhưng nó không có HOTAS
(thanh điều khiển kiểu phương Tây). Nhưng dù sao, MiG-29 có tầm nhìn
tốt hơn so với những máy bay tiêm kích phản lực trước đó của Nga, nhờ
vòm kính bọt đặt trên cao. Những phiên bản nâng cấp được giới thiệu với
"buồng lái thủy tinh" được trang bị màn hình hiển thị đa chức năng tinh
thể lỏng (LCD) hiện đại và một hệ thống HOTAS thật sự
[sửa] Cảm biến

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_cockpit_3Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Buồng lái MiG-29




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-German_MIG-29_NoseTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

IRST của MiG-29





MiG-29B có một một hệ thống radar điều khiển hỏa lực Phazotron RLPK-29 (Radiolokatsyonnyi Pritselnyi Kompleks) gồm radar xung-Doppler phát hiện theo dõi và khóa mục tiêu N-019 ((Sapfir 29; tên ký hiệu của NATO
"Slot Back"), và một máy tính số Ts100.02-02. Phiên bản radar gốc của
MiG-29 là N-019A, nó đã đặt MiG-29 chỉ ngang hàng với những loại radar
tương đương của Phương Tây, điều này đã gây nên những thất vọng đối với
VVS (Không quân Xô Viết).
Nó có thiếu sót nghiêm trọng trong giao chiến ngoài tầm nhìn (BVR).
MiG-29 theo dõi mục tiêu là máy bay chiến đấu từ khoảng cách 70 km (38
hải lý) phía trước mặt và 35 km (19 nm) phía sau. Phạm vi theo dõi máy
bay ném bom được mở rộng gấp 2 lần. 10 mục tiêu có thể hiện lên trên màn
hình theo dõi, nhưng radar chỉ khóa một mục tiêu cho tên lửa điều khiển
bán chủ động (SARH). Bộ xử lý tín hiệu cũng gặp rắc rối khi gặp phải
những quấy phá từ mặt đất, và phạm vi trong phát hiện theo dõi tầm xa đã
bị giảm bớt. Nó cũng khá dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử. Điều này có
nghĩa là MiG-29 không có khả năng sử dụng loại tên lửa tầm xa SARH mới
đáng tin cậy Vympel R-27 (NATO AA-10 "Alamo").
Khả năng kém cỏi bắt nguồn phần lớn từ thực tế radar N-019 không phải
là một thiết kế mới. Thay vào đó, hệ thống này là một phát triển xa hơn
của cấu trúc đã sử dụng trong hệ thống Sapfir-23ML của Phazotron, đã sử
dụng trên MiG-23ML. Khi thiết kế chi tiết MiG-29 thời kỳ đầu vào giữa
thập niên 1970, Phazotron NIIR được giao nhiệm vụ sản xuất một radar
hiện đại cho MiG-29. Để kịp tốc độ phát triển, Phazotron đặt cơ sở thiết
kế mới dựa trên chương trình radar thử nghiệm của "Soyuz" của NPO Istok
trước đó. Do đó, N-019 ban đầu dự định có ngăn ăng-ten mảng pha hai
chiều và bộ xử lý tín hiệu số, giúp máy bay có thể dò tìm và theo dõi
mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu trong một phạm vi ít nhất là 100 km. Được
chế tạo từ những công nghệ điện tử hàng không Liên Xô lúc đó, đây là một
mục đích đầy tham vọng. Thử nghiệm và những nguyên mẫu nhanh chóng để
lộ ra nó không thể đạt được khung thời gian như yêu cầu đòi hỏi, ít nhất
không phải trong một radar sẽ được đặt trong mũi của MiG-29. Khi thiết
kế một radar hoàn toàn mới, mặc dù khiêm nhường hơn, Phazotron quay trở
lại một phiên bản của ăng-ten gương kép quay quanh được sử dụng thành
công ở Sapfir-23ML nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Hệ thống này sử
dụng cùng bộ xử lý tín hiệu tương tự (analog signal) với những thiết kế
trước đó của họ, ghép với một máy tính số Ts100 do NII Argon thiết kế.
Trong khi cách giải quuyết này đưa ra một hệ thống radar làm việc cho máy bay tiêm kích
mới, nó kế thừa tất cả các điểm yếu của thiết kế trước đó. Việc tin cậy
vào công nghệ thập niên 1960 tiếp tục lây truyền cho MiG-29 dưới dạng
khả năng của nó trong phát hiện và theo dõi mục tiêu trên không ở khoảng
cách mà tên lửa R-27R-77 có thể vươn tới, dù thiết kế mới như bộ xử lý tín hiệu địa chỉ số N-010 Zhuk-M
quan trọng, vẫn còn những khuyết điểm cố hữu trong thiết kế tương tự
(analog). Còn đa số máy bay MiG-29 đang tiếp tục hoạt động sử dụng radar
tương tự (analog) N-019 hoặc N-019M, dù VVS biểu hiện mong muốn nâng cấp tất cả những chiếc MiG-29 hiện có với hệ thống số hoàn toàn.
Bí mật của loại radar N-019 đã bị một kỹ sư thiết kế của Phazotron là Adolf Tolkachev cung cấp cho CIA vào năm 1986. Để đáp lại mọi rắc rối, Liên Xô vội vàng đưa ra phiên bản radar sửa đổi N019M Topaz cho loại MiG-29S
nâng cấp. Tuy nhiên, VVS vẫ chưa thỏa mãn với tính năng của hệ thống và
yêu cấu những bản cải tiến khác. Phiên bản nâng cấp mới đây được trang
bị loại radar N-010 Zhuk-M, có một mạng anten 2 chiều, cải thiện
phạm vi hoạt động, và khả năng xử lý nhiều tình huống, phát hiện, theo
dõi nhiều mục tiêu, và khả năng tương thích với loại tên lửa không đối không Vympel R-77 (hay RVV-AE) (NATO AA-12 "Adder"). Một phần hữu ích từ MiG-29 được chia sẻ với Sukhoi Su-27 là hệ thống S-31E2 KOLS, một sự kết hợp giữa bộ phận đo khoảng cách bằng tia laser (kính trắc viễn laser) và IRTS (tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại)
trong một bộ phân được goi là "con ngươi" ở phía trước vòm buồng lái.
Nó có thể kết hợp với radar hoặc sử dụng độc lập, và cung cấp độ chính
xác đặc biệt cho quá trình ngắm bắn bằng radar hay máy tính.
[sửa] Vũ khí

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_2Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Một chiếc MiG-29 với vũ khí





Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30-1
ở gốc cánh trái. Lúc đầu nó có 150 viên đạn, nhưng sau này bị giảm
xuống còn 100 viên trong các phiên bản sau này của MiG-29. MiG-29B
nguyên bản không thể khai hỏa pháo khi nó mang thùng nhiên liệu ở giữa
thân máy bay vì nó ngăn cản việc tống vỏ đạn ra ngoài. Vấn đề này sau đó
được sửa chữa trong MiG-29S và các phiên bản sau đó. 3 giá treo được
gắn vào mỗi cánh (4 giá treo ở một số phiên bản). Trong mỗi giá treo có
một thùng nhiên liệu chưa được 1.150 lít nhiên liệu, mỗi giá treo mang
được 1 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo"),
hoặc bom không điều khiển hoặc rocket. Một số máy bay Xô Viết có thể
mang 1 quả bom hạt nhân tại giá treo đặc biệt nằm ở giữa thân. Những
điểm treo phía ngoài thường mang tên lửa không chiến tầm gần R-73 (AA-11 "Archer"), mặc dù một số vẫn sử dụng loại tên lửa cũ R-60 (AA-8 "Aphid"). MiG-29B nguyên bản có thể mang bom thường và tên lửa không điều khiển, đây không phải là vũ khí thông minh. Những phiên bản nâng cấp mang được bom dẫn hướng bằng laser và bom dẫn hướng quang học (electro-optical bomb), cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển.
[sửa] Bị ăn mòn


Theo Trung tướng Sergei Bainetov, Giám đốc Cơ quan phụ trách an ninh các chuyến bay của Lực lượng Vũ trang Nga thì sau vụ tai nạn MiG-29 xảy ra hôm 05/12/2008 cách sân bay Domna khoảng 5km tại khu vực Chita, phía Đông Siberia khiến 1 phi công quân sự Nga thiệt mạng, một nhóm thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành kiểm tra tất cả số máy bay tiêm kích này và đã loại bỏ khoảng 90 chiếc. Nhóm thanh tra đã phát hiện ra sự ăn mòn ở phần đuôi máy bay thậm chí trên cả những máy bay hoàn toàn mới với thời gian bay chưa đến 150 giờ.[7]
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 9:17 pm

Mig 29(tiếp)
Lịch sử hoạt động

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-HuAFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29UB của không quân Hungary tại Triển lãm hàng không Koksijde 2005




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Bosnia_mig29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 bị phá hủy ở Bosnia và Herzegovina




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-U.S._F-16C_Fighting_Falcon_and_Polish_Mikoyan-Gurevich_MiG-29A_over_Krzesiny_air_base%2C_Poland_-_20050615Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 và F-16 của Ba Lan





[sửa] Hoạt động chiến đấu


Liên Xô đã xuất khẩu MiG-29 cho một số quốc gia đang phát triển. Vì máy bay tiêm kích
thế hệ thứ 4 yêu cầu các phi công phải có nhiều kinh nghiệm, cơ sở hạ
tầng phục vụ, bảo dưỡng và nâng cấp, những chiếc MiG-29 đã có lịch sử
hoạt động đa dạng với nhiều lực lượng không quân khác nhau. Ví dụ, trong
khi những chiếc MiG-29 có một lịch sử hoạt động ưu tú trong Không quân Ấn Độ, Ấn Độ
đã đầu tư rất lớn vào loại máy bay này, tuy nhiên MiG-29 lại không có
được những thành tích tốt trong lực lượng không quân một số quốc gia như
IraqNam Tư.
Những chiếc MiG-29 do các phi công Iraq điều khiển đã tham chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Theo không quân Hoa Kỳ, 5 chiếc MiG-29 đã bị bắn hạ bởi những chiếc F-15.[8] 8 chiếc MiG-29 đã bay sang Iran, những chiếc máy bay này sau đó đã được biên chế hoạt động trong Không quân Iran, ngoài ra Iran cũng mua những chiếc MiG-29 khác từ Nga.
Một chiếc MiG-29UB của Cuba đã bắn hạ 2 chiếc máy bay dân sự loại Cessna 337 của tổ chức người Cuba lưu vong có tên gọi Những người anh em cứu nguy vào năm 1996. Khi những chiếc máy bay này xâm nhập vào không phận Cuba.[9]
Năm 1999, 2 chiếc MiG-29 của Không quân Eritrea đã bị bắn hạ bởi những chiếc Su-27 của Không quân Ethiopia. Lần thứ nhất vào 25 tháng 2-1999 và lần thứ hai vào 26 tháng 2-1999.
Một bản báo cáo khác cũng đề cập đến việc 5 chiếc MiG-29 đã bị bắn hạ
bởi Su-27. Trong khi một số nguồn báo cáo nói rằng những chiếc MiG-29
của Eritrea đã bắn hạ 2 chiếc MiG-21 của Ethiopia. Báo cáo khác cũng nói rằng MiG-29 của Eritrea đã bắn hạ 3 chiếc MiG-23. Rất ít thông tin được làm rõ trong cuộc xung đột nhỏ này và các báo cáo của cả 2 phía đều rất sơ sài, thiếu chi tiết.[9] Người ta cho rằng những phi công của NgaUkraina đã huấn luyện cho các phi công của 2 nước này.
Ngày 20 tháng 4-2008, Gruzia chính thức cáo buộc một chiếc MiG-29 của Nga đã bắn hạ một phương tiện bay không người lái
Hermes 450 của mình và cung cấp một đoạn băng video quay từ chiếc máy
bay không người lái bị bắn hạ, quay cảnh một chiếc MiG-29 đã bắn một tên lửa không đối không
vào nó. Nga phủ nhận máy bay đó là của mình và nói họ không có bất kỳ
phi công nào thực hiện bay vào ngày hôm đó. Người đứng đầu chính quyền
ly khai Abkhazia tuyên bố lực lượng quân sự đã bắn hạ máy bay không người lái bằng một chiếc L-39 "vì nó xâm phạm không phận Abkhaz và phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn."[10] Kết luận điều tra về đoạn video của UN chỉ ra đoạn video là thật và máy bay không người lái đó đúng là đã bị bắn hạ bởi một chiếc MiG-29 hoặc Su-27 của Nga sử dụng một tên lửa tầm nhiệt R-73 [10].
Ngày 10 tháng 5-2008, lực lượng vũ trang của Phong trào Công lý và Bình đẳng Darfur (JEM) đã thực hiện một cuộc tấn công vào thủ đô Sudan.
Trong cuộc tấn công, 1 chiếc MiG-29 của Không quân Sudan đã bị bắn hạ
bởi súng máy 14.5 và 12.7 mm của lực lượng phản loạn Phong trào Công lý
và Bình đẳng Darfur, chiếc MiG-29 này đang thực hiện một cuộc tấn công
một đoàn xe hộ tống ở ngoại ô Khartoum của Omdurman. Máy bay được điều
khiển bởi một phi công người Nga (lính đánh thuê). Viên phi công đã chết
khi dù không mở sau khi thoát khỏi máy bay. Lực lượng chính quy của
Sudan đã đẩy lùi quân phản loạn và Sudan đã cáo buộc Chad đã giúp đỡ JEM trong cuộc tấn công này. [11] [12][13]
[sửa] MiG-29 trong biên chế của Ấn Độ

