Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Hi! Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp A8K39 Trương PTTH Hữu Lũng
Chúc Bạn Vui ve
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Hi! Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn Lớp A8K39 Trương PTTH Hữu Lũng
Chúc Bạn Vui ve
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng

·.¸¸.·´´¯`··._.· (Wellcome to A8k39) `·.¸¸.·´´¯`··._.·
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
Nguyennghia
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
hoangtien
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
Admin
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
MaLong
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
benpro19891
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
hungthuy_8687
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
huybeo_ls
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
traitimbanggials2007
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
bupbeselia
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_lcapTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_voting_barTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_vote_rcap 
Latest topics
» Ghé thăm căn nhà ma
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeMon May 11, 2015 1:33 am by Nguyennghia

» Tư vấn mùa thi: Bí quyết chọn ngành nghề phù hợp
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Jan 21, 2014 2:35 pm by thuonghuyen

» “Sống khỏe” nhờ nghề công nghệ cao
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Jan 21, 2014 2:32 pm by thuonghuyen

» Teen thời nay ôn thi đại học như thế nào?
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Jan 14, 2014 3:38 pm by thuonghuyen

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Jan 14, 2014 3:36 pm by thuonghuyen

» Đêm Bùn nhớ !!!
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun Nov 25, 2012 10:09 pm by Admin

» Danh Sách lớp A8k39 THPT Hữu Lũng
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun Jun 17, 2012 10:55 pm by benpro19891

» Vào diễn đàn sợ ma
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun Mar 11, 2012 3:19 pm by benpro19891

» Clip Ảnh lớp
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeFri Feb 17, 2012 2:38 am by ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·

» Các Chiến Báo TQTK
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeFri Feb 10, 2012 2:35 pm by ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng on your social bookmarking website

 

 Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 12:42 pm

Xe tăng, thường được gọi tắt là tăng, phiên âm từ chữ "tank" trong tiếng Anh, là loại xe chiến đấu chủ lực trong binh chủng tăng - thiết giáp, có khả năng phòng vệ cao, có tính năng cơ động nhanh; di chuyển bằng xích và là vũ khí tấn công có uy lực của lục quân dùng chủ yếu chống lại các lực lượng lục quân của đối phương bằng hoả lực pháo bắn thẳng. Đây là loại xe chiến đấu không thể thiếu của hầu hết quân đội các nước trên thế giới.

Do đặc trưng chức năng chiến đấu nên xe tăng được đánh giá qua rất nhiều các thông số kỹ thuật – chiến thuật mà chúng nằm trong các nhóm tính năng chính như sau:

* Hoả lực: là số lượng, chất lượng, cỡ nòng của pháo trên xe: bao gồm nhiều thông số như tốc độ bắn nhanh, độ chính xác, tầm bắn xa nhất, tầm bắn gần nhất, sức công phá của đạn... Các xe tăng hiện đại thường trang bị 1 pháo bắn thẳng nòng nhẵn hoặc có khương tuyến cỡ nòng từ 100 đên 125 mm (Trong đại chiến II cỡ nòng thông dụng từ 75–100 mm) 1–2 khe súng máy đằng mũi 1 đại liên tháp pháo. Đạn có nhiều loại đạn nổ, xuyên thép, đạn chống tăng, và tên lửa có điều khiển bắn qua nòng pháo
* Vỏ thép: đây là thông số về tính được bảo vệ của xe gồm các yếu tố về số lượng, chất lượng, độ dày, vật liệu, hình dáng và vị trí bố trí của các lớp vật liệu vỏ thép để bảo vệ xe... Các xe tăng hiện đại ngoài nhiều lớp vỏ thép và các vật liệu tổng hợp còn các lớp treo bảo vệ bằng thuốc nổ (còn gọi là giáp phản ứng nổ, viết tắt là ERA) và các lớp vật liệu chống phóng xạ cho trường hợp chiến tranh hạt nhân và hệ thống tuần hoàn và lọc khí chống vũ khí hoá học, sinh học.
* Tính cơ động: Là tính năng rất quan trọng quyết định hiệu quả chiến đấu của xe tăng, bao gồm các thông số như tốc độ tối đa, tốc độ chiến đấu trên các địa hình, khả năng vượt vật cản, khả năng vượt dốc, khả năng vượt sông, tầm hoạt động xa nhất, tính việt dã...

Hiện nay các loại xe tăng nổi tiếng được sản xuất tại một số nước là các cường quốc quân sự và kinh tế trên thế giới và cũng là các nước có truyền thống sử dụng xe tăng trong chiến tranh như Nga (Liên Xô), Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Israel, và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ... Mỗi quốc gia tuỳ quan điểm, kinh nghiệm và điều kiện của mình chế tạo xe theo ưu tiên riêng cho các tính năng của xe tăng.
Mục lục
[ẩn]


Một xe tăng T-55 của Liên Xô
Loại Xe chiến đấu bọc giáp
Quốc gia chế tạo Liên Hiệp Anh, Pháp
Lược sử hoạt động
Trang bị Từ năm 1916
Thông số kỹ chiến thuật
Bọc giáp Thép hoặc các loại vỏ giáp khác dành cho chiến xa
Vũ khí chính Pháo tăng
Hệ thống treo Bánh xích
Sơ đồ một loại xe tăng:
1. Xích;
2. Nòng pháo;
3. Ốp xích nơi treo các tấm thép "váy" phía ngoài xích để chống trái phá chống tăng;
4. Các ống phóng lựu cho hệ thống bảo vệ tích cực và tạo màn khói bảo vệ;
5. Tháp pháo;
6. Khoang động cơ, hộp số;
7. Cửa nắp tháp pháo;
8. Khe súng máy;
9. Vỏ thân xe;
10. Súng máy mũi xe
Bài viết này có nhiều yêu cầu chú thích nguồn gốc chưa được đáp ứng. Xin giúp cải thiện bài viết bằng cách chú giải từ
Xe tăng có các điểm mạnh thể hiện ở 3 chức năng chiến thuật: chức năng tấn công thọc sâu, chức năng chống tăng và chức năng trợ chiến bộ binh.

* Chức năng tấn công thọc sâu: Xe tăng là xe vũ trang mạnh di chuyển bằng xích, thực tế là loại xe việt dã chạy mọi địa hình không cần đường xá, xe có thể vượt các chướng ngại và các địa hình, địa chất phức tạp với vận tốc khá cao, có hoả lực mạnh, độ bảo vệ tốt và tương đối độc lập trong hoạt động do đó xe tăng là loại vũ khí tấn công thọc sâu cơ động tiện dụng, phổ biến nhất của lục quân: bên tấn công tung các đơn vị xe tăng đánh vào khoảng không gian chiến thuật phía sau tuyến phòng thủ của đối phương, thọc sâu chia cắt các đơn vị của địch phá vỡ hậu tuyến phòng ngự và các cơ cấu liên lạc, hậu cần, chỉ huy của đối phương làm đối phương tan vỡ hoảng loạn hoặc bị rơi vào vòng vây, nhất là khi quân tấn công dùng nhiều mũi xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới đánh chia cắt và hợp vây quân phòng thủ. Đây chính là các kịch bản của chiến tranh chớp nhoáng của quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới lần thứ hai với các đơn vị xe tăng thiết giáp tập trung cấp sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng đánh thọc sâu chia cắt đã tạo các chiến thắng vang dội nhanh chóng, hiệu quả rất lớn trong giai đoạn đầu của chiến tranh trên bộ tại chiến trường châu Âu.

* Chức năng chống tăng: Cũng chính vì khả năng thọc sâu cơ động cực kỳ nguy hiểm trong tấn công của xe tăng nên để đối phó lại, quân phòng ngự cũng phải duy trì một lực lượng xe tăng thiết giáp hùng hậu, tập trung tại hậu tuyến phòng ngự của quân mình làm lực lượng dự bị để cơ động phản công chống lại và hoá giải các mũi thọc sâu của xe tăng đối phương. Đây chính là kịch bản của trận Vòng cung Kursk nơi có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Như vậy sức mạnh chủ yếu của xe tăng là sức mạnh tiến công cơ động và nhờ sức tiến công cơ động đó xe tăng cũng được dùng làm phương tiện chủ yếu để phòng thủ tích cực phản công chống lại sức tấn công cơ động của đối phương.