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-DeutschMiG-29G%28DF-SD-05-07713%29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig_29_firing_AA-10Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 bắn tên lửa AA-10





Không quân Ấn Độ (IAF) đã đặt mua hơn 50 chiếc MiG-29 vào năm 1980 trong khi nó vẫn đang trong giai đoạn phát triên ban đầu. Từ khi bắt đầu hoạt động trong IAF vào năm 1985,
MiG-29 đã trải qua một loạt những sửa đổi như thêm vào hệ thống điện tử
hàng không mới, các hệ thống phụ, động cơ phản lực cánh quạt đẩy và radar.[11] Phiên bản nâng cấp của Ấn Độ được biết đến với tên gọi Baaz (tiếng Hindi: Hawk - Chim ứng) và là thành phần quan trọng thứ hai trong phi đội máy bay tấn công của IAF sau Sukhoi Su-30MKI.
Thành tích hoạt động tốt MiG-29 đã khiến Ấn Độ ký một thỏa thuận với Nga vào năm 2005-2006 để nâng cấp 67 chiếc MiG-29 với trị giá lên đến 888 triệu USD. Theo đó, Nga sẽ thay thế radar N-019 cũ bằng loại Phazatron Zhuk-M. Nga cũng cấp giấy phép sản xuất 120 động cơ phản lực Klimov RD-33RD-33 series 3 cho Hindustan Aeronautics Limited để nâng cấp[12]. Những chiếc MiG-29 cũng được nâng cấp để có thể tiếp nhiên liệu trên không nhằm tăng thời gian bay.[13] Năm 2008, IAF cũng ký một hợp đồng chính thức trị giá 900 triệu USD
với Tập đoàn MiG về việc nâng cấp 69 chiếc MiG-29 đang hoạt động của
họ. Hợp đồng nâng cấp bao gồm một hệ thống điều khiển vũ khí mới, hệ
thống điện tử hàng không, buồng lái, tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất chính xác cao và bom
thông minh. Những chiếc MiG-29 nâng cấp sẽ có khả năng chiến đầu ngoài
tầm nhìn (BVR) tăng lên. 6 chiếc MiG-29 đầu tiên sẽ được nâng cấp tại
Nga trong khi 63 chiếc còn lại sẽ được nâng cấp tại nhà máy của
Hindustan Aeronautics ở Ấn Độ. Ấn Độ cũng ký một hợp đồng nhiều triệu USD với hãng Israel Aircraft Industries để cung cấp hệ thống điện tử hàng không và hệ thống phụ cho nâng cấp.[14] Không quân Ấn Độ đã sửa đổi và thử nghiệm thành công những chiếc MiG-29 bắn loại tên lửa BVR (loại tên lửa hạ mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn) R-77 Adder
(RVV-AE). Người ta tin rằng mọi chiếc MiG-29 của Không quân Ấn Độ đều
được nâng cấp để sử dụng R-77 Adder như một thứ vũ khí tiêu chuẩn.
MiG-29 cũng được sửa đổi để tương thích với các loại tên lửa BVR do Ấn
Độ tự phát triển nằm trong chương trình có tên là Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp (hay tên gọi tắt là Astra).
[sửa] Cuộc xung đột Kargil


Những chiếc MiG-29 của Ấn Độ đã tham gia Chiến tranh KargilKashmir năm 1999. Không quân Ấn Độ (IAF) đã sử dụng MiG-29 với cường độ lớn để hộ tống cho những chiếc Mirage 2000
ném bom điều khiển bằng laser vào các vị trí của đối phương. Theo các
nguồn tin của Ấn Độ, trong thời gian diễn ra chiến tranh Kargil, 2 chiếc
MiG-29 thuộc phi đội 47 IAF (Cung thủ đen) đã thành công khi khóa được 2
chiếc F-16 của Không quân Pakistan (PAF) khi đang đến gần không phận của Ấn Độ, MiG-29 nhận lệnh từ bộ chỉ huy IAF để bỏ cuộc săn đuổi đối phương.[15] Sau sự kiện này, PAF đã ra lệnh mọi máy bay đều phải ở trong không phận của Pakistan.
Tuy nhiên, tuyên đố này đã bị bác bỏ bởi không quân Pakistan và không
có bằng chứng chứng minh tuyên bố của IAF. Đồng thời, trong thời gian
diễn ra cuộc xung đột, MiG-29 của Ấn Độ đã được trang bị tên lửa RVV-AE (R-77) với khả năng BVR cho phép Ấn Độ đạt được ưu thế trên không trong cuộc xung đột.
[sửa] MiG-29 trong lực lượng của Nam Tư và Serbia

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_YUTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

2 chiếc Yugoslav MiG-29 (số 18102 và 18109) tại căn cứ không quân Batajnica.






Không quân Liên bang Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư đã mua tổng cộng 14 chiếc MiG-29 và 2 chiếc MiG-29UB từ Liên Xô năm 1987. MiG-29 bắt đầu hoạt động trong 127. Lovacka Avijacijska Eskadrila (127. LAE, Phi đội không quân tiêm kích), còn được biết đến với tên gọi Vitezovi (Hiệp sĩ), thuộc 204. Lovacki Avijacijski Puk (204. LAP, Trung đoàn không quân tiêm kích) đóng tại Căn cứ không quân Batajnica, phía tây Belgrade, ngày nay là Cộng hòa Serbia. Máy bay được chỉ định mang tên L-18 (Lovac, máy bay tiêm kích), hay NL-18 ('Nastavni Lovac, máy bay tiêm kích huấn luyện) cho phiên bản "UB".
Những chiếc MiG-29 trong không quân Nam Tư được đánh số từ:

  • MiG-29: 18101-18114
  • MiG-29UB: 18301-18302

[sửa] Cuộc chiến của NATO chống lại Liên bang Nam Tư


MiG-29 tiếp tục hoạt động trong Không quân Cộng hòa Liên bang Nam Tư
(sau khi Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư tan rã) và cuối
cùng thuộc Không quân Serbia. Trong thời gian lệnh cấm vận vũ khí diễn
ra đối với Nam Tư, điều kiện của MiG-29 trở nên tồi tệ hơn. Khi chiến
dịch Lực lượng Đồng minh diễn ra, những chiếc MiG-29 của Nam Tư đã 15
năm tuổi và thiếu phụ tùng thay thế. 2 chiếc MiG-29 đầu tiên bị phá hủy
mang số hiệu 18112 (phi công là Iljo Azrinov, rơi gầnPriština) và 18111 (phi công là Nebojša Nikolić, rơi gần Titel), vào ngày 24 tháng 3. Những chiếc MiG-29 đều cất cánh từ Căn cứ không quân Slatina. Chiếc MiG-29 số 18106 do Predrag Milutinović điều khiển đã rơi gần Kruševac vào cùng ngày. Vào 26 tháng 3, MiG-29 số 18114 do Slobodan Perić điều khiển và MiG-29 do Zoran Radoslavljević điều khiển cất cánh từ Căn cứ không quân Batajnica để đánh chặn 2 chiếc F-15C của NATO đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra không chiến trên không gần Bosnia. Perić bị bắn hạ gần Bijeljina nhưng vẫn sống sót, còn Radoslavljević bị thiệt mạng khi bị bắn hạ gần Valjevo. Chiếc MiG-29 số 18109 do Slobodan Tešanović điều khiển đã rơi gần sân bay Užice-Ponikve trong một chuyến bay thường vào ngày 4 tháng 5.
Như vậy đã có 6 chiếc MiG-29 bị phá hủy do bị bắn hạ, gặp tai nạn. 4
chiếc khác (18103, 18104, 18107, 18302) đã bị phá hủy khi đang đậu ở căn
cứ.
[sửa] Sau chiến tranh

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig_29_RadomTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 trong triển lãm hàng không Radom 2005.





Các đơn vị không quân vẫn tiếp tục sử dụng 5 chiếc MiG-29 còn lại (tỷ
lệ bay rất thấp) sau chiến tranh, dù họ phải thay thế những chiếc
MiG-29 bị mất bằng loại MiG-21 được sơ tán từ Pristina sau chiến tranh. Mùa xuân năm 2004, có tin cho rằng Không quân Cộng hòa Serbia và Montene sẽ ngừng sử dụng MiG-29 vì máy bay không được bảo dưỡng.[16]
Hiện nay, MiG-29 đã khôi phục hoạt động trong Không quân Serbia. Trong phi đội không quân tiêm kích 101.LAE (127.LAE và 126.LAE cũ), thuộc Căn cứ không quân 204, chiếc MiG-29 đầu tiên trở lại hoạt động vào tháng 2-2008,
chiếc thứ 2 vào tháng 3 (phiên bản UB mang số 18301) và chiếc thứ 3 vào
tháng 5. Còn hai chiếc khác sẽ trở lại hoạt động vào mùa hè năm 2008, khi động cơ và các thành phần của chúng được gửi trở lại sau khi đại tu ở Nga. Chiếc MiG-29 số 18101 được đại tu trước, xuất hiện lần đầu vào ngày 15 tháng 2, nhân Ngày quân đội SerbiaNgày quốc khánh cộng hòa Serbia, trong cuộc tập trận quân sự "Sretenje 2008"Niš. Máy bay được điều khiển bởi đại tá Nebojska Djukanovic, tư lện không quân và phòng không.[17]
Chiếc MiG-29 thứ hai trở lại phục vụ (MiG-29 UB số 18301) được sử dụng
để huấn luyện phi công của phi đội 101.LAE, đơn vị này đã không bay
MiG-29 kể từ năm 2004.[18] MiG-29 của Không quân Serbia được nhìn thấy lần cuối công khaiowr Novi Sad trong triển lãm hàng không "Čenej 2008".
Chiếc MiG-29 số 18101 do đại tá Nebojska Djukanovic điều khiển xuất
hiện lần đầu trong lớp sơn ngụy trang và biểu tượng mới. Chiếc thứ ba
đại tu (MiG-29 18105), cùng với chiếc đầu tiên đại tu đã bay trong cuộc
tập trận quâ sự của học viên Học viện quân sự Serbia"Diplomac 2008".[19]
[sửa] MiG-29 phục vụ tại Đức

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_SRGTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Đông Đức




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29A-Bulgaria-2007Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29A của Bulgaria





Cộng hòa Dân chủ Đức đã mua 24 chiếc MiG-29 (20 MiG-29A, 4 MiG-29UB), chúng bắt đầu hoạt động vào năm 1988-1989. Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11-1989 và nước Đức thống nhất vào tháng 10-1990, những chiếc MiG-29 và những máy bay khác của Luftstreitkräfte der NVA (Không quân Đông Đức) đã chuyển cho Luftwaffe (Không quân Tây Đức). Sau khi được hãng DaimlerChrysler Aerospace (hiện nay là EADS) nâng cấp để phù hợp với tiêu chuẩn NATO, chúng có tên gọi là MiG-29GMiG-29GT. Vào tháng 3-1991, 1 chiếc MiG-29 đã được gửi cho Không quân Mỹ để người Mỹ đánh giá, cùng với vài chiếc Su-22 và MiG-23.
Liên hiệp các nhà khoa học Hoa Kỳ tuyên bố MiG-29 tốt hơn F-15
và các máy bay tiêm kích khác của Mỹ trong không chiến tầm gần vì
MiG-29 được trang bị Helmet Mounted Weapons Sight (HMS - hiểu nôm na là
thiết bị ngắm bắn vũ khí gắn trên mũ phi công) và khả năng cơ động tốt
hơn.[20] Điều này đã được chứng minh khi MiG-29 của Không quân Đức tham gia cuộc tập trận DACT với các máy bay tiêm kích của Mỹ.[21][22]
Phi công Đức luôn luôn chiến thắng trong hỗn chiến tầm gần. HMS đóng
góp một phần rất lớn vào thành công này, nó cho phép phi công có thể
khóa bất cứ mục tiêu nào mà phi công có thể nhìn thấy, miễn sao mục tiêu
phải ở trong tầm bắn của tên lửa, bao gồm những mục tiêu gần như ngoài
boresight 45° (có thể hiểu boresight như hướng nhìn thẳng từ mũi máy bay
ra phía trước, ở đây thì MiG-29 có tầm nhìn thẳng từ mũi ra phía trước
là 45°, và nó có thể khóa tất cả mục tiêu nằm ngoài 45° này).[23]
Ngược lại với MiG-29, các máy bay của Mỹ chỉ có thể khóa mục tiêu trong
một tấm kính hẹp phía trước mũi máy bay. Người Mỹ vẫn không có được
thiết bị nào tương tự như HMS của người cho đến cuối năm 2003, khi Không quân MỹHải quân Mỹ có được khả năng hoạt động ban đầu của Hệ thống điều khiển đặt trên mũ chung.
Từ năm 1993, những chiếc MiG-29 của Đức đã được biên chế vào đơn vị không quân 1./JG73 "Steinhoff" ở Laage gần Rostock. Trong thời gian hoạt động trong không quân Đức, 1 chiếc MiG-29 ("29+09") đã bị phá hủy do tai nạn vào 25 tháng 6-1996 vì lỗi của phi công. Năm 2003, phi công Luftwaffe (không quân Đức) đã bay tổng cộng trên 30.000 giờ trên MiG-29. Vào tháng 09-2003, 22 trong 23 chiếc hiện còn của Đức đã được bán lại cho Không quân Ba Lan với giá tượng trưng là 1 € một chiếc.[24] Chiếc cuối cùng được chuyển vào tháng 8-2004.[14]
Chiếc MiG-29 ("29+03") thứ 23 vẫn được trưng bày ở Laage trước khi được chuyển đến Luftwaffenmuseum der BundeswehrSân bay Gatow Berlin vào năm 2006..[15]
[sửa] MiG-29 trong biên chế của Ba Lan


Sau khi những chiếc MiG-21MiG-23 của Ba Lan ngừng sử dụng vào năm 2003,
trong một thời gian ngắn Ba Lan chỉ có 22 chiếc MiG-29 từ Phi đội tiêm
kích chiến thuật số 1 làm nhiệm vụ đánh chặn. Với 22 chiếc MiG-29 do Đức
chuyển giao (hoạt động từ năm 2005
trong phi đội tiêm kích chiến thuật 41, thay thế MiG-21) đưa số lượng
MiG-29 của Ba Lan lên con số 44 chiếc (8 chiếc là phiên bản huấn luyện).
Từ năm 2007, MiG-29 được hỗ trợ bởi những chiếc F-16 Block 52+ từ phi đội chiến thuật số 3 (thay thế MiG-21) và số 6 (thay thế Su-22), từ năm 2008
F-16 sẽ biên chế trong phi đội chiến thuật số 10 (thay thế MiG-21).
Hiện Ba Lan đang là quốc gia thuộc NATO sử dụng MiG-29 nhiều nhất (chỉ
có 32 chiếc đang hoạt đông hiện tại). MIG-29 của Ba Lan hiện đang thuộc
Phi đội chiến thuật số 1 tại Căn cứ không quân số 23 gần Mińsk Mazowiecki và phi đội chiến thuật số 41 tại Căn cứ không quân số 22 gần Malbork. Ba Lan trước đây đã cho Israel thuê một chiếc MiG-29 đánh giá khả năng và chiếc MiG-29 này đã từ Israel bay về Ba Lan.
[sửa] MiG-29 tại Hoa Kỳ

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-F14_and_Royal_Malaysian_Air_Force_Mig29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Malaysia cùng với F-14 của không quân Mỹ.





Năm 1997, Mỹ đã mua được 21 chiếc máy bay của Moldova để đánh giá và phân tích, theo hiệp định Hợp tác chống mối đe dọa từ bên ngoài. 14 chiếc MiG-29 được trang bị một radar
gây nhiễu tích cực trong lưng và nó có khả năng trang bị vũ khí hạt
nhân. Một phần lý do mà Mỹ mua những máy bay này là để ngăn chặn chúng
sẽ được bán cho "quốc gia côn đồ", đặc biệt là Iran.[16] Cuối năm 1991, những chiếc MiG-29 đã được chuyển cho Trung tâm tình báo không trung và không gian quốc gia (NASIC) tại Căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio.
1 chiếc MiG-29S của Moldova hiện đang trưng bày tại Bảo tàng không quân
quốc gia Hoa Kỳ tại Wright-Patterson, và 1 chiếc MiG-29UB đang trưng
bày tại trụ sở NASIC. Số phận những chiếc MiG-29 của Moldova không được
tiết lộ, nhiều người tin rằng chúng đã bị loại bỏ. 1 chiếc MiG-29 đang
trưng bày tại Căn cứ không quân Nellis,
Nevada, trong màu sơn của Liên Xô, trong khi 1 chiếc khác của Moldova
đang đặt ở căn cứ trong màu ngụy trang nguyên bản của nó. Tại Căn cứ
không quân hải quân Fallon, 1 chiếc MiG-29 đang được trưng bày. Một
chiếc khác cũng được trưng bày tại Căn cứ không quân MacDill, trong khi một chiếc nữa đang ở Căn cứ không quân Goodfellow, Texas.
Một nhà sưu tập tư nhân, Don Kirlin, có 2 chiếc MiG-29 được mua lại từ Kyrgyzstan,
những chiếc MiG-29 này thiếu hệ thống điện tử và vài chi tiết khác do
hạn chế của Bộ ngoại giao Mỹ. Hiện nay chúng đang được đặt tại sân bay
Quincy, sân bay bang Illinois. Theo những công nhân làm việc tại sân bay, Kirlin đã trả 100.000 $US cho 2 chiếc máy bay..[25]
[sửa] Biến thể


9-01Nguyên mẫu
MiG-29 "Fulcrum-A" (Product 9.12)Phiên bản sản xuất đầu tiên, bắt đầu phục vụ năm 1983.
MiG-29B-12 "Fulcrum-A" (Product 9.12A)Phiên bản xuất khẩu hạn chế tính năng cho các quốc gia ngoài khối
Warsaw Pact. Không mang được vũ khí hạt nhân và có hệ thống rada, EMC và
IFF tính năng hạn chế.
MiG-29UB-12 "Fulcrum-B" (Product 9.51)Phiên bản huấn luyện 2 chỗ. Thiếu radar và pháo GSh-30. Ghế thứ 2
nối liền với thiết bị HUD và kính ngắm, ghế phóng là loại Zvezda K-36DM.
Nó không có radar thay vào đó là một modul, với modul này huấn luyên
viên có thể đưa ra các tình huống giả định trong trận đánh và các trường
họp khẩn cấp. UB có nghĩa là Uchebno-Boevoi (huấn luyện chiến đấu) ám
chỉ là nó có thể chiến đấu, nhưng với việc thiếu radar và súng thì điều
này không chắc. Có những tùy chọn nâng cấp sẵn sàng cho MiG-29UB, bao
gồm radar tăng cường cho khả năng chiến đấu.
MiG-29S "Fulcrum-C"Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29%2C_Radom_Air_Show_2007_-_1Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 trong một triển lãm hàng không





MiG-29S có khung giống với phiên bản "Fatback" MiG-29B cũ hơn. Những
khác biệt bắt đầu với những cải tiến trong hệ thống điều khiển bay. 4
máy tính mới tăng thêm độ ổn định và khả năng kiểm soát tăng với góc tấn
(AoA) tăng thêm 2°. Hệ thống điều khiển bay cơ khí-thủy lực cải tiến
cho phép phi công dễ dàng điều khiển máy bay hơn trong các pha nhào lộn.
MiG-29S có thêm một cái "bướu" trên lưng (khiến nó có biệt danh là
"Fatback"), đầu tiên người ta tin rằng nó dùng để chứa thêm nhiên liệu,
nhưng thật ra, hầu hết thể tích được sử dụng cho hệ thống đối phó điện
tử (ECM)
L-203BE Gardenyia-1 mới. Nhiên liệu bên trong chỉ mang thêm được 75
lít, tỷ lệ nhiên liệu của máy bay là khoảng 0.27, như vậy chỉ có thể
ngang với F-16.
Nó có thể mang 1150 lít (304 US gallon, 2000 lb) trong các thùng nhiên
liệu phụ vứt được dưới mỗi cánh và một thùng khác ở giữa.Bên trong những
điểm cứng dưới cánh được nâng cấp cho phép sắp đặt giá treo trước sau
cho trọng tải lớn lên đến 4.000 kg (8.820 lb). Toàn bộ trọng lượng tối
đa đã tăng lên đến 20.000 kg (44.000 lb).Trong MiG-29S, pháo GSh-30-1 được lắp trên mạn trái của máy bay cho
phép máy bay khai hỏa trong khi thùng nhiên liệu giữa vẫn được gắn liền.
Như với MiG-29 phiên bản trước chỉ có 6 điểm treo dưới cánh, nhưng
MiG-29S có thể nâng cấp lên tới 8 giá treo. MiG-29S nâng cấp có thể sử
dụng loại tên lửa mới lúc đó là R-27E (AA-10 'Alamo'), loại này có tầm
bắn gấp 1.5 lần so với kiểu R-27 cơ bản do khác biệt về động cơ tên lửa lớn hơn. Ngoài ra những giá treo cải tiến có thể mang được tên lửa không đối không radar chủ động tầm xa R-77 (AA-12 'Adder') mới.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29M_NTW_7_8_93Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29M