* Chức năng trợ chiến cho bộ binh: Xe tăng cũng có thể được sử dụng như các ụ pháo di động để trợ chiến cho bộ binh trong việc đánh quân địch phòng ngự trong công sự và trận địa kiên cố liên hoàn. Nhưng chỉ nên dùng chức năng này khi thật cần thiết không nên lạm dụng vì có thể gây tổn thất lớn cho lực lượng xe tăng vì không phát huy được các điểm mạnh mà còn dễ bị quân phòng ngự khai thác các điểm yếu của mình.

[sửa] Điểm yếu
Súng chống tăng B41 (RPG-7) của Liên Xô
Type 95 SPAAG Trung Quốc

Điểm yếu rất quan trọng của xe tăng là tầm quan sát của kíp chiến đấu kém. Vũ khí đánh gần kém do xạ giới bị hạn chế bởi các vỏ bọc thép ở tháp pháo sự cơ động bị chậm do phụ thuộc vào tốc độ quay của tháp pháo. Những xe tăng kiểu cũ có lớp vỏ giáp trên đỉnh tháp pháo mỏng, không được trang bị vũ khí phòng không (súng máy, tên lửa đát đối không tầm ngắn) đều bất lực trước máy bay cường kích và trực thăng chống tăng của đối phương.

* Xe tăng hoàn toàn bất lực trước máy bay, trực thăng của đối phương vì tầm quan sát rất kém và vũ khí của xe tăng không phải là để chống lại mục tiêu trên không[cần dẫn nguồn]. Do đó để tránh thương vong cho xe tăng khi tác chiến phải có lực lượng không quân yểm trợ hữu hiệu hoặc lực lượng phòng không đủ mạnh để bao bọc bảo về khoảng không cho xe tăng tác chiến, lực lượng phòng không này vừa phải chống máy bay hiệu quả vừa phải có sức cơ động cao đi kèm xe tăng do đó tại các cường quốc quân sự thế giới đã chế tạo các loại xe tăng phòng không[cần dẫn nguồn] trang bị radar và tên lửa, pháo phòng không để đi kèm trong đội hình tấn công của xe tăng ví dụ như Flugabwehrkanonenpanzer Gepard của Đức, M42 Duster của Mỹ hay Type 95 SPAAA của Trung Quốc.
* Xe tăng kém hiệu quả tác chiến ở nơi rừng núi và thành phố: Tại nơi có rừng, núi, thành phố, pháo của xe tăng sẽ khó xoay trở vì vướng địa hình. Điển hình là trong thành phố khi bộ binh đối phương ở trên nhà cao tầng khiến pháo chính không nâng bắn lên cao được (góc nâng nhỏ -15 đến 30 độ). Xe tăng bị quân địch ẩn nấp dễ dàng tiếp cận tiêu diệt bằng vũ khí nhẹ vào các điểm yếu: nóc, hông..
* Yếu kém trong đánh gần: vì tầm quan sát yếu và vũ khí xe tăng không hiệu quả khi bị bộ binh địch áp sát nhất là ngày nay khi bộ binh được trang bị các vũ khí chống tăng cá nhân rất hiệu quả là súng phóng lựu chống tăng.

[sửa] Chiến thuật sử dụng xe tăng

Vì các điểm mạnh yếu nêu trên cho nên cần phải sử dụng xe tăng hợp lý theo đúng chiến thuật:

* Dùng lực lượng xe tăng tập trung theo các nhiệm vụ tác chiến độc lập và đúng chức năng là lực lượng tấn công cơ động thọc sâu, hạn chế dùng đơn lẻ phân tán làm các nhiệm vụ phụ trợ cho bộ binh.
* Xe tăng tấn công trong đội hình có bộ binh hoặc bộ binh cơ giới đi kèm để khắc phục tầm quan sát kém và có bảo vệ từ trên không.
* Không nên sử dụng xe tăng trong việc đánh các mục tiêu trong thành phố, rừng núi, sẽ dễ dàng bị bộ binh địch áp sát và tấn công (Quân đội Nga phải chịu tổn thất lớn về thiết giáp khi sử dụng xe tăng trong Chiến tranh Chesnia lần thứ nhất, 1994–1996), tránh dùng xe tăng đánh các tuyến phòng thủ kiên cố của địch vì xe tăng không phát huy được tính cơ động của mình vì các hệ thống vật cản và mìn chống tăng địch dăng sẵn và là nơi tập trung các lực lượng chống tăng của địch.
* Tốt nhất chỉ nên sử dụng xe tăng vào chức năng thọc sâu và chống tăng: Theo kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại nhất là trong thế chiến thứ hai thì nhiệm vụ đánh chọc thủng các vỏ cứng của tuyến phòng thủ kiên cố của đối phương nên được thực hiện bởi bộ binh với mật độ tập trung cao của pháo binh và với sự giúp đỡ của không quân. Sau khi đã chọc thủng được tuyến phòng thủ, đã mở ra khoảng không gian chiến thuật thì lúc đó mới giao nhiệm vụ phát triển tấn công đánh cơ động thọc sâu cho các lực lượng xe tăng thiết giáp có sự yểm trợ từ trên không của không quân và có bộ binh cơ giới đi kèm.

[sửa] Lịch sử phát triển của xe tăng
[sửa] Ra đời trong thế chiến I
Quân đội Mỹ về Pháp Renault FT-17, Pháp, 1918
Xe tăng Mk IV của Anh bị quân Đức tịch thu và sử dụng trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918‎

Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh trận địa điển hình hay còn gọi là chiến tranh chiến hào là loại chiến tranh mà "dễ phòng thủ, khó tấn công".

Quân đội hai bên cố thủ trong hệ thống chiến hào nhiều tầng lớp, dầy đặc dây thép gai và bãi mìn. Lúc đó chưa có phương tiện hiệu quả để tiến công sắc bén. Để đánh chiếm một đoạn tuyến phòng thủ của đối phương quân tấn công phải chịu thương vong rất lớn và cũng không thể phát triển tấn công nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại quân phòng ngự có thể nhanh chóng tái lập phòng tuyến mới phía sau chiến tuyến của mình. Chiến tranh có hình thức giằng co hai bên ép dần chiến tuyến của nhau, chiến tuyến thay đổi chậm chạp, ổn định. Đánh nhau rất ác liệt thương vong lớn nhưng ít có các trận đánh quyết định thắng bại dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của xã hội các nước đối kháng đối với gánh nặng của chiến tranh...

Năm 1916 người Anh nghĩ ra loại xe tấn công đầu tiên mà để giữ bí mật khi sản xuất và vận chuyển vũ khí mới họ gọi là "tank" (cái thùng sắt) đó là các mẫu xe tăng Mark I, Mark II, Mark III, Mark IV mỗi loại xe được sản xuất theo 2 phương án: "xe đực" có pháo (nòng pháo nhô ra nên gọi là "đực"), và "xe cái" không có pháo chỉ có lỗ châu mai để bắn súng máy nên gọi là "cái". Xe tăng đầu tiên lấy động cơ từ các động cơ ô tô đương thời nhưng chuyển động bằng xích cho phép xe đi được trên các địa hình phức tạp nhưng chậm hơn người đi bộ, vỏ thép thì dùng đinh tán. Các mẫu xe đầu tiên có hình dạng kết cấu rất khác xa so với xe tăng bây giờ: Xe đực Mark I đến mark IV chưa có tháp pháo, pháo lắp 2 bên sườn xe với khung xích hình quả trám rất cao để bò qua các vật cản cao. Điều thú vị là tuy xe tăng là vũ khí lục quân nhưng việc nghiên cứu phát triển xe tăng đầu tiên lại do Bộ Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành với sự chỉ đạo của Bộ trưởng Winston Churchill. Lần đầu tiên người Anh đem xe tăng ra chiến trường là tại trận sông somme tại miền Bắc nước Pháp ngày 15 tháng 9 năm 1916. Do xe tăng đầu tiên còn quá thiếu độ tin cậy nên trong số 49 xe để chiến đấu 17 chiếc trục trặc không xuất phát, trong số còn lại 5 chiếc bị sa xuống bùn, 9 chiếc trục trặc kỹ thuật trước khi tấn công, tổng cộng chỉ còn 18 chiếc thực sự tấn công và đã thành công lớn gây hoảng loạn cho quân Đức phòng thủ, cuộc tấn công trong ngày tiến lên chiếm được 5 km chiều sâu chiến tuyến với số thương vong cho binh sỹ thấp hơn mức trung bình là 20 lần. Tuy Trận sông Somme năm 1916 vì nhiều lý do khác nhau cũng lại có kết cục không dứt khoát nhưng xe tăng đã trở thành vũ khí tiến công rất có triển vọng. Ngay sau đó người Pháp cũng chế tạo xe tăng và năm 1917 họ đã sản xuất ra xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17 đây là xe tăng đã cực kỳ hoàn chỉnh đến mức nó còn được quân đội Pháp và Ba lan dùng cho đến đầu thế chiến 2. Xe Renault FT17 đã có bố trí cấu tạo về cơ bản rất giống với xe tăng ngày nay với tháp pháo có thể quay nhanh và nâng hạ góc bắn, xe có tốc độ cao, tính cơ động tốt, khả năng việt dã tốt với các thông số như sau: Hoả lực súng máy Hotchkiss hoặc pháo 37 mm. Động cơ xăng Renault tốc độ 6–7 km/giờ leo dốc đến 35 độ, vượt hào rộng 1,8 m. Vỏ thép 6–22 mm. Kích thước xe: dài × rộng × cao: 5 × 1,74 × 2,14 m.
[sửa] Trước và trong thế chiến II