Lúc đầu, hệ thống điện tử hàng không của MiG-29S chỉ thêm một hệ thống ngắm IRST
mới kết hợp với một hệ thống huấn luyện tốt hơn cho phép máy bay mô
phỏng mục tiêu radar và IR. Tuy nhiên, cuối cùng MiG-29S cải tiến cũng
được trang bị radar Phazotron N-019M và nhiều thiết bị thử nghiệm gắn
liền (built-in test equipment-BITE) (đặc biệt là radar) để giảm bớt sự
phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ từ mặt đất; MiG MAPO gọi kiểu này là MiG-29SD.
Sửa lại thuật toán hệ thống vũ khí trong phần mềm của MiG-29S, kết hợp
với tăng khả năng xử lý, cho phép theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu
diệt 2 mục tiêu cùng lúc bằng tên lửa R-77.MiG-29S cũng có một khả năng tấn công mặt đất hạ chế với vũ khí không dẫn đường, nhưng để thay đổi MiG-29 thành một máy bay tiêm kích đa vai trò thực sự, MAPO đã thiết kế phiên bản MiG-29SM
với hệ thống điện tử hàng không cải tiến cần thiết để mang các vũ khí
dẫn đường chính xác. MiG-29S có các phiên bản nâng cấp là 'MiG-29 SE/SD/SM', kết hợp triển kết hợp với MiG-29K dành cho hải quân, đã khuyến khích MAPO tiến tới phiên bản đa chức năng MiG-29M "Super Fulcrum".Hiệu suất bay của MiG-29S đã bị giảm bớt khi so sánh với MiG-29
nguyên gốc do trọng lượng của nhiên liệu mang thêm và hệ thống điện tử
hàng không. Chỉ có 48 chiếc MiG-29 được chế tạo cho Không quân Nga
trước khi ngân sách bị cắt. Trong số này người ta không xác định được
có bao nhiêu phiên bản 'S' chiếm ưu thế trên không và bao nhiêu phiên
bản 'SM' đa vai trò.
MiG-29SD/S-13 "Fulcrum-C" (Product 9.13)Phiên bản MiG-29 tương tự như 9.12, nhưng có phần lưng mở rộng để chứa nhiên liệu và 1 máy gây nhiễu chủ động Gardeniya.
MiG-29SE/S-13 "Fulcrum-C" (Product 9.13S)Phiên bản có cùng khung với 9.13, nhưng với một trọng tải vũ khí
mang ngoài tăng thêm 4.000 kg, và dự trữ thêm 2 thùng nhiên liệu dưới.
Radar nâng cấp thành N019ME, có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và tiêu
diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Tương thích với tên lửa không đối không Vympel R-77 (AA-12 'Adder') (tương tự như loại AIM-120 AMRAAM).
MiG-29SM "Fulcrum-C" (Product 9.13M)Tương tự như 9.13, nhưng có khả năng mang tên lửa không đối đất và đối hải Kh-29T , Kh-31A và Kh-31P, và bom điều khiển bằng laser KAB-500KR.
MiG-29K "Fulcrum-D" (Product 9.31)Phiên bản hải quân, ký tự "K" dùng để thay cho từ "Korabelnogo
bazirovaniya" (hoạt động trên boong tàu), với trang bị như cánh gấp, sỗ
hãm, và gia cố bộ phận hạ cánh. Dự định đầu tiên là dùng MiG-29K trang
bị cho lớp tàu sân bay Admiral Kuznetsov, MiG-29K chưa bao giờ được Bộ quốc phòng Nga tán thành sản xuất hàng loạt, phiên bản này đã phải bỏ dở vào năm 1992 do thay đổi về học thuyết quân sự và những khó khăn trong tài chính quân sự.[26] Tập đoàn MiG đã khởi động lại chương trình này vào năm 1999 và thực hiện cải tiến quan trong trên mẫu thiết kế trước đó. Vào ngày 20 tháng 1-2004, Hải quân Ấn Độ
đã ký một hợp đồng mua 12 chiếc MiG-29K một chỗ và 4 chiếc MiG-29KUB
huấn luyện hai chỗ, hợp đồng này sẽ giao hàng trong thời gian từ 2007
đến 2009.[27][28] Sửa đổi được thực hiện trên mẫu thiết kế để đáp ứng yêu cầu của Hải quân Ấn Độ, MiG-29K được trang bị với radar
Zhuk-ME, động cơ RD-33MK, trọng tải chiến đấu lên đến 5.500 kg, 13 giá
treo vũ khí, bổ sung thùng nhiên liệu trong lưng và cánh LERXs, tăng khả
năng chứa nhiên liệu lên 50% so với phiên bản đầu của MiG-29 và nâng
cấp hệ thống điều khiển bay fly-by-wire số 4 kênh. Bề mặt MiG-29K được
phủ sơn đặc biệt nên phản xạ radar nhỏ hơn 4-5 lần so với MiG-29 cơ bản.
Màn hình trong buồng lái gồm có HUD lớn và 3 màn hình đa năng LCD màu
(7 trên MiG-29KUB) và module vệ tinh GPS Sigma-95 của Pháp và hệ thống
hiển thị mục tiêu trên mũ Topsight E. Tương thích với vũ khí mang trên
MiG-29M và MiG-29SMT.[29]Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_SRG_2Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Đông Đức cũ





MiG-29KUB "Fulcrum-D" (Product 9.47)Đặc điểm giống hệt MiG-29K nhưng có buồng lái có 2 chỗ. Thiết kế này
sẽ được dùng để huấn luyện cho phi công điều khiển MiG-29K và nó có khả
năng chiến đấu đầy đủ. Chiếc MiG-29KUB đầu tiên được phát triển cho Hải
quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại trung tâm thử nghiệm bay
Zhukovsky của Nga vào ngày 22 tháng 1-2007.[30]
MiG-29M / MiG-33 "Fulcrum-E" (Product 9.15)Bài chi tiết: Mikoyan MiG-29M

Phiên bản đa vai trò tiên tiến, khung máy bay được thiết kế lại, hệ thống điều khiển bay cơ học được thay thế bằng hệ thống fly-by-wire và động cơ là RD-33 ser.3M.
MiG-29UBM (Product 9.61)Phiên bản huấn luyện của MiG-29M. Không chế tạo.
MiG-29SMT (Product 9.17)Một gói nâng cấp của những chiếc MiG-29 thế hệ đầu (9.12 đến 9.13)
chứa đựng nhiều cải tiến được dự định thực hiện trên MiG-29M. Những
thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng mở rộng hơn giúp máy bay đạt tầm bay
tối đa lên đến 2.100 km (với nhiên liệu bên trong). Buồng lái nâng cáo
thiết kế HOTAS, 2 màn hình màu LCD đa năng (6 và 8 in) và 2 màn hình LCD
đơn sắc khác nhỏ hơn. Radar Zhuk-ME được nâng cấp có đặc tính tương tự
như trên MiG-29M. Động cwo nâng cấp loại RD-33 ser.3, có lực đẩy khi đốt
nhiên liệu phụ trội đạt 8.300 kgf (81.4 kN) mỗi chiếc. Trọng tải vũ khí
tăng lên 4.500 kg trên 6 giá treo dưới cánh và 1 giá treo ở bụng, nó có
thể trang bị vũ khí tương tự như phiên bản MiG-29M. Máy bay nâng cấp
còn có thể sử dụng hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của các nước
khác.[31] Phiên bản này hiện đang hoạt động trong Nga (16), Yemen, Algeria, Syria, và Iran.
MiG-29UBT (Product 9.51T)Tiêu chuẩn SMT nâng cấp cho MiG-29UB. Cụ thể cho Algeria và Yemen.[32][33]
MiG-29M2 / MiG-29MRCATìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-060610-SKP-MIG-29-03-1280xTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29A





Phiên bản 2 chỗ của MiG-29M (có lẽ dựa trên thiết kế MiG-29UBM đã bị
hủy bỏ). Có đặc điểm giống hệ MiG-29M, với tầm bay hoạt động nhỏ hơn,
chỉ khoảng 1800 km. RAC MiG được giới thiệu trong vài triển lãm hàng
không, như Fifth China International Aviation and Aerospace Exhibition
(CIAAE 2004),[34] AERO INDIA 2005,[35][36] MAKS 2005.[37]. Nó đã một lần được gọi tên là MiG-29MRCA cho mục đích tiếp thị và hiện đang tiến triển thành MiG-35.
MiG-29NPhiên bản xuất khẩu cho Malaysia,
giống như MiG-29SD nhưng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nâng
cấp hệ thống thông tin liên lạc, cải tiến hệ thống dẫn đường và nâng cấp
động cơ.
MiG-29UBNPhiên bản huấn luyện 2 chỗ cho Malaysia.
MiG-29MaE / MiG-29MEh / MiG-29EMPhiên bản xuất khẩu của MiG-29M.
MiG-29MRPhiên bản trinh sát của MiG-29M.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mig29M-OVTTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29OVT





MiG-29OVTMột số nguồn cho rằng tên mã NATO của nó là "Fulcrum-F". Mẫu này là một trong số 6 chiếc MiG-29M tiền sản xuất trước năm 1991,
sau này được trang bị công nghệ động cơ đẩy vec-tơ và fly-by-wire. Nó
được sử dụng như một mẫu thí nghiệm thao diễn động cơ đẩy vec-tơ và công
nghệ trong những buổi triển lãm hàng không để phô diễn những cải tiến
tương lai trong MiG-29M. Nó có hệ thống điện tử hàng không giống
MiG-29M. Điểm khác nhau duy nhất là trong cách bố trí buồng lái với công
tắc bổ sung để bật chức năng đẩy vec-tơ. 2 động cơ đẩy vec-tơ RD-133,
mỗi chiếc có vòi xả khí đặc biệt có thể quay mọi hướng, giúp lực đẩy
vec-tơ có thể lệch mọi hướng theo thiết kế. Tuy nhiên, dù nó có động cơ
đẩy vec-tơ thì những chi tiết khác không được nhấn mạnh. Nó đã cùng
trình diễn với MiG-29M2 trong một số triển lãm hàng không trên thế giới
để quảng bá cho xuất khẩu. Ngoài ra nó thường được sử dụng như một máy
bay thao diễn nhào lộn trên không.[38]
MiG-35 "Fulcrum-F"Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-35Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-35





Bài chi tiết: Mikoyan MiG-35

MiG-29M2 nâng cấp mới được hé mở gần đây.
MiG-29G/MiG-29GTĐây là tiêu chuẩn nâng cấp NATO cho những chiếc MiG-29 / 29UB của Không quân Đức, thừa hưởng từ Đông Đức
cũ. Công việc được thực hiện bởi MiG Aircraft Product Support GmbH
(MAPS), một công ty liên doanh hình thành giữa MiG Moscow Aviation
Production Association và Daimler Chrysler Aerospace năm 1993.[39]
MiG-29AS/MiG-29UBSKhông quân Slovak đã tiến hành nâng cấp những chiếc MiG-29/-29UB của
mình để tương thích tiêu chuẩn của NATO. Do công ty RAC MiG các hãng
Phương Tây thực hiện, bắt đầu vào năm 2005.
Máy bay hiện được trang bị hệ thống dẫn đường và liên lạc của Rockwell
Collins, hệ thống nhận biết bạn thù của BAE Systems, buồng lái kính mới
với những màn hình LCD đa chức năng và bộ xử lý số mới, ngoài ra còn có
thể tương thích với các thiết bị của Phương Tây trong tương lai. Tuy
nhiên, vũ khí của máy bay vẫn được giữ nguyên. 12 trong số 21 chiếc
MiG-29 đã được nâng cấp và đã giao vào cuối tháng 2 năm 2008.[17]
MiG-29 SniperNhững chiếc MiG-29 của Không quân Romania do công ty của Israel thực hiện. Chương trình đã tạm dừng khi những chiếc MiG-29 của Romania ngừng hoạt động năm 2003.
Chương trình này có chi phí cao, do đó khiến chính phủ Romania quyết
định dùng chương trình MiG-29 và đầu tư thêm vào chương trình MiG-21
LanceR.
[sửa] Các quốc gia sử dụng MiG-29

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 400px-Mig-29_operatorsTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Những nước vẫn sử dụng có màu xanh đậm, không còn sử dụng có màu xanh nhạt
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 9:18 pm