Trước và đặc biệt trong thế chiến II xe tăng có những bước phát triển rất nhanh, mạnh trong cả kỹ thuật chế tạo xe và chiến thuật sử dụng chúng. Trước chiến tranh các cường quốc thế giới đã nhận thức được vai trò của xe tăng trong chiến tranh và ra sức xây dựng một lực lượng xe tăng mạnh.

Về kỹ thuật: Trong thời gian này nhà kỹ thuật người Mỹ George christie đã ứng dụng hệ thống treo cho xe tăng đã nâng cao độ tin cậy tác chiến của xe tăng: tháp pháo nhờ hệ thống này vẫn giữ nguyên vị trí khi xe chuyển động cho phép xe tăng có thể ngắm bắn khi đang chuyển động. Các loại xe tăng của Liên Xô ngay trước đại chiến II lần đầu tiên trên thế giới được lắp động cơ Diesel. Các xe tăng được trang bị radio liên lạc, hỏa lực được nâng cao (cỡ nòng từ 30–40 mm của thế chiến I nâng lên 70–80 mm đầu thế chiến II và cuối thế chiến II có loại mang pháo 122 mm). Vỏ thép được gia cường rất nhiều để chống lại các loại vũ khí chống tăng của đối thủ. Các loại xe tăng tốt nhất của thời kỳ này là của hai cường quốc lục quân Liên Xô và Đức Quốc xã kết quả của các đối chọi của quân đội hai nước này trên chiến trường.

Nhưng trong thời kỳ này có sự đánh giá rất khác nhau (ở các nước và trong một nước) trong quan niệm về vai trò của xe tăng trong chiến tranh dẫn đến sự phát triển xe tăng theo các hướng và phát sinh nhiều hạng xe tăng khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau mà sau này chiến tranh thế giới thứ 2 đã loại bỏ tất cả các loại xe không thích hợp chỉ còn một vài loại được khẳng định qua chiến tranh. Do coi trọng chức năng trợ chiến cho bộ binh, một số loại xe của Pháp và Liên Xô được chế tạo với vỏ thép rất nặng, hỏa lực rất mạnh, cơ động rất kém, thậm chí có vài tháp pháo cho nhiều loại pháo đây là loại xe thực sự là "ụ pháo biết đi" để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh và chống xe tăng địch. Ví dụ, xe tăng T-35 của Liên Xô (năm 1933-1939 Liên Xô sản xuất 61 chiếc) có số lượng rất ít ỏi, là một thử nghiệm của xe bọc thép hỗ trợ bộ binh với 5 tháp pháo rất nặng nề; loại xe tăng nặng đến 70 tấn Char 2C của Pháp. Các loại xe này trong thực tế chiến đấu là vô dụng và nhanh chóng chết yểu.

Thời gian này có sự chạy đua giữa hỏa lực và vỏ thép trong chế tạo xe tăng. Các cường quốc chạy đua tăng cỡ hỏa lực và đương nhiên tăng độ dày của vỏ thép sự chạy đua của các tính năng mâu thuẫn lẫn nhau này làm cho xuất hiện rất nhiều hạng xe tăng:

* Xe tăng hạng nhẹ: (xe nhẹ – vỏ thép yếu, thường dưới 40mm, cơ động tốt nhưng hỏa lực dưới 50mm,) dùng chủ yếu để trinh sát rất điển hình là xe tăng БТ-7 của Liên Xô. Trong chiến tranh loại xe này tỏ rõ tính không hiệu quả. Lợi thế của chúng là tốc độ và độ cơ động cao.

Xe tăng T-34 của Hồng quân trong trận Kursk đang tời kéo 1 chiếc T-34 Liên Xô bị xe tăng Đức bắn hỏng khi trận đánh vẫn đang tiếp diễn
Tăng "Con báo" Panther Pzkpfw. V Ausf. A. Đức trong Đệ nhị Thế chiến. Xe được trang bị súng máy trên tháp pháo mà các xe tăng Nga không có

* Xe tăng hạng trung hay còn gọi là xe tăng hành trình (theo tiếng Anh "Medium tank"): là kết hợp hợp lý của vỏ thép 40–70 mm, hỏa lực 70–90 mm, tính cơ động tốt) đây là hạng xe tăng tối ưu được thực tế chiến tranh khẳng định mà các mẫu xe tốt nhất là của Đức và Liên Xô điển hình là loại xe tăng Panzer TIV của Đức và T-34 của Liên Xô trong đó có chủng T-34-85. Một thành công trong thiết kế của loại T-34 này là vỏ thép không thật dày nhưng bố trí hình dạng vát nghiêng đã tăng hiệu quả chống trái phá lên rất nhiều, kinh nghiệm này sẽ có mặt trong các thiết kế sau này. Sau chiến tranh xe hạng trung sẽ xóa nhòa các hạng khác và phát triển thành xe tăng chiến đấu chủ lực (tiếng Nga: Основной боевой танк, viết tắt ОБТ; tiếng Anh: main battle tank, viết tắt MBT).
* Xe tăng hạng nặng (tiếng Anh còn gọi là heavy tank ): vỏ thép rất nặng từ 80 đến trên 100 mm, hỏa lực mạnh đến 100 mm, cơ động chậm chạp nặng nề độ tin cậy kém. Loại xe này tuy để yểm trợ bộ binh nhưng thực tế chỉ thích hợp để chống tăng (giống chức năng của pháo tự hành chống tăng) ví dụ loại Tiger (con cọp) và King Tiger (cọp vua) TVI của Đức và Iosif Stalin ИС-2, ИС-3 của Liên Xô.

Về chiến thuật: Đây là thời kỳ của những tư tưởng táo bạo của chiến thuật sử dụng xe tăng mà các tướng lĩnh Đức Quốc xã đã đi đầu và tạo nên cuộc cách mạng trong nghệ thuật chiến tranh. Các chiến thắng vũ bão của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường trên bộ đánh tan nhanh chóng quân đội các cường quốc địch thủ tại châu Âu trong chiến lược chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) là nhờ các sáng tạo chiến thuật chứ không phải là nhờ chất lượng hơn hẳn của xe tăng Đức. Tuy trước chiến tranh tại nhiều nước đã có các trường phái lý luận quân sự đặt nền móng cho chiến thuật chiến tranh cơ động như Hobart tại Anh, Guderian tại Đức, Chaffee tại Hoa Kỳ, De Gaulle tại Pháp, và Tukhachevsky tại Liên Xô, các nhà tư tưởng quân sự này đã cùng đi đến một kết luận như nhau về kịch bản của chiến tranh hiện đại, nhưng chỉ dừng lại ở ý tưởng lý thuyết. Chỉ có tại Đức các lý luận này được cấp lãnh đạo cao nhất của quốc gia là Adolf Hitler thực sự tin tưởng và ủng hộ và với quyết tâm cao đưa vào thực tế xây dựng quân đội. Quân đội Đức thay vì sử dụng xe tăng một cách xé lẻ biên chế vào các đơn vị bộ binh như các phương tiện hỗ trợ chiến đấu như ở các nước khác, đã tập trung lại thành các sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng xung kích, phát triển một loại bộ binh mới là bộ binh cơ giới có chức năng đi kèm xe tăng cho các hành động chiến đấu cơ động tấn công, Phát triển các ngón đòn liên hoàn cho chiến thuật kết hợp mũi nhọn xe tăng cùng không quân. Tất cả đều lấy xe tăng làm vai trò trung tâm của chiến thuật tấn công theo sơ đồ các mũi nhọn thiết giáp thọc sâu, chia cắt, hợp vây và tiêu diệt các khối lớn các đạo quân phòng thủ của địch. Sau này chiến thuật tương tự được phía Liên Xô phát triển được gọi là chiến thuật chiến dịch tiến công chiều sâu. Các chiến thuật tiến công này đã đưa chức năng tấn công thọc sâu cơ động của xe tăng lên làm chức năng số một gây nên sự thay đổi lớn trong hình thức tác chiến của chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong quan điểm chế tạo xe tăng trong các giai đoạn kế tiếp sau này.
[sửa] Thời chiến tranh lạnh và hiện đại

Sau đại chiến II có thể phân ra 3 giai đoạn phát triển xe tăng:
Xe tăng T-54 tại Việt Nam. T-54 và T-55 là xe tăng được sử dụng rộng rãi và là loại tăng được sản xuất nhiều nhất cho đến hiện nay.

* Giai đoạn thứ nhất là ngay sau chiến tranh và trong thập niên 1950: việc thiết kế, sản xuất xe tăng trong giai đoạn này vẫn theo các tiêu chuẩn của chiến tranh thông thường, theo xu hướng tăng cỡ nòng hoả lực và tăng vỏ thép. Sau chiến tranh loại xe tăng hạng nặng không còn chỗ đứng và tuyệt chủng, xe tăng hạng nhẹ vẫn còn vai trò hạn chế trong trinh sát vì nó nhẹ thuận tiện cho vận chuyển đổ bộ đường không nhưng rồi cũng hết vai trò và nhanh chóng tuyệt chủng. Các loại xe tăng hạng trung được nâng cao tính năng và biến đổi thành xe tăng chiến đấu cơ bản. Cơ cấu pháo về cơ bản ít thay đổi nhưng có thay đổi nhiều về đạn dược, hệ thống máy móc động cơ có nhiều hoàn thiện lên: động cơ Diesel thay thế hoàn toàn động cơ xăng tuy vẫn nhỏ gọn nhưng công suất mạnh hơn rất nhiều, hệ thống treo được hoàn thiện... Các xe tăng tiêu biểu của giai đoạn này là T-54, T-55, T-62 của Liên Xô, M-46, M-48 của Mỹ, AMX của Pháp, trong đó xe tăng T-54, T-55 được đánh giá cao nhất[cần dẫn nguồn] và được sử dụng lâu nhất, vẫn còn được tìm thấy trong lực lượng vũ trang ở một số nước đến tận cuối thế kỷ 20.
Ở thời kỳ này để đáp ứng nhu cầu chở bộ binh cơ giới tấn công cùng xe tăng các cường quốc quân sự thế giới phát triển một loại xe đặc biệt là xe bọc thép cũng có thể được phân loại như xe tăng: xe bọc thép cũng chạy bằng xích, có tính năng cơ động rất tốt nhưng hỏa lực và vỏ thép yếu, có thể có hoặc không có tháp pháo. Vũ khí có thể là loại pháo cỡ nhỏ (dưới 40 mm) nhưng chủ yếu là súng máy, các xe bọc thép hiện đại thường có trang bị thêm tên lửa chống tăng. Vỏ thép yếu thường chỉ chống được đạn súng máy không chống được trái phá, có loại có vỏ rất nhẹ bằng hợp kim nhôm như loại xe bọc thép lội nước M-113 của Hoa Kỳ và BTR-60, tăng PT-76 của Ba Lan viện trợ cho VNDCCH sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng đặc trưng cơ bản phải có của xe bọc thép là có khoang rộng để chở bộ binh cơ giới, thường một xe cho một tiểu đội trên dưới 10 người. Thông thường trong tấn công hành tiến bộ binh cơ giới ngồi trong xe bọc thép trong đội hình đi kèm xe tăng, khi gặp tuyến cố thủ của bộ binh địch thì bộ binh cơ giới triển khai ra bên ngoài chạy cùng xe tăng tấn công để khắc phục nhược điểm tầm quan sát kém và khả năng đánh gần kém của xe tăng. Và khoang xe bọc thép còn có thể được sử dụng để bố trí các loại hỏa lực phụ trợ đi kèm rất lợi hại của bộ binh như súng cối, súng phun lửa, hoặc súng máy phòng không...

Xe Leopard 2A6M của Đức là một trong các loại tăng hiện đại có tính năng chống vũ khí hóa học

* Giai đoạn thứ hai là những năm 1960–1970: Đây là giai đoạn mà xe tăng tuy về kết cấu cơ bản không thay đổi nhiều nhưng tính năng được hoàn thiện cao chủ yếu nhờ vào công nghệ mới: độ bảo vệ của xe không phải do tăng độ dày của vỏ thép mà nhờ áp dụng các vật liệu mới siêu nhẹ, siêu bền vì với sự phát triển của đầu đạn lõm xuyên thép thì chạy đua bằng cách tăng mãi độ dày của vỏ thép trở nên vô nghĩa, do đó vỏ thép, trọng lượng không tăng lên mấy nhưng có thể chống lại mọi loại trái phá chống tăng thời đại chiến. Tính cơ động của xe tốt lên rất nhiều, xe có tốc độ rất lớn nên được gọi là xe tăng bay (xe Leopard – con báo của Đức). Đặc biệt xe tăng thời kỳ này được thiết kế để chiến đấu trong điều kiện chiến tranh có vũ khí huỷ diệt hàng loạt: vỏ xe bảo vệ được kíp chiến đấu khỏi bức xạ hạt nhân và xe được bảo đảm kín hoàn toàn với hệ thống tuần hoàn và lọc khí để bảo vệ khỏi bụi phóng xạ, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng. Thời kỳ này các loại vũ khí chống tăng phát triển mạnh nên xe tăng cũng phải thích nghi và chạy đua theo, xe tăng được trang bị các loại thiết bị điện tử và công nghệ cao: Về hoả lực độ chính xác rất cao nhờ máy tính đường đạn, máy đo xa bằng laze, máy nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn nhanh và giảm được 1 pháo thủ nạp đạn. Để chống lại các loại đầu đạn xuyên phá và tên lửa chống tăng của đối phương và các vũ khí dẫn đường chính xác, các xe tăng thời kỳ này (bắt đầu bằng loại xe T-55 của Liên Xô) đã trang bị hệ thống bảo vệ tích cực là các ống phóng lựu kết hợp cùng radar bảo vệ cục bộ chuyên dụng: Khi radar phát hiện có mục tiêu đang nhắm đến xe sẽ điều khiển hệ thống phóng lựu bắn lên các đầu đạn nổ mảnh tạo nên 1 đám mây mảnh kim loại khả dĩ phá huỷ vũ khí của đối phương hoặc làm nhiễu loạn độ chính xác của vũ khí địch, hệ thống này cũng dùng để bắn tạo màn khói ngăn cản các thiết bị ngắm bắn của đối phương, hệ thống bảo vệ tích cực này làm tăng sức sống của xe lên nhiều lần. Các xe tăng nổi tiếng và tiêu biểu của thời kỳ này là T-72 của Liên Xô, M-60 của Hoa Kỳ, Centurion của Anh, Leopard của Đức trong đó xe Centurion của Anh được đánh giá cao nhất.