Mig 29(tiếp)
[sửa] Các quốc gia hiện vẫn đang sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Algeria_%28bordered%29.svg AlgérieKhông quân Algeria
Algeria có 105 chiếc đang hoạt động. 65 MiG-29, 4 MiG-29UBT và 36
MiG-29SMT sẽ được giao vào 2007 và 2008. Thuộc các đơn vị không quân
sau:
113 đóng ở Tindouf143 đóng ở Ouargla153 đóng ở Béchar-Oukda/Leger193 đóng ở Bou Sfer

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Armenia.svg ArmeniaKhông quân Armenia có 18 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Azerbaijan.svg AzerbaijanAzerbaijan có 48 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bangladesh.svg BangladeshKhông quân Bangladesh có 8 chiếc đang hoạt động. MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51). Thuộc phi đội số 8 đóng ở Bashar
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Belarus.svg BelarusBelarus có 50 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Bulgaria.svg BungaryKhông quân Bulgaria có 20 MiG-29B đang hoạt động, gồm cả 4 MiG-29UB. Thuộc đơn vị 2/3 đóng ở [Graf Ignatievo]]
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Cuba.svg CubaCuba có 14 chiếc đang hoạt động nhưng chỉ 3 chiếc là có thể bay.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Eritrea.svg EritreaEritrea có 5 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Hungary.svg HungaryKhông quân Hungary có 21 chiếc đang hoạt động. MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51). Thuộc đơn vị số 2 và 59 đóng tại Kecskemét.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_India.svg Ấn ĐộKhông quân Ấn Độ có 63 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iran.svg IranKhông quân Cộng hòa Hồi giáo Iran
có được 21 chiếc từ Iraq chạy sang vào năm 1991, một số được mua từ Nga
trong thập niên 1990. Hiện nay Iran có 60 MiG-29A và 15 MiG-29-UB đang
hoạt động (tổng cộng 75 chiếc), một số báo cáo nói rằng có 35 MiG-29A,
trong khi các nguồn khác cho rằng ít hơn chỉ có 24 chiếc (bao gồm cả
MiG-29UB). Hầu hết những máy bay này đều được nâng cấp bởi Iran, bao gồm
thêm cần tiếp nhiên liệu trên không. Thuộc đơn vị 11 đóng tại Tehran và
Mehrabad Int'l, đơn vị 23 đóng tại Tabriz.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29_of_HuAFTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29B của Không quân Hungary





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg KazakhstanKazakhstan có 40 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Malaysia.svg MalaysiaKhông quân Hoàng gia Malaysia có 18 chiếc. 2 chiếc bị rơi, còn lại 16 chiếc đang hoạt động. Thuộc đơn vị số 19 đóng quân tại Kuantan-Sultan Ahmed Shah.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Myanmar.svg MyanmarMyanmar có 12 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_North_Korea.svg Bắc Triều TiênKhông quân Nhân dân Triều Tiên có 40 chiếc đang hoạt động. Thuộc trung đoàn không quân 57 đóng tại Onchon-up
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Peru.svg PeruKhông quân Peru
có 19 chiếc đang hoạt động, gồm 16 MiG-29S và 2 MiG-29UB mua từ
Belarus, 3 MiG-29SE mua từ Nga, 2 chiếc bị rơi. Những chiếc còn lại
thuộc đơn vị số 612 đóng tại Chiclayo.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Poland.svg Ba LanKhông quân Ba Lan
mua 12 chiếc (9 chiếc MiG-29 9.12 và 3 chiếc MiG-29UB 9.51) từ Liên Xô
vào năm 1989-1990. 10 chiếc của Cộng hòa Séc (9 MiG-29A và 1 MiG-29UB)
đã được đổi lấy 11 chiếc trực thăng PZL W-3 Sokół
của Ba Lan vào năm 1996. Sau đó 22 chiếc đã được Đức chuyển cho Ba Lan
vào năm 2003. Hiện nay Ba Lan có 44 chiếc (36 MiG-29A và 8 MiG-29UB)
nhưng chỉ có 32 chiếc đang hoạt động trong 2 đơn vị số 1 đóng tại căn cứ
Mińsk Mazowiecki và 44 đóng tại căn cứ Malbork.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-MiG-29A_4103_Krzesiny_RB10Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Ba Lan





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg NgaNga có tổng cộng 580 chiếc đang hoạt động, 266 chiếc thuộc Không quân Nga[40] và 110 chiếc thuộc Hải quân Nga (150 chiếc làm dự bị, 50 chiếc dành cho huấn luyện).[41] Bao gồm:
Trung tâm huấn luyện 783- ArmavirTrung đoàn không quân tiêm kích 14 - KurskTrung đoàn không quân tiêm kích 28 - Andreapol (căn cứ không quân)Trung tâm thao diễn cộng nghệ không quân cận vệ 237 - KubinkaTrung đoàn không quân tiêm kích 19 - MillerovoTrung đoàn không quân tiêm kích 31 - ZernogradTrung đoàn không quân tiêm cận vệ 120
Hàng không hải quân Nga
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Serbia_%28bordered%29.svg SerbiaLực lượng phòng không không quân Serbia có 4 chiếc MiG-29B và 1 chiếc MiG-29UB đang hoạt động. [42]
Thuộc phi đội tiêm kích số 101 đóng tại Căn cứ không quân số 204 (Căn
cứ không quân Batajnica) sử dụng MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51).
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Slovakia_%28bordered%29.svg SlovakiaKhông quân Slovakia
có 21 chiếc từ năm 1993, 13 chiếc đang hoạt động. Năm 2005-2006 chúng
đã được nâng cấp thành MiG-29SD (AS - S cho Slovak) và MiG-29UBS với
tiêu chuẩn của NATO/ICAO. Thuộc phi đội tiêm kích số 1 đóng tại Sliac, sử dụng MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51).
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Sudan.svg SudanSudan có 10 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg SyriaKhông quân Syria
có 42 chiếc đang hoạt động. Bao gồm trong các phi đội số 697, 698, 699
tại căn cứ Saiqal, sử dụng MiG-29 (9.12B), MiG-29 (9.13) và MiG-29UB
(9.51).Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Cuban_mig29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Cuba





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Turkmenistan.svg TurkmenistanTurkmenistan có 20 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Ukraine.svg Ukraina
Không quân Ukraina có 217 chiếc[43] đang hoạt động. Gồm các lữ đoàn hàng không tiêm kích số 9, 40, 114, 204.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_United_States.svg Hoa KỳMỹ mua 21 chiếc từ Moldova.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Uzbekistan.svg UzbekistanUzbekistan có 30 chiếc đang hoạt động.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Yemen.svg YemenYemen có 44 chiếc đang hoạt động. 6 chiếc được mua từ Moldova.
[sửa] Các quốc gia không còn sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic_%28bordered%29.svg Tiệp KhắcTiệp Khắc có 18 MiG-29A và 2 MiG-29UB từ năm 1989. Tất cả chuyển cho (tỷ lệ 1:1) Cộng hòa Séc và Slovakia.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Czech_Republic.svg Cộng hòa SécCộng hòa Séc đã nhận được 9 chiếc MiG-29A và 1 chiếc MiG-29UB. Những
máy bay này không hoạt động lâu, sau đó được đổi với Ba Lan để lấy 11
trực thăng PZL W-3 Sokół năm 1996.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Tornado-Tornado-Mig_29_G_-_ILA2002Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29 của Đông Đức cũ





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_East_Germany.svg Cộng hòa Dân chủ ĐứcĐông Đức có 24 chiếc được giao vào năm 1988-1989, gồm 4 MiG-29UB. Chúng đóng tại Preschen. Khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, chúng được chuyển cho Luftwaffe.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Germany.svg ĐứcKhông quân Đức
thừa hưởng 24 chiếc từ Đông Đức vào năm 1990 và nâng cấp chúng với tiêu
chuẩn của NATO. 1 chiếc bị mất, và 1 chiếc hiện đang trưng bày, còn 22
chiếc khác chuyển cho Ba Lan vào năm 2003, sau khi những chiếc Eurofighter Typhoon thay thế chúng.
JG73 "Steinhoff" đóng tại Laage sử dụng MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51) dưới tên gọi MiG-29G.

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Iraq.svg IraqIraq có 41 chiếc. Một số bị phá hủy trong Chiến tranh vùng Vịnh, 21 chiếc bay sang Iran. Không còn sử dụng.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Moldova.svg MoldovaMoldova có 34 chiếc nhận từ Liên Xô sau khi Liên Xô sụp đổ. 6 chiếc bán cho Yemen, 21 bán cho Mỹ, 1 MiG-29S bán cho Romania.
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Romania.svg RomaniaRomania có 20 MiG-29A mua từ Liên Xô vào năm 1989 cộng với 1 MiG-29S
từ Moldova. Hiện 18 chiếc đang nằm trong kho sau khi ngân sách dành cho
nâng cấp bị cắt.[44]
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên XôSau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, có khoảng 1000 chiếc đang hoạt
động. Sau đó chúng được chuyển cho các nước cộng hòa độc lập tách ra từ
Liên Xô: Belarus(50), Ukraina (220), Kazakhstan (40), Uzbekistan (30), Turkmenistan (20). Hơn 600 chiếc thuộc về Nga. Nhiều chiếc sau đó được bán cho các quốc gia thứ 3 mà không được công bố.[45]Không quân Xô viếtTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-Mikoyan_MiG-29UB_prototype_9-52Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Nguyên mẫu MiG-29UB trưng bày tại Latvia.





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_SFR_Yugoslavia.svg Nam Tư/Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_FR_Yugoslavia.svg Nam TưKhông quân SFR Nam Tư có 14 MiG-29B và 2 MiG-29UB. Trong Chiến tranh Kosovo, 5 chiếc MiG-29B bị bắn hạ. 4 chiếc khác và 1 chiếc MiG-29UB bị phá hủy dưới đất bởi NATO.[46] 4 MiG-29B và 1 MiG-29UB hiện đang thuộc về Serbia.
127.LAE thuộc 204.LAP đóng tại Căn cứ không quân Batajnica sử dụng MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51) trong khoảng thời gian 1986-1991.

Không quân FR Nam Tư
127. LAE "Vitezovi" thuộc 204.LAP đóng tại Căn cứ không quân Batajnica sử dụng MiG-29 (9.12A) và MiG-29UB (9.51) trong khoảng thời gian 1991-2006.

[sửa] Những chiếc MiG-29 trưng bày

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 220px-BulgariaMiG-29A%28071018-F-3431H-195%29Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-29.





Có vài bảo tàng tại Nga hiện đang trưng bày MiG-29, bao gồm:

1 chiếc MiG-29 hiện đang trưng bày tại Đức. Chỉ có 1 chiếc MiG-29G (29+03) của Đức còn lại được chuyển đến Laage cho Luftwaffenmuseum der Bundeswehr trong Sân bay Gatow Berlin, là một phần của cuộc triển lãm "50 Jahre Luftwaffe".[18]
MiG-29 Sniper đang trưng bày tại Romania Muzeul Aviatiei, Bucharest.
6 chiếc MiG-29 cũ của Không quân Moldova hiện đang trưng bày tại Mỹ tại các địa điểm:

2 nguyên mẫu MiG-29UB hiện đang trưng bày tại Bảo tàng hàng không Riga. Sau 213 chuyến bay thử nghiệm gần Moscow từ 23 tháng 8 năm 1982 đến 10 tháng 4 năm 1986,
nó bị tháo rời, bộ phận cánh và đuôi được tái sử dụng trên nguyên mẫu
(9-16). Phần còn lại được chuyển đến Trường kỹ sư hàng không quân sự, và
sau đó chuyển đến Bảo tàng hàng không Riga năm 1994,
và được trưng bày cho đến nay. Những bộ phận còn lại của nguyên mẫu
đang ở trong điều kiện rất xấu, các tấm vỏ thân bị mở ra, một vòm kính
che bị vỡ và buồng lái để mở đã khiến bộ phận bị hủy hoại do thời tiết.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-MiG-29_3-view

[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi hành đoàn: 1
  • Chiều dài: 17.37 m (57 ft)
  • Sải cánh: 11.4 m (37 ft 3 in)
  • Chiều cao: 4.73 m (15 ft 6 in)
  • Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 11.000 kg (24.250 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 16.800 kg (37.000 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 21.000 kg (46.300 lb)
  • Động cơ: 2× Klimov RD-33, 8300 kgf (xấp xỉ 81.4 kN) mỗi chiếc

[sửa] Hiệu suất bay



[sửa] Vũ khí



[sửa] Hệ thống điện tử



  • Radar Phazotron N019, N010
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 9:19 pm

Mikoyan MiG-31






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-31 "Foxhound"KiểuHãng sản xuấtTình trạng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-DD-ST-89-11769

MiG-31 thuộc Không quân Nga
Máy bay tiêm kích đánh chặn
Mikoyan
Chuyến bay đầu tiên16 tháng 9-1975
Được giới thiệu1982
Đang hoạt động
Hãng sử dụng chínhTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Không quân Nga
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg Không quân Kazakhstan
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Không quân Syria
Số lượng được sản xuất500
Chi phí máy bay57-60 triệu USD
Được phát triển từMikoyan-Gurevich MiG-25
Mikoyan MiG-31 (tiếng Nga: МиГ-31) (tên ký hiệu của NATO: "Foxhound") (chó săn chồn) là một máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 'Foxbat'. MiG-31 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Mikoyan dựa trên MiG-25.[1], MiG-31 là một mẫu máy
Phát triển

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-31_gear_and_R-33Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Giá treo tên lửa ở gần bánh




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-31BMTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31BM tại triển lãm hàng không Moscow, 1999




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-DD-ST-87-08694Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31





MiG-25
"Foxbat" đã gây những kinh ngạc cho Phương Tây ngay khi nó xuất hiện,
nó khiến các nước Phương Tây hoảng sợ về hiệu suất, tốc độ kinh khủng
của nó, nhưng thiết kế đã phải hi sinh một số một số phần để đạt được
vận tốc lớn, độ cao lớn, và vận tốc leo cao lớn. MiG-25 thiếu khả năng
cơ động khi đang bay ở các vận tốc đánh chặn, máy bay rất khó điều khiển
khi bay ở độ cao thấp, và đông cơ phản lực
tua bin không hiệu quả nên máy bay chỉ có tầm hoạt động không chiến
ngắn khi bay ở tốc độ siêu âm. Đồng hồ đo tốc độ của MiG-25 chỉ vạch đỏ ở
tốc độ Mach 2.8, và những phi công đựoc chỉ dẫn không bay lên đến vận
tốc Mach 2.5 để bảo vệ động cơ. Tốc độ lớn nhất mà MiG-25 đạt được là
Mach 3.2, và kết quả là máy bay phải thay động cơ khác khi hạ cánh.
Radar của MiG-25 đủ mạnh để làm cháy các thiết bị đối phó điện tử (ECM)
của máy bay đối phương. Hệ thống năng lượng của radar hoạt động dựa
trên những ống chân không, nó có vẻ lỗi thời đối với Phương Tây, nhưng
nó lại rất có ích khi được sử dụng và hoạt động rất tốt trên các máy bay
của Liên Xô,
bao gồm giảm bớt thiệt hại từ xung điện từ sinh ra từ vụ nổ hạt nhân.
Dù sao Foxbat đã tỏ ra rất hữu ích trong vai trò trinh sát hơn là đánh
chặn, và giữa thập kỷ 70 một sự thay thế MiG-25 đã được phát triển.
Việc phát triển mẫu máy bay thay thế MiG-25 bắt đầu với nguyên mẫu Ye-155MP (tiếng Nga: Е-155МП), nó bay lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 9-1975.
Dù nó được thiết kế với bề ngoài giống với MiG-25 (thân máy bay được
làm dài hơn, với một khoang nữa cho phi công vận hành radar), nó có
nhiều phần thiết kế mới hoàn toàn khác MiG-25. MiG-25 sử dụng thép niken trong 80% cấu trúc của nó để cho phép hàn.[2] Ye-155MP đã sử dụng gấp đôi lượng titan tới 16% và tăng lượng nhôm
lên gấp ba tới 33% để giảm bớt trọng lượng kết cấu khung máy bay. Cấu
trúc khung mới cũng khỏe hơn, cho phép khả năng chịu gia tốc g
khi bay với tốc độ siêu âm lên tới 5, so với 4,5 của Foxbat. Quan trọng
hơn, bây giờ mẫu máy bay mới có khả năng bay với tốc độ siêu âm tại độ
cao thấp. Sức chứa nhiên liệu cũng được tăng lên cùng với động cơ tuốc bin phản lực đường vòng thấp đời mới có hiệu suất vượt trội cho phép nó bay xa hơn MiG-25.
Phát triển quan trọng nhất là loại radar Zaslon Phazotron
quét điện tử tiên tiến có khả năng tìm kiếm đồng thời mục tiêu cả ở
trên lẫn phía dưới (định vị những mục tiêu ở trên và ở dưới máy bay),
cũng như khả năng theo dõi nhiều mục tiêu. Loại radar này đã cung cấp
cho máy bay đánh chặn của Liên Xô
khả năng cùng lúc theo dõi 10 mục tiêu và chặn đánh 4 mục tiêu trong
phạm vi lên tới 200 km. Một phi đội tuần tra 4 chiếc MiG-31 - bay theo
phương thức chặn đánh được hướng dẫn từ một radar mặt đất - có thể bao
phủ một vùng 800x900km. Đồng thời nó cũng phản ánh thay đổi cách nghĩ từ
sự tin tưởng vào hệ thống Kiểm soát đánh chặn từ mặt đất (GCI) tới quyền độc lập tác chiến nhiều hơn của các phi đội trên không.
Cũng như loại tiền nhiệm của nó là MiG-25,
MiG-31 sớm bị vây quanh bởi những suy đoán và thông tin sai lệch ban
đầu liên quan đến thiết kế và các khả năng của nó. Phương Tây biết được
thông tin về một loại máy bay tiêm kích đánh chặn mới của Liên Xô từ trung úy Quân chủng phòng không Xô Viết Viktor Belenko, một phi công đào ngũ đến Nhật Bản vào năm 1976
cùng với chiếc MiG-25P của anh ta. Belenko đã mô tả một mẫu máy bay
"Super Foxbat" sắp xuất hiện với 2 chỗ ngồi và có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình. Theo mô tả của anh ta, máy bay tiêm kích đánh chặn mới có cửa hút khí giống với MiG-23 'Flogger',
trong khi MiG-31 trên thực tế không giống, ít nhất không phải trong
phiên bản sản xuất. Trong khi đang thử nghiệm, 1 chiếc máy bay đã bị một
vệ tinh do thám phát hiện tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần
thị trấn Ramenskoye. Những tấm ảnh đã làm sáng tỏ phần nào mẫu máy bay mới của Liên Xô đối với Phương Tây, họ cho rằng đây là một phiên bản tiêm kích đánh chặn cánh cố định của một máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe, NATO đã đặt tên mã cho loại máy bay mới phát hiện này là "Ram-K". Sau này mẫu máy bay này dần được tiết lộ trở thành Sukhoi Su-27 'Flanker', một thiết kế hoàn toàn không liên quan gì đến MiG-31.
Việc sản xuất hàng loạt MiG-31 bắt đầu vào năm 1979, với những chiếc được đưa vào trang bị trong quân chủng phòng không Xô Viết (PVO) năm 1982. Tấm ảnh đầu tiên chụp được MiG-31 được thực hiện bởi một phi công Na Uy trên vùng biển Barents năm 1985.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig31_01Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31 với cần tiếp nhiên liệu và tên lửa





MiG-31 được sử dụng cho những nhiệm vụ tầm xa đa dạng. Đi theo sự sụp đổ của Liên Xô,
ngân quỹ dành cho duy trì bảo dưỡng cũng bị cắt, nhiều chiếc trong các
phi đội đã phải ngừng hoạt động do không có khả năng để bảo dưỡng máy
móc phức tạp. Năm 1996, chỉ có 20% trong số máy bay còn lại có thể hoạt động trong bất kỳ thời điểm nào; tuy nhiên, vào đầu năm 2006, những chính sách kinh tế hiệu quả của tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho phép 75% số MiG-31 trở lại hoạt động trong Không quân Nga (VVS).
Khoảng 500 chiếc MiG-31 đã được chế tạo, xấp xỉ 370 chiếc[3] đang tiếp tục hoạt động trong không quân Nga, 30 chiếc phục vụ trong không quân Kazakhstan. Một vài chương trình nâng cấp được thực hiện trong các phi đội MiG-31, như phiên bản MiG-31BM đa năng với hệ thống điện tử cải tiến, radar
đa chế độ mới, hệ thống cần điều khiển kiểu phương Tây (HOTAS} mới, màn
hình màu tinh thể lỏng (LCD) hiển thị đa chức năng (MFDs), khả năng
mang tên lửa AA-12 'Adder' và nhiều loại tên lửa không đối đất (AGM) của Nga như tên lửa chống radar (ARM) AS-17 "Krypton",
một máy tính mới có khả năng xử lý mạnh, và liên kết dữ liệu. Tuy nhiên
chỉ một số rất nhỏ máy bay MiG-31 của Nga được nâng cấp tới tiêu chuẩn
MiG-31BM, dù những chiếc khác đã được trang bị máy tính mới và khả năng
mang tên lửa tầm xa Vympel R-77.
Do tầm quan trọng và chưa có máy bay nào có thể hoàn toàn thay thế
nó, nên MiG-31 sẽ phục vụ VVS (không quân Nga) lâu dài, tùy thuộc vào
nền kinh tế Nga và các chương trình nâng cấp.
[sửa] Thiết kế

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Dong_co_MiG-31Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Động cơ MiG-31





Giống như MiG-25,
MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh,
cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, có 2 cánh đuôi thẳng
đứng. Không giống MiG-25, nó có 2 chỗ ngồi, phía trước là phi công điều khiển bay, còn đằng sau là phi công vận hành hệ thống vũ khí.
[sửa] Khung và động cơ máy bay


Cánh và khung máy bay của MiG-31 được gia cố khỏe hơn so với MiG-25, cho phép máy bay bay với vận tốc siêu âm ở độ cao thấp. Nó được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Aviadvigatel D30-F6
lực đẩy đạt 34.000 cân Anh (cũng được mô tả như "động cơ đường vòng" vì
tỷ lệ đường vòng thấp) cho phép nó đạt tốc độ tối đa mach 1.23 ở độ cao
thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu
phụ trội thì tốc độ của nó vượt qua Mach 3,2, nhưng bay với tốc độ như
vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.
Khi đưa MiG-31 vào vai trò một máy bay đánh chặn tốc độ Mach 2.8+ và
duy trì thời gian đốt nhiên liệu phụ trội liên tục, sự tiêu thụ nhiên
liệu của nó lớn hơn khi so sánh với các máy bay khác có nhiệm vụ khác,
như Su-27.
Dó đó, nhiên liệu MiG-31 mang theo gấp 0.4 lần - 16,350 kg (36,050 lb)
với loại nhiên liệu phản lực T-6 tỷ trọng lớn. Trên các giá treo vũ khí
ngoài cũng được thiết kế để mang những thùng chứa nhiên liệu vứt được,
cho phép tăng thêm 5.000 lít (1.320 gallon) nhiên liệu. Máy bay sản xuất
đời sau còn có cần tiếp nhiên liệu trên không.
Dù thân máy bay đã được gia cố khỏe hơn, Foxhound chịu được một gia
tốc trọng trường cực đại khi bay với vận tốc siêu âm là 5 g. Ở trọng tải
chiến đấu, tải trọng trên cánh của nó ở mép và tỷ lệ lực đẩy/trọng
lượng là có ích. Tuy nhiên, nó không được thiết kế cho không chiến tầm
gần và lộn vòng nhanh.
[sửa] Hệ thống điện tử