Giáp phản ứng nổ trên xe tăng T-72 của Gruzia. Phía mạn trái xe có thể thấy các đầu phóng lựu nhô lên của hệ thống bảo vệ tích cực

* Giai đoạn thứ 3 là thời kỳ những năm 1980 và tiếp diễn đến nay (2006) là giai đoạn mà các tính năng "cổ điển" của xe (như tính cơ động, hoả lực, vỏ thép) đã trở nên thứ yếu mà các tính năng công nghệ cao giờ đây có vai trò số một: như mức độ hiệu quả trong đấu tranh điện tử, độ bí mật về tiếng ồn và hồng ngoại (tia nhiệt), trong thời kỳ này xuất hiện xe tăng có động cơ tuốc bin khí (của Liên Xô – Nga và của Hoa Kỳ) làm xe có công suất máy cực mạnh, động cơ xe tăng thời kỳ này đều là đa nhiên liệu. Hệ thống bảo vệ của xe được cải tiến nhiều nhất và được coi là ưu tiên hàng đầu: trong thiết kế xe tăng hệ thống bảo vệ thụ động (vỏ xe) cũng vẫn được quan tâm hoàn thiện có loại xe được nhồi bằng vật liệu mật độ lớn như uranium nghèo của Mỹ để tăng độ chống xuyên phá của đầu đạn lõm của vũ khí chống tăng, một hướng khác lại dùng những vật liệu chất dẻo đặc biệt có cốt sợi đặc biệt siêu nhẹ, siêu bền để chế tạo xe tăng siêu nhẹ dùng cho đổ bộ đường không cho các lực lượng phản ứng nhanh. hệ thống bảo vệ tích cực được coi là bắt buộc, xe được sơn phủ bằng các lớp sơn và vật liêu hấp thụ sóng điện từ và chống hồng ngoại giúp xe khó bị máy bay và trực thăng địch phát hiện, hệ thống gây nhiễu dẫn đường vũ khí. Xuất hiện hệ thống bảo vệ bằng phản lực hay giáp phản ứng nổ. Hình bên cạnh là xe tăng T-72 cải tiến của Nga trên bề mặt có thể thấy các mảnh thuốc nổ đi-na-mit hình chữ nhật được dán trên vỏ xe. Nguyên tắc của hệ thống này là: Khi trái phá (nhất là tên lửa chống tăng) của địch bắn vào vỏ xe trước tiên nó gặp lớp thuốc nổ Dinamit và kích nổ lớp thuốc nổ này trước khi đầu đạn trái phá hoặc tên lửa tự nổ. Sức nổ của dinamit sẽ tạo phản lực đẩy vào đầu đạn theo chiều ngược lại và hoặc là sẽ phá huỷ đầu đạn hoặc cân bằng với xung lực của đầu đạn làm giảm sức xuyên phá của nó, chí ít thì cũng hạn chế, triệt tiêu hiệu ứng đầu đạn lõm hệ thống bảo vệ này rất hiệu quả theo thử nghiệm trên thao trường nó làm giảm xác suất bị huỷ diệt xuống 2 lần. Về hoả lực các loại đạn trên xe rất phong phú tinh xảo, các xe T-80, T-90 của Nga và Abrams chủng A2 (M1 A2 Abrams của Mỹ) có hệ thống pháo – tên lửa tích hợp (có thể phóng tên lửa qua nòng pháo). Các xe tăng tiêu biểu thời kỳ này là T-72 cải tiến, T-80, T-90 của Nga, Abrams M1A1, M1A2 của Hoa Kỳ, Leopard 2 của Đức.
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300px6765moscowpoklonna


Được sửa bởi ·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.· ngày Tue May 24, 2011 7:59 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 12:54 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxchart34
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 200pxrussiant341
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 220pxt34model1940
Xe tăng T – 34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-45). T – 34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới[cần dẫn nguồn]; mặc dù về giai đoạn sau chiến tranh có nhiều xe tăng mang giáp trụ và hỏa lực trội hơn T-34, nó vẫn được đánh giá là loại xe tăng hiệu quả nhất và có thiết kế gây ảnh hưởng lớn nhất trong Thế chiến thứ hai[2]. Nó là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe; nó cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên những lợi thế này của xe lúc ban đầu bị hạn chế nhiều do tổ lái được huấn luyện kém, thiếu hụt hệ thống liên lạc bộ đàm và chiến thuật sử dụng tồi tệ. Hệ thống tháp pháo hai người điều khiển - khá phổ biến ở xe tăng Liên Xô thời đó - khiến người xa trưởng phải kiêm luôn nhiệm vụ bắn súng và nó tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ thống tháp pháo ba người (xa trưởng, pháo thủ và người nạp đạn).

Xe tăng T-34 được phát triển từ loại cruiser tank BT và được dùng để thay thế các loại xe tăng như BT-5, BT-7 và loại infantry tank T-26.(Zaloga & Grandsen 1984:66, 111) Thiết kế của T – 34 đã phối hợp được những phát triển từ cả của người Mỹ và cả người Đức[cần dẫn nguồn]. Năm 1931, người Nga mua hai chiếc xe tăng Christie của Mỹ. Hệ thống treo của chiếc Christie được hợp nhất vào xe T – 34. Thông thường, nó được lắp động cơ diesel kiểu chữ V 500 sức ngựa được phát triển từ động cơ diesel của BMW.

Nguyên mẫu đầu tiên của T – 34 được hoàn thành vào đầu năm 1939. Tháng 9 năm 1940, T – 34 được đưa vào sản xuất và được trang bị pháo 76 mm. T – 34 được đưa vào sử dụng trước khi những thử nghiệm chính thức được hoàn thành. Nó được chế tạo tại nhiều nhà máy khác nhau.

T – 34 là loại tăng rất tù túng, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu bốn người. T – 34 cũng bị coi là quá ồn và có thể bị phát hiện từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe. Giá trị cao nhất của T – 34 là sự thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp xe tăng T – 34 bị bắn bay mất tháp pháo đã dễ đàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, lắp tháp pháo mới và lại tham gia chiến đấu. Xe cũng khá nhẹ và động cơ làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T – 34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T – 34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ[cần dẫn nguồn]. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T – 34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức.

Ưu điểm lớn nhất của xe T – 34 chính là tính rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T – 34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất ra rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi các nhà máy của Đức bị quân đồng minh ném bom, các nhà máy T – 34 nằm sâu sau dãy Ural nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Do không quân Đồng Minh ném bom phá hủy rất nhiều nhà máy quân sự của Đức từ năm 1942 nên số thời gian phía Đức cần để sản xuất 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T – 34. Dó đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng Nga với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình, tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. Thành phố Cheliabinsk (Челябинск) tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi thành phố này được gọi là Tankograd (танкоград) – thành phố xe tăng. T-34 là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nó là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong thế chiến II và là xe tăng sản xuất nhiều thứ nhì trên thế giới, sau dòng T-54/55. Năm 1996, các xe tăng T-34 vẫn còn được phục vụ trong ít nhất là 27 quốc gia.

Trong thế chiến thứ II Liên Xô đã sử dụng một phương pháp chiến đấu không chính thống đó là: Cho xe tăng T-34 của mình lao thẳng vào xe tăng Tiger của Đức.

Xe tăng T-34 liên tục được cải tiến trong suốt cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm tăng tính hiệu quả và giảm giá thành, điều này khiến càng lúc càng nhiều xe tăng T-34 được tung ra mặt trận. Đầu năm 1944, T – 34 được trang bị pháo 85 mm hỏa lực mạnh hơn, cho phép nó chiến đấu với loại Tiger ở mặt trận phía đông; cùng với vỏ thép tốt hơn; tháp pháo ba người, phẳng hơn biến nó thành mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Kiểu này được gọi là xe tăng T – 34/85. Cho đến cuối cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, dòng tăng T-34 linh loạt và giá thành thấp đã thay thế nhiều loại tăng hạng nhẹ và hạng nặng của Liên Xô, trở thành loại xe tăng được sản xuất chủ yếu trong quân độ Liên Xô lúc đó. Thiết kế cách mạng của T-34 đã dẫn tới việc thiết kế và sản xuất dòng tăng lừng danh T-54/55.
Mục lục
[ẩn]


—Friedrich von Mellenthin, (1956)

Vào năm 1939, kiểu xe tăng Liên Xô được sản xuất với số lượng lớn nhất chính là loại tăng hạng nhẹ T-26 và dòng xe tăng cơ động nhanh BT. T-26 là loại xe bọc thép trợ chiến bộ binh, chậm chạp lề mề, được thiết kế chỉ để đi theo yểm hộ các đơn vị bộ binh chạy bộ trên mặt đất. Còn các xe tăng BT là loại tăng trang bị cho kỵ binh thiết giáp (cavalry tank), tức là loại tăng hạng nhẹ có tốc độ cao, được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt các loại xe tăng khác chứ không phải nhằm vào bộ binh. Nhưng cả hai loại xe tăng này đều có vỏ giáp khá mỏng, chỉ đủ để chống lại các đạn cỡ nhỏ (small arms) chứ không thể chống chịu các loại vũ khí chống tăng như khẩu PaK 36 37 ly. Hơn nữa, các kiểu tăng này sử dụng loại động cơ xăng (loại động cơ thường dùng ở xe tăng thời kỳ đó), chúng rất dễ cháy nổ "dù chỉ với một kích thích rất nhỏ"(Zaloga & Grandsen 1984:111). Cả hai loại xe tăng này đều được thiết kế dựa trên các mẫu xe tăng nước ngoài trước thập niên 1930: loại T-26 dựa trên xe tăng Vickers 6-Ton của Anh, còn dòng BT dựa trên thiết kế của kỹ sư người Mỹ Walter Christie.

Năm 1937, Hồng quân quyết định bổ nhiệm kỹ sư Mikhail Ilyich Koskin vào vị trí lãnh đạo một nhóm thiết kế xe tăng; nhiệm vụ của nhóm này là thiết kế một mẫu xe tăng mới thay thế cho các loại dòng tăng BT đang được sản xuất tại Nhà máy động cơ xe lửa Kháccốp (KhPZ) tại thành phố Kháccốp. Thành quả đầu tiên của họ là một mẫu tăng thử nghiệm mang cái tên A-20, được trang bị vỏ giáp dày 20 milimét (0,8 in), một khẩu pháo chính cỡ nòng 45 ly (1.8 inch) và một động cơ kiểu mới mang tên V-2 sử dụng nhiên liệu dầu diesel ít gây cháy nổ hơn in a V12 configuration. It also had an 8×6-wheel convertible drive similar to the BT tank's 8×2, giúp cho A-20 có thể di chuyển mà không cần hệ thống xích (Zheltov 1999). Đặc điểm này giúp cho việc sửa chữa vào bảo trì A-20 trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với các mẫu xe tăng khác ra đời vào đầu thập niên 1930, và giúp nó có thể đạt đến vận tốc trên 85 cây số/giờ (53 dặm/giờ) trên đường nhựa; tuy nhiên những ưu điểm này lại không đem đến lợi thế gì rõ rệt trong tác chiến. By then, the designers considered it a waste of space and weight (Zaloga & Grandsen 1984:66, 111). Mẫu tăng A-20 cũng kết hợp những thành quả nghiên cứu trước đó (các kế hoạch BT-IS và BT-SW-2) và xây dựng nên vỏ giáp vát nghiêng: tức là vỏ giáp xe A-20 không thẳng đứng như nhiều xe tăng khác mà vát nghiêng, điều này giúp tăng khả năng khả năng làm chệch hướng các loại đạn pháo chống tăng so với vỏ giáp thẳng đứng thông thường.[3]
Tiến trình hình thành loại xe tăng T-34 (từ trái sang phải): A-8 (BT-7M, 1935), A-20 (T-26, 1937), T-34 (Mẫu 1940), T-34 (Mẫu 1941)

Koskin đã cố thuyết phục lãnh tụ I. Xtalin cho phép ông phát triển một mẫu tăng thử nghiệm thứ hai, lần này với vỏ giáp và hỏa lực được tăng cường đáng kể nhằm có thể thay thế cả hai loại xe tăng T-26 và BT dùng trong quân đội Xô Viết lúc đó.[4] Koskin đặt tên mẫu thứ hai là A-32, số 32 lấy theo độ dày của vỏ giáp trước xe tăng là 32 milimét (1,3 in). Nó cũng mang một khẩu pháo F-34 với cỡ nòng lớn hơn (76.2 ly - tức 3 inch); còn động cơ thì vẫn là mẫu V-2 như phiên bản A-20 cũ (Zaloga 1994:5). Cả hai mẫu xe đều được đưa đi thử nghiệm ở thao trường tại Kubinka năm 1939, và mẫu tăng A-32 tỏ ra linh hoạt, cơ động không thua kém gì mẫu A-20 nhẹ hơn. Một mẫu thiết kế khác thậm chí còn nặng hơn với lớp giáp trước dày 45 milimét (1,8 in) và xích xe tăng rộng hơn đã được chấp thuận đưa vào sản xuất với cái tên T-34. Koskin chọn cái tên T-34 nhằm ghi nhớ lấy năm 1934, năm mà ông bắt đầu nảy ra ý tưởng về mẫu thiết kế mới cho xe tăng Liên Xô, và nhằm tưởng niệm sắc lệnh mở rộng lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết và việc Grigol Sergo Orjonikidze bổ nhiệm ông vào vị trí lãnh đạo công tác sản xuất xe tăng này (Zaloga 1994:6).

Nhóm của Koskin hoàn tất hai mẫu thử nghiệm của T-34 vào tháng Giêng năm 1940. Trong tháng 4 và tháng 5, họ thực hiện một chuyến hành trình kéo dài đến 2000 cây số (1,250 dặm) từ Kháccốp đến Mạc Tư Khoa để biểu diễn các tính năng của T-34 cho các lãnh tụ Liên Xô tại điện Kremlin, sau đó họ lại tới tuyến Mannerheim ở Phần Lan và quay trở về Kháccốp thông qua ngõ Minxcơva và Kiép (Zaloga 1994:6). Một số lỗi liên quan tới drivetrain đã được phát hiện và sửa chữa trong chuyến đi (Zaloga & Grandsen 1983:6). Đã có nhiều ý kiến phản đối và quan ngại từ giới quân sự về giá thành sản xuất đại trà của T-34, nhưng tất cả những quan ngại ấy đều bị chìm lấp trước những chiến thắng chớp nhoáng của Đức tại Pháp cũng như sự thể hiện tệ hại của lực lượng tăng thiết giáp Xô Viết tại cuộc Chiến tranh Xô-Phần (1939-1940). Thế là, chiếc xe tăng T-34 đầu tiên đã ra đời tại KhPZ vào tháng 9 năm 1940, việc sản xuất nó hoàn toàn thay thế cho việc sản xuất các xe tăng T-26, BT và cả xe tăng hạng trung nhiều tháp pháo T-28 tại KhPZ. Nhưng cuối tháng đó, thiết kế trưởng Koskin qua đời bởi căn bệnh viêm phổi - căn bệnh này đã trở nên trầm trọng hơn sau chuyến hành trình kiệt sức kéo dài 2000 cây số từ Kháccốp tới Mạc Tư Khoa - và vì vậy Oleksandr Oleksandrovych Morozov, người trợ thủ cho sự phát triển của dự án T-34 được bổ nhiệm vào vị trí của Koskin.

Xe tăng T-34 sử dụng hệ thống treo Chirstie với lò xo xoắn giống như dòng tăng BT, using a "slack track" tread system với một bánh răng phát động đặt ở phần sau xe, không có hệ thống con lăn hồi chuyển return rollers for the upper run of track, but dispensed with the weighty and ineffective convertible drive. Giáp vát nghiêng của T-34 được thiết kế tốt, động cơ tương đối khỏe và xích xe rộng. Phiên bản T-34 ban đầu được trang bị pháo 76,2 ly và thường được gọi với cái tên T-34/76 (lúc ban đầu đây là một mẫu thiết kế dành cho Thế chiến II). Năm 1944 một phiên bản thứ hai của T-34 bắt đầu được sản xuất với cái tên T-34-85 hay T-34/85, được trang bị khẩu pháo có cỡ nòng 85 ly và một tháp pháo lớn hơn dành cho ba người.
[sửa] Sản xuất
The original T-34/75 Model 1940 can be recognized by the low-slung barrel of the L-11 gun, below a bulge in the mantlet housing its recoil mechanism. This is a pre-production A-34 prototype vehicle with a complex single-piece hull front.