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-DN-ST-92-02246Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Radar ở đầu mũi và vũ khí





MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, Zaslon S-800.
Tầm họat động tối đa của nó đối với các mục tiêu có kích thước máy bay
chiến đấu xấp xỉ 200 km (125 mi), nó có thể theo dõi cùng lúc 10 mục
tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33
AA-9 'Amos'. Nó bị giới hạn về phạm vi bao phủ mục tiêu phía sau (có lẽ
là do mái che radar - giống như chỗ lồi lên phía trên và giữa các động
cơ. Radar tích hợp với hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại
(IRST) trong bộ phận có thể thò ra thụt vào dưới mũi máy bay. Một phi
đội 4 chiếc MiG-31 bay tuần tra có thể bao trùm một diện tích lên tới
800x900 km, có thể thông tin với nhau qua đường truyền dữ liệu, radar kiểm soát được điều khiển bởi phi công ngồi sau.
MiG-31M, MiG-31DMiG-31BS có một radar nâng cấp loại Zaslon-M
quét mạng pha điện tử bị động (PESA) với ăng-ten lớn và phạm vi dò tìm
lớn (400 km (250 mi) đối với mục tiêu cõ kích thước là máy bay cảnh báo
và điều khiển trên không AWACS)
và khả năng điều khiển tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc cả trên
không, mặt đất, mặt biển. Hệ thống đồng hồ đo được thay thế bởi màn hình
hiển thị tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFDs) hiện đại. Hệ thống đối phó điện tử được nâng cấp, với hệ thống đối phó điện tử (EMC) mới ở đầu cánh.
[sửa] Buồng lái

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-MiG-31.1Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Buồng lái





MiG-31 có 2 chỗ ngồi, ghế sau dành cho sĩ quan điều khiển radar. Cả
hai khoang của phi công đều có thiết kế để điều khiển máy bay như nhau,
nhưng bình thường máy bay được phi công phía trước điều khiển bay, còn
phi công phía sau phụ trách radar, vũ khí. Phi công điều khiển máy bay
sử dụng một cần điều khiển ở giữa và thiết bị ga ở tay trái. Buồng lái
sau chỉ có tầm nhìn nhỏ từ 2 bên cạnh của vòm kính. Có những tranh cãi
về sự hiện diện của WSO (Weapon Systems Operator - Sĩ quan thao tác hệ
thống vũ khí) trong buồng lái sau có cải thiện năng lực của máy bay hay
không, một khi sĩ quan này chỉ thực hiện thao tác trên radar và vũ khí.
Điều này giảm bớt khối lượng công việc của phi công lái và tăng hiệu quả
của kíp bay.
Cả hai khoang của phi công đều được trang bị ghế phóng cho phép tổ lái thoát khỏi máy bay trên bất kỳ độ cao và tốc độ nào.
Một số chương trình nâng cấp đã được thực hiện, ví dụ như phiên bản MiG-31BM đa chức năng. Nó có hệ thống điện tử nâng cấp, có thể sử dụng vũ khí mới, radar đa năng, HOTAS và màn hình LCD hiển thị đa chức năng. Chỉ có một số MiG-31 được nâng cấp lên thành tiêu chuẩn MiG-31BM[4].
Theo tuyên bố của đại tá Yuri Balyko thuộc bộ quốc phòng liên bang
Nga, những nâng cấp này sẽ tăng khả năng chiến đấu của máy bay thêm vài
năm nữa. [5]
[sửa] Vũ khí

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig31f_01Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31 và vũ khí





Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 (NATO: AA-9 'Amos') đặt dưới bụng. R-33 tương đương với loại tên lửa AIM-54 Phoenix của hải quân Mỹ. Nó có thể được dẫn đường bằng hệ thống radar bán chủ động (SARH), hoặc bằng hệ thống dẫn đường quán tính, hoặc dẫn đường từ máy bay một nửa quãng đường sau đó chuyển sang SARH ở quãng đường cuối. Một phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 'Arrow'), nó được dùng thay thế cho loại Vympel R-33.
Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (AA-6 'Acrid') cũ hơn, trước đây được triển khai trên MiG-25, và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 (AA-8 'Aphid') hoặc Vympel R-73 (AA-11 'Archer') treo dưới cánh. Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77 (AA-12 'Adder').
Không giống MiG-25, MiG-31 có một khẩu pháo bên trong, loại 23 mm GSh-6-23
6 nòng với 800 viên đạn, gắn ở trên bộ phận hạ cánh chính bên phải.
GSh-6-23 có tốc độ bắn là 10.000 vòng/phút. MiG-31 đã loại bỏ khẩu pháo
này và thêm vào đó giá treo tên lửa loại R-33 hoặc R-37 ở một số phiên
bản.
[sửa] Biến thể

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-Mig-31_7Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31F




Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-DD-ST-87-08694Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31 chụp năm 1987





Một phiên bản mới của Foxhound với hệ thống điện tử nâng cấp, MiG-31B được giới thiệu vào năm 1990. Người Xô Viết đã phát hiện ra kỹ sư bộ phận radar PhazotronAdolf Tolkachev đã bán các thông tin về những loại radar tiên tiến cho Phương Tây, vì vậy mà những chiếc máy bay của Liên Xô
dễ dàng bị phát hiện. Ngay sau đó một phiên bản radar mới vội vàng được
phát triển. Nhiều chiếc MiG-31 trước đó đã được nâng cấp tới tiêu chuẩn
mới, thiết kế MiG-31BS
Sự phát triển một phiên bản tiên tiến toàn diện hơn, MiG-31M, đã được bắt đầu vào năm 1983 và bay chuyến đầu tiên vào năm 1986, nhưng sự sụp đổ của Liên Xô đã cản trở nó được sản xuất hoàn thiện. Từ năm 1991 và đặc biệt từ năm 2000, hầu hết máy bay hiện nay đều được nâng cấp tới tiêu chuẩn phiên bản MiG-31M, thêm vào một bổ sung như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và máy thu sóng từ vệ tinh GLONASS. (Trong VVS - Không quân Nga, việc gọi tên máy bay thường được lặp lại xuyên suốt các năm, chẳng hạn Su-35 'Flanker-E'Su-37 'Flanker-F' đều được đặt tên là "Su-27M").
MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn nặng nhất thế giới, trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 46 tấn, nặng gần bằng với loại Tupolev Tu-154 thương mại chỉ có 55 tấn, nặng hơn cả loại Tupolev Tu-134 chỉ xấp xỉ 30 tấn, thậm chí nặng hơng cả một chiếc xe tăng T-54/55 chỉ khoảng 40 tấn, nặng ngang với một chiếc xe tăng T-90.
Vài phiên bản khác đã được phát triển, bao gồm phiên bản mang tên lửa chống vệ tinh chuyên dụng, MiG-31D; một phiên bản chống vệ tinh tương tự MiG-31A; một phiên bản đa năng trong đề án, MiG-31F; và phiên bản xuất khẩu ít tính năng, MiG-31E; nhưng đa số không được chế tạo.

  • Ye-155MP (còn được biết đến với tên gọi Mẫu 83 MiG-25MP): bay lần đầu tiên vào 16 tháng 9-1975. Sản xuất vào năm 1979 thay thế MiG-23Sukhoi Su-15.
  • MiG-31 (Mẫu 01, 'Foxhound-A'): 2 chỗ, bay trong mọi thời tiết. Còn có tên MiG-31 01DZ khi cần nạp nhiên liêu trên không được thêm vào.
  • MiG-31M (Mẫu 05, 'Foxhound-B'): phiên bản cải tiến, bắt đầu được phát triển từ năm 1984. Được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 2-1992.
    Nó được nâng cấp động cơ lên loại D-30F6M, kính chắn gió, thêm 300 lít
    nhiên liệu, hệ thống điều khiển số, màn hình đa chức năng, radar mảng
    Phazotron Zaslon-M với bán kính quét lên tới 400 km, tháo bỏ pháo thay
    vào 2 giá treo tên lửa, trọng lượng tối đa lên tới 52.000 kg (114.640
    lb. Mẫu đầu tiên xuất hiện vào 9 tháng 8-1991.
  • MiG-31B (Mẫu 01B): cải tiến với radar hiện đại, trang bị EMC
    và EW, nâng cấp để mang tê lửa R-33. Hệ thống điện tử cải tiên gồm: hệ
    thống dẫn đường tầm xa A-723, tương thích với các trạm thông tin dẫn
    đường mặt đất như LORAN/OMEGACHAYKA. Thay thế mẫu 01/01DZ vào cuối năm 1990.
  • MiG-31BS (Mẫu 01BS): thiết kế ứng dụng cho mẫu 01/01DZ khi đã cải tạo thành kiểu tiêu chuẩn MiG-31B.
  • MiG-31D (Mẫu 07): chỉ có 2 chiếc được sản xuất. 1 chiếc chuyên dụng chống vệ tinh.
  • MiG-31E: phiên bản xuất khẩu. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1997 với các hệ thống đơn giản hóa.
  • MiG-31F: dự án máy bay chiến đấu - ném bom.
  • MiG-31FE: phiên bản xuất khẩu của MiG-31F

[sửa] Các quốc gia sử dụng

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 200px-DN-ST-89-08429Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-31 chụp năm 1989





[sửa] Các quốc gia hiện đang sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Kazakhstan.svg Kazakhstan

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Russia_%28bordered%29.svg Nga

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_Syria.svg Syria

  • Không quân Syria có 8 MiG-31E đang đặt mua..[6][7]
    Tuy nhiên, đơn đặt hàng này đang không rõ thực trạng, có thể do vấp
    phải sự phản đối quyết liệt từ Israel hoặc do Syria thiếu ngân sách.[8]

[sửa] Các quốc gia không còn sử dụng


Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 22px-Flag_of_the_Soviet_Union.svg Liên Xô

[sửa] Thông số kỹ thuật (MiG-31)


Dữ liệu lấy từ Great Book of Modern Warplanes,[1] MiG-31E data[9]Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-MIKOYAN-GUREVICH_MiG-31_FOXHOUND_

[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi đoàn: 2 (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí)
  • Chiều dài: 22.69 m (74 ft 5 in)
  • Sải cánh: 13.46 m (44 ft 2 in)
  • Chiều cao: 6.15 m (20 ft 2 in)
  • Diện tích cánh: 61.6 m² (663 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 21.820 kg (48.100 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 41.000 kg (90.400 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 46.200 kg (101.900 lb)
  • Động cơ: 2× Soloviev D-30F6, lực đẩy 93 kN (20.900 lbf) và 152 kN (34.172 lbf) khi đốt nhiên liệu phụ trội với mỗi động cơ

[sửa] Hiệu suất bay



[sửa] Vũ khí


Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitimeTue May 24, 2011 9:24 pm

ikoyan MiG-35






Bách khoa toàn thư mở Wikipedia









MiG-35 "Fulcrum-F"KiểuHãng sản xuấtTình trạng
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 300px-MiG-35

Máy bay tiêm kích đa chức năng
Mikoyan
Chuyến bay đầu tiên1995
đang giới thiệu
Số lượng được sản xuất10 (đến 2009)
Chi phí máy bay45 triệu USD
Được phát triển từMikoyan MiG-29
Mikoyan MiG-35 (tiếng Nga: Микоян МиГ-35) (tên ký hiệu của NATO Fulcrum F) là một kiểu máy bay mới nhất thuộc dòng Mikoyan MiG-29. Trang bị động cơ phản lực RD-33
với những miệng ống điều khiển hướng phụt linh động có khả năng cơ động
cao, sức đẩy lớn và sử dụng công nghệ fly-by-wire. MiG-35 sử dụng khung
của MiG-29M1, trước đây được biết đến với tên gọi MiG-29OVT (MiG-29M2MiG-29MRCA
được dùng để gọi những phiên bản có 2 chỗ ngồi). Được đưa ra thị trường
dưới tên gọi MiG-35 nó đang được kì vọng là mặt hàng xuất khẩu tiềm
năng. Nga đang xúc tiến tiếp thị loại máy bay mới này tới nhiều nước khác nhau như Syria, Libya, Iran, Algérie, Sudan, Ấn Độ, Mexico, Brasil, Peru và một vài nước khác. Malaysia đang xem xét loại này để thêm vào số 12 chiếc MiG-29B hiện có và mua thêm máy bay Su-30MKM Flankers, số Su-30MKM đã được giao trong năm 2006. Trước đây, tên MiG-35 được quy cho dự án Dự án MiG 1.44.