Việc sản xuất T-34 là một thách thức mới của nền công nghiệp Liên Xô. Vỏ giáp được tăng cường của nó khiến T-34 trở nên nặng hơn bất cứ loại xe tăng hạng trung nào của Liên Xô trong thời gian đó, và nhiều bộ phận của xe tăng lại đến từ những nhà máy khác nhau: động cơ diesel V-2 do Nhà máy Diesel Kháccốp số 75 sản xuất, Nhà máy Kirovsky ở Leningrad (trước đó mang tên là nhà máy Putilov) đảm trách khẩu pháo tăng L-11, và Nhà máy Dinamo tại Mạc Tư Khoa sản xuất các phụ tùng điện tử cho T-34. Ban đầu T-34 được sản xuất tại nhà máy KhPZ số 183, đến đầu năm 1941 thì nó được chế tạo tại Nhà máy máy kéo Stalingrad (STZ), và từ tháng 7 trở đi (không lâu sau khi quân Đức xâm lược Liên Xô) thì Nhà máy Krasnoye Sormovo số 112 Gorky đảm trách việc sản xuất T-34. Tuy nhiên lúc đó vỏ giáp của xe tăng vẫn mắc nhiều khuyết điểm và gây ra khá nhiều phiền toái (Zaloga 1983:6). Và do trong thời gian đó, động cơ diesel V-2 chưa được sản xuất với số lượng lớn tại Liên Xô, vì vậy những chiếc T-34 đầu tiên xuất xưởng ở Gorky phải sử dụng động cơ xăng MT-17 của dòng tăng BT để thay thế. Chúng cũng buộc phải sử dụng hệ thống truyền động và khớp kém chất lượng hơn của các xe tăng BT (Zheltov 2001:40–42). Chỉ có các xe tăng dành cho chỉ huy tập đoàn quân mới được trang bị hệ thống bộ đàm vì những thứ này rất đắt và hiếm ở Liên Xô lúc đó. Khẩu pháo tăng L-11 cũng không đạt hiệu quả như mong muốn, vì vậy Phòng thiết kế của Vasiliy Gavrilovich Grabin tại Nhà máy Gorky số 92 đã thiết kế cho T-34 một mẫu pháo 76,2 ly mạnh hơn mang tên F-34. Mặc dù chưa được sự cho phép của bureaucrat, nhà máy Gorky và KhPZ đã "xé rào" và tự ý sản xuất mẫu súng mới này. Mãi sau khi nhận được những báo cáo tích cực về khẩu F-34 từ mặt trận, Ủy ban Quốc phòng Xô Viết mới chính thức chấp thuận việc sản xuất đại trà khẩu pháo F-34 (Zaloga & Grandsen 1984:130).

Việc sản xuất T-34 chịu nhiều sức ép chính trị đến từ các thế lực bảo thủ trong Hồng quân Liên Xô, họ mong muốn quân đội tập trung tài lực cho việc phát triển các mẫu tăng T-26 và BT, hoặc muốn đình chỉ việc sản xuất T-34 cho đến khi hoàn tất việc thiết kế mẫu T-34M tân tiến hơn. Sức ép này đến từ những nhóm thiết kế các mẫu KV-1 và IS-2, những đối thủ cạnh tranh với T-34. (Sức ép chính trị giữa các nhóm thiết kế và các nhà máy sản xuất những loại tăng khác nhau nhưng đáp ứng cùng một yêu cầu do cấp trên đưa ra vẫn tiếp tục trong nhiều năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, bao gồm cả quãng thời gian mà các loại tăng T-55, T-64, T-72, T-80 đang cùng được sản xuất tại những nhà máy xe tăng nằm dưới quyền của nhiều phe phái khác nhau trong nội bộ Xô Viết Tối cao [Sewell 1998].) Tuy nhiên cuộc tấn công của phát xít Đức vào ngày 22 tháng 6 năm 1941 (tức chiến dịch Barbarossa) buộc Liên Xô phải tập trung vào việc sản xuất T-34 và đình chỉ mọi kế hoạch phát triển các mẫu tăng khác.


Động cơ Diesel 12 xilanh V-2 của xe tăng T-34's 12-cylinder Model V-2, trưng bày tại Bảo tàng xe tăng Parola tại Parola, Hattula, Phần Lan.

Cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức buộc các nhà máy xe tăng phải thực hiện một cuộc sơ tán gấp rút và với quy mô chưa từng thấy về khu vực Ural. Các cơ sở sản xuất của KhPZ được tái thiết lập tại Nhà máy ôtô ray Dzherzhinski Ural ở Nizhny Tagil và đổi tên thành Nhà máy xe tăng Stalin số 183. Nhà máy Kirovsky Factory được sơ tán chỉ vài tuần trước khi Leningrad bị quân Đức bao vây, và cùng với Nhà máy máy kéo Stalin di chuyển về vùng Chelyabinsk - không lâu sau đó Chelyabinsk nhanh chóng có biệt danh "Thành phố xe tăng" (Tankograd) do sản lượng xe tăng được sản xuất tại nơi này. Nhà máy xe tăng Voroshilov số 174 sơ tán từ Leningrad và sát nhập với Nhà máy Ural để hình thành nên Nhà máy Omsk số 174. Nhà máy cơ khí hạng nặng Ordzhonikidze Ural (UZTM) tại Sverdlovsk sát nhập một số nhà máy nhỏ với nó. Trong khi các nhà máy kể trên được sơ tán với một tốc độ kỷ lục, khu liên hợp xung quanh Nhà máy máy kéo Stalin sản xuất đến 40% số xe tăng T-34 (Zaloga & Grandsen 1983:13). Đến nửa cuối năm 1942, khi chiến sự lan đến tận khu vực Stalingrad và nhà máy bị bao vây bởi những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa hai bên, tình hình sản xuất xe tăng trở nên tồi tệ vì thiếu hụt nguyên liệu, điều này dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm ứng phó với tình hình. Những xe tăng T-34 chưa được quét sơn, chưa được lắp ráp thiết bị phụ cứ thế mà lăn thẳng ra chiến trường đánh nhau với quân Đức (Zaloga & Sarson 1994:23). Các nhà máy ở Stalingrad tiếp tục công việc sản xuất cho đến tháng 9 năm 1942.

Vì tình hình chiến tranh, hầu như chỉ những cải tiến nhằm làm tăng tốc độ sản xuất và giảm chi phí chế tạo xe tăng mới được áp dụng. Những phương pháp mới đã được áp dụng vào kỹ thuật hàn tự động và tôi thép, bao gồm cả những cải tiến do giáo sư Yevhen Oskarovych Paton.[5] Bản thiết kế của khẩu pháo 76,2 ly F-34 được sửa đổi: từ 861 chi tiết giảm xuống còn 614 chi tiết (Zaloga & Grandsen 1984:131). Chỉ trong vòng 2 năm, chi phí sản xuất một chiếc xe tăng giảm từ 26,95 vạn rúp (1941) còn 19,3 vạn rúp và sau đó là 13,5 vạn rúp (Zaloga & Grandsen 1984:131). Thời gian sản xuất cũng giảm một nửa vào cuối năm 1942 bất chấp thực tế là nhà nước Xô Viết đã phải tổng động viên nhiều công nhân lành nghề bậc nhất và lực lượng công nhân thay thế bao gồm 50% là phụ nữ, 15% là trẻ em trai, 15% là người già, người tàn tật. Vì vậy chiếc xe tăng T-34, từng được coi là "chiếc xe tăng được chế tạo tinh xảo với vẻ đẹp bên ngoài ngang ngửa, thậm chí là hơn hẳn các xe tăng của Tây Âu và Hoa Kỳ" trở thành một cỗ máy thô thiển hơn, mặc dù chất lượng và độ tin cậy của xe tăng không vì thế mà suy giảm (Zaloga & Grandsen 1983:17).
[sửa] Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất ban đầu của mẫu tăng T-34-85 lớn hơn chừng 30% so với T-34 mẫu 1943 (164000 rúp), nhưng đến năm 1945 thì giá thành của nó giảm xuống còn 142000 rúp (Harrison 2002:181). Trong suốt cuộc chiến tranh, chi phí thực tế cho việc sản xuất xe tăng T-34 giảm một nửa so với ban đầu (chi phí năm 1941 là 27 vạn rúp) (Harrison 2002:181), trong khi đó tốc độ tối đa của xe tăng được giữ nguyên, sức công phá của đạn pháo và giáp trước của nó thì tăng gần như gấp đôi (Zaloga 1984:113, 184, 225).
[sửa] Số lượng T-34
Xe tăng T-34-85 của quân đội Ba Lan

Đến cuối năm 1945, hơn 57000 chiếc xe tăng T-34 đã được sản xuất: 34780 chiếc T-34 nguyên mẫu ra lò trong các năm 1940–44 và 22559 xe tăng T-34-85 được sản xuất trong các năm 1944–45 (theo The Russian Battlefield 1998a, 1998b). Cơ sở sản xuất nhiều xe tăng T-34 nhất là Nhà máy số 183 của UTZ với sản lượng 28952 chiếc T-34 và T-34-85 từ năm 1941 đến năm 1945. Đứng thứ hai là Nhà máy số 112 của Krasnoye Sormovo tại Gorki với sản lượng 12604 chiếc trong cùng thời gian. (Michulec & Zientarzewski 2006:220). Năm 1946, sau chiến tranh, 2701 chiếc T-34 được sản xuất, và sau đó việc sản xuất T-34 với quy mô lớn bị dừng lại. Việc sản xuất T-34-85 được tái khởi động sau đó và do Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (1951–55) và Tiệp Khắc (1951–58) nắm bản quyền sản xuất; với sản lượng lần lượt 1380 và 3185 chiếc tính đến năm 1956. Sau đó các mẫu tăng hiện đại hơn như T-54/55 và T-72 cũng được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Liên Xô.