Miêu tả


Loại máy bay chiến đấu đa chức năng đời mới của MiG (MFI - Mnogofounksionalni Frontovoi Istrebiel) được công khai xuất hiện vào 12 tháng 1-1999. Dự án được phát triển từ năm 1986, nó có vài tên gọi khác nhau như 1.42, 1.44, I-42I-44, MiG-35MiG-39
là tên gọi không chính thức được áp dụng cho một số người quan sát.
Người ta tin rằng 1.42 và 1.44 là tên gọi của 2 nguyên mẫu, 1.42 được sủ
dụng trong các chuyến bay thử nghiệm khung máy bay. Loại máy bay tấn
công đa chức năng thế thệ 5 này được phát triển bởi công ty hàng không MiG, và việc sản xuất liên kết với công ty công nghiệp quân đội MAPO.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 250px-Mig29OvtInvertedWithAfterburnerTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

MiG-35 bay biểu diễn





Mẫu đầu tiên được chuyển giao vào đầu năm 1994, và trong tháng 12-1994
việc chạy thử được chỉ đạo tiếp theo sau cuộc thử nghiệm bị hoãn vào
lần trước do thiếu ngân sách. Nó được trang bị 2 động cơ AL41F với lực
đẩy hơn 8000 kg mỗi chiếc, cung cấp vận tốc cực đại là 2.500 km/h. Cánh
chính có tên gọi là "duck" (vịt) đã được cải tiến nhằm làm nổi bật đường
nét khí động học, sải cánh dài 15 m và chiều dài từ 2 điểm đầu cánh là
20 m.
MAPO-MiG đòi hỏi loại máy bay chiến đấu mới có khả năng vượt trội so với F-22 Raptor, một loại máy bay chiến đấu ưu việt của không quân Mỹ.
Dù nhiệm vụ của dự án MFI là giành ưu thế trên không, không giống như
F-22, MFI cũng có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công, và như vậy trong
cả quan niệm và cấu tạo thì nó có khả năng giống với loại tiêm kích đa
năng Eurofighter Typhoon của Châu Âu.
Giống F-22, MFI có cùng hệ thống động cơ phun vecto có khả năng thay
đổi hướng phụt, điều đó cho phép nó làm những động tác rẽ đột ngột. Nó
cũng có khả năng hoạt động bí mật, với cánh và cấu trúc thân máy bay
được làm bằng sợi các-bon và vật liệu polyme composite. Những đặc tính
hành động bí mật gồm radar
bao phủ gây nhiễu, giảm bớt hơi nóng. Radar xung doppler thế hệ thứ 5
có anten quét mảng đa chiều với sự quét điện tử để đồng thời tấn công 20
mục tiêu. Máy bay có thể mang tên lửa không đối không tầm xa và tên lửa không đối đất có điều khiển, và nó còn được vũ trang với một khẩu pháo 30 mm.Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 250px-MiG29-OVT-ENGINETìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

Động cơ mới của MiG-35





Trong tháng 3-1997, những quan chức quân đội quyết định loại bỏ dự án MFI vì nó tốn quá nhiều tiền. Bộ quốc phòng Nga
ủng hộ phát triển chương trình MFI, và quyết định một sự sản xuất theo
sau những chuyến bay thử nghiệm mà nó có thể mất tới 7 năm. Không quân Nga sẽ không trang bị thêm loại máy bay mới tiên tiến nào đến trước năm 2005 do không đủ ngân sách. Từ năm 1996 không có chiếc máy bay mới nào được trang bị.
Công ty MiG khẳng định rằng một chuyến bay thử nghiệm đã được tiến hành vào cuối năm 2000,
các mẫu 1.44 đã bay liên tục vài chục phút trên không. Tuy nhiên, không
có người đại diện của bộ quốc phòng, mà cũng không có nhà báo nào chứng
kiến chuyến bay đó. Và do đó hiển nhiên trong năm 2001,
MiG-35 sẽ không được phát triển hay sản xuất. Trong năm 2001, MiG tiếp
tục theo duổi chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thể hệ thứ 5
đời mới với tên gọi là MiG-35.
Đây là máy bay chiến đấu gần đây nhất được thiết kế tăng cường sự
linh hoạt và khả năng phạm vi hoạt động lên thêm 2.100 km. MiG-35 được
kế thừa các tính năng, trang bj của dự án MFI, hơn nữa còn một điểm đặc
trưng là cải tiến thiết bị điện tử lắp trên máy bay, sự cải tiến rất lớn
đối với hệ thống vũ khí, hệ thống HOTAS, mở rộng trang bị vũ khí tên lửa không đối khôngtên lửa không đối đất, có tính năng nổi trội với thiết bị điện tử trong việc phòng vệ và tấn công, nó được trang bị hệ thống radar quét mạng điện tử tích cực Zhuk-AE (Bug-AE) được phát triển bởi Phazotron. Nó có 8 giá treo vũ khí và mang được 3 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài. MiG-35 khi mang 2 trái Vympel R-73 và 3 thùng xăng phụ sẽ đạt tầm bay 3100 km, xa hơn các phiên bản MiG-29 trước đó.
[sửa] Tại triển lãm hàng không Bangalore


Trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky (thuộc Moskva), 22 tháng 1, công ty MiG đã đưa ra giới thiệu loại máy bay chiến đấu mới MiG-35, tiếp đó nó được đưa đến tham dự triển lãm hàng không Ấn Độ, và để nối lại sự cung cấp máy bay chiến đấu cho không quân Ấn Độ.
Người đại diện công ty Barkovsky Vladimir phát biểu: "Chúng tôi sẽ tổ
chức một cuộc biểu diễn qui mô lớn của MiG-35 trong suốt triển lãm tại Bangalore".
Triển lãm hàng không Ấn Độ là một sự kiện thướng niên hai năm tổ chức một lần, triển lãm hàng không vũ trụ Ấn Độ 2007 sẽ được diễn ra tại thành phố Bangalore miền nam Ấn Độ từ 7 tháng 2 đến 11 tháng 2-2007. Ấn Độ trước đó đã công bố một gói thầu cung cấp 126 máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho không quân Ấn Độ với giá trị ước tính 6 tỉ USD (chương trình MMRCA). Bộ trưởng quốc phòng Nga và công ty MiG sẽ tích cực tham gia vào việc đấu thầu.
MiG-35, một phiên bản xuất khẩu của MiG-29M OVT (Fulcrum F), là một
máy bay chiến đấu đa năng với khả năng thao diễn hoàn hảo, nó được trông
thấy lần đầu tiên vào tháng 8-2005 trong suốt triển lãm hàng không MAKS bên ngoài Moskva. Nó được trang bị động cơ Klimov RD-33
OVT với các ống phụt điều khiển hướng bay. Động cơ RD-33 OVT cung cấo
khả năng thao diễn cao cấp và tăng cường hiệu suất bay của máy bay trong
không chiến phạm vi hẹp. MiG-35 của Nga có ý định cạnh tranh với các máy bay chiến đấu phản lực của Hoa Kỳ, Thụy ĐiểnPháp như F-16 Fighting Falcon, F/A-18E/F Super Hornet, JAS 39 Gripen, Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ. Công ty MiG cũng bắt đầu bay thử nghiệm MiG-29K Fulcrum D phiên bản hải quân, được thiết kế riêng cho hải quân Ấn Độ.
Nga sẽ cung cấp cho hải quân Ấn Độ
16 máy bay MiG-29K/KUB cho tàu sân bay của nước này (12 chiếc ghế đơn K
và 4 chiếc 2 chỗ KUB) với hợp đồng ký có giá dưới 740 triệu USD vào tháng 1-2004.
Hợp đồng cũng qui định những chương trình huấn luyện cho phi công và
bảo dưỡng máy bay, bao gồm những thiết bị mô phỏng bay và hệ thống huấn
luyện tương tác mặt đât và biển. Việc giao hàng được bắt đầu vào tháng 6-2007 trước khi việc nâng cấp tàu sân bay INS Vikramaditya (trước đây là lớp tàu sân bay Admiral Kuznetsov) hoàn thành và được chuyển tới Ấn Độ. Người ta hy vọng việc giao 16 chiếc máy bay sẽ được hoàn tất vào năm 2009. Trong hợp đồng có một tùy chọn để trang bị 30 máy bay bổ sung vào năm 2015.
[sửa] Nga hợp tác với Italia sản xuất máy bảo vệ làm nhiễu


Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2007, công ty MiG của Nga và công ty Elettronica của Italia có trụ sở tại Rome đã ký một biên bản ghi nhớ về việc trang bị cho MiG-35 một thiết bị làm nhiễu bảo vệ đa chức năng.
[sửa] Thông số kỹ thuật

Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig 250px-Compare_MiG-35_and_MiG-29_mirrorTìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Magnify-clip

So sánh giữa MiG-35 và MiG-29





[sửa] Đặc điểm riêng



  • Phi đoàn: 1 (hoặc 2 với phiên bản MiG-35D)
  • Chiều dài: 19 m (62 ft 4 in)
  • Sải cánh: 15 m (89 ft 6 in)
  • Chiều cao: 4.50 m (49 ft 3 in)
  • Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 15.000 kg (33.069 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 20.000 kg (44.092 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.059 lb)
  • Động cơ: 2x động cơ phản lực Klimov RD-33MK OVT "Morskaya Osa", lực đẩy 18.285 lbf (8.300 kg) mỗi chiếc

[sửa] Hiệu suất bay



  • Vận tốc tối đa: 2.750 km/h (1.720 mph), Mach 2.6
  • Phạm vi hoạt động: 2.000 km (1.250 miles) hoặc 3.100 km (1,930 miles) với 3 thùng dầu phụ.
  • Trần bay: 62.000 ft (18.900 m)
  • Tốc độ lên cao: 60.000 ft/min (~300 m/s)

[sửa] Vũ khí



  • Súng chính: 1 pháo 30 mm GSH-30-1 với 150 viên đạn.
  • Giá treo vũ khí: 9 giá treo vũ khí (8 dưới cánh và 1 dưới bụng) với tổng trọng lượng 6.500 kg.
  • Tên lửa Không-đối-không: 4 AA-10 Alamo (R-27R, R-27T, R-27ER,
    R-27ET), hoặc 4 AA-8 Aphid (R-60M), hoặc 8 AA-11 Archer (R-73E, R-73M,
    R-74M), hoặc 8 AA-12 Adder (R-77)
  • Tên lửa Không-đối-hải: 4 AS-17 Krypton (Kh-31A, Kh-31P) hoặc 4 AS-14 Kedge (Kh-29T, Kh-29L)
  • Tên lửa Không-đối-địa: các loại tên lửa S-8, S-13, S-24, S-25L, S-250 không điều khiển và dẫn đường bằng laser.

[sửa] Hệ thống điện tử




Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
Sponsored content





Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig   Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga
» Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Sukhoi Su

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng  :: Your first category :: Tán Gẫu-
Chuyển đến