Đến cuối thập niên 1960, Liên Xô bắt đầu chương trình hiện đại hóa các xe tăng T-34-85 của mình thành mẫu T-34-85M dành cho lực lượng dự bị và dành cho việc xuất khẩu. Các mẫu xe tăng T-34 này được trang bị các bộ phận drivetrain dành cho dòng T-54/55 — một dấu hiệu của mức độ tiêu chuẩn hóa trong việc thiết kế xe tăng của Liên Xô.

Ước tính có tổng cộng 84070 xe tăng T-34 cộng với 13170 pháo tự hành đặt trên thân xe T-34 được chế tạo (Zaloga & Grandsen 1996:18). Một số trong đó được sử dụng trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
[sửa] Các phiên bản T-34

Bài chi tiết: Các phiên bản T-34

Xe tăng T-34 mẫu 1943 bị phát xít Đức bắt được.

Sự khác biệt giữa các phiên bản T-34 có thể nhận thấy được, ví dụ như hình dáng tháp pháo, các chi tiết bề mặt và các trang thiết bị khác nhau nhiều giữa các nhà máy. Ngoài ra, các mẫu tăng cũ cũng được nâng cấp với chi tiết mới, hoặc các chi tiết này được gắn vào các xe tăng đời cũ ngay khi chúng chưa được ráp xong. Các xe tăng bị bắn hỏng cũng được lắp ráp các phụ tùng mới trong quá trình sửa chữa chúng. Một số xe tăng có các mẩu appliqué armour làm bằng thép phế thải với độ dày khác nhau, hàn vào thân xe và tháp pháo. Các loại tăng "nâng cấp kiểu này được gọi là с экранами (nghĩa là ) (Zaloga 1983:14). Các xe tăng T-34 đời 1940 về sau được gắn thêm hệ thống bộ đàm sóng vô tuyến 10-RT 26E, không lâu sau đó được thay bằng loại 9-RS vốn được dùng trên pháo tự hành SU-100s. Kể từ năm 1953 trở đi, các xe T-34-85 được trang bị hệ thống bộ đàm R-113 Granat.

Các tài liệu tình báo phát xít Đức trong thế chiến II gọi hai dòng tăng T-34 chủ yếu là T-34/76 và T-34/85, còn các mẫu thứ yếu thì được thêm chữ cái vào cuối tên để phân biệt, ví dụ như T-34/76A. Cách đặt tên này trở nên thông dụng ở phương Tây, nhất là trong văn học đại chúng.

Về phía Nga, thật ra Hồng quân chưa có một chính sách nhất quán nào cho việc đặt tên các mẫu xe tăng như vậy(Zaloga 1994:19). Tuy nhiên kể từ năm 1980 trở đi nhiều tài liệu khoa học (nhất là các tài liệu của Steven Zaloga, chuyên gia nghiên cứu về phương tiện chiến đấu bọc thép) đã sử dụng cách đặt tên "kiểu Liên Xô": T-34 với T-34-85, và thêm năm sản xuất (chứ không phải thêm chữ cái) để phân biệt các dòng tăng T-34. Ví dụ như T-34 mẫu 1940. Đây là hệ thống đặt tên dùng trong bài này. Một số nhà sử học Nga dùng cách đặt tên hơi khác, ví dụ họ gọi dòng tăng T-34 đầu tiên là mẫu 1939 chứ không phải là mẫu 1940. Các mẫu T-34 với tháp pháo nguyên thủy và pháo tăng F-34 được gọi chung là mẫu 1941 (thay vì chia ra 1941 và 1942), còn các mẫu cải tiến với tháp pháo hình lục giác được gọi là mẫu 1942 (thay vì 1943) (Zheltov 2001, passim).

Những xe tăng T-34 bị phát xít Đức bắt được được đổi tên là Panzerkampfwagen T-34(r), với chữ "r" là viết tắt của Russland, tức "Nga".

Người Phần Lan gọi xe tăng T-34 là Sotka theo tên của loài vịt Common Goldeneye vì bóng của chiếc T-34 trông giống như một con vịt đang bơi dưới nước (điều này căn cứ theo hồi ký của người lính xe tăng Phần Lan Lauri Heino). Còn phiên bản T-34-85 được gọi là "Sotka nòng dài" (pitkäputkinen Sotka).
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:01 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxt55skosrb
Xe tăng T-55A của Ba Lan tại bảo tàng quân sự Poznań
(Đằng trước · Đằng sau · Bộ phận)
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 250pxt55h
T-54 của quân đội Serbia
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 250pxt54st55stype59sort
Xe tăng T-55 Iraq bị bắn cháy năm 2003
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 220pxt54latrun1
Xe tăng T-54 MBT ở Bảo tàng Yad la-Shiryon, Israel
T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất với tổng số 95.000 xe xuất xưởng[cần dẫn nguồn](theo đúng như bản tiếng anh thì con số sản xuất này dao động từ 80.000-100.000 chiếc) (bao gồm cả sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).

Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, chasis năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II. Nguyên mẫu T-54 đầu tiên được hoàn thành năm 1946 và được chế tạo lần đầu năm 1947. T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.

Một số lượng lớn loại này vẫn còn được sử dụng, mặc dù đến thập kỷ 1980 T-54/55 đã bị thay thế bằng loại T-62, T-64 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô. Được sử dụng trong cuộc xâm chiếm Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Syria năm 1970, nó là loại tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel. Trong thập kỷ 1970, T-54 tham chiến ở Việt Nam, Cambodia và Uganda.




Xe tăng hạng trung T-55 chạy bánh xích, khung gầm gồm năm bánh với một khoảng không gian giữa bánh thứ nhất và bánh thứ hai và không có những trục lăn hồi chuyển. Nó có thân ngắn, tháp pháo hình vòm nằm bên trên bánh xe thứ ba. Súng chính có rãnh xoắn cỡ 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Một súng máy đồng trục A7.62mm và một súng máy 7.62mm di chuyển vòng cung. Các mẫu T-55A về sau này không được trang bị súng đó. T-55 được phân biệt với T-54 vì nó không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, và tất cả các mẫu T-55 đều có một bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải súng chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị thêm cho nhiều mẫu T-54 và T-54A.
[sửa] Khả năng

T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một thân tăng rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên.

T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/giờ. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra khỏi nước. Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ tổng thể NBC (lọc không khí và quá áp suất). Một màn khói dày có thể được tạo ra bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào một hệ thống hút khí.

Những chiếc T-55 có “áo giáp yếm”, áo giáp bán nguyệt lắp thêm, có lớp bảo vệ tháp pháo tăng cường lên đến 330mm chống đạn KE và 400-450mm chống đạn CE. Một số cải tiến khác có thể được trang bị thêm gồm một đáy vỏ được tăng cường chống mìn, động cơ tốt hơn, xích bằng các miếng cao su, và ống bọc nhiệt cho súng. Ống nhòm 1K13 vừa dùng để quan sát ban đêm vừa quan sát bệ phóng ATGM; tuy nhiên nó không thể được dùng cho cả hai mục đích cùng một lúc. Các kiểu ống ngắm có thể lựa chọn và hệ thống kiểm soát lửa gồm cả El-Op Red Tiger của Israel và Matador FCS, ống nhòm NobelTech T-series của Thuỵ Điển, và Atlas MOLF của Đức. SUV-T55A FCS của Nam Tư, Marconi Digital FCS của Anh, SABCA Titan của Bỉ cho phép nâng cấp hoạt động. Một trong những cái tốt nhất là cái EFCS-3 của Slovenia được tích hợp với FCS. Rất nhiều kiểu ống ngắm nhiệt khác cũng có thể được trang bị. Gồm cả ống ngắm Nga/Pháp ALIS và Namut-type của Peleng. Có nhiều kiểu ống ngắm nhiệt có thể được trang bị cho phép phóng ATGM vào buổi tối.

Độ tiện nghi của T-54 kém hơn các xe của Mỹ (đặc điểm thường thấy của các xe tăng LX)và thiết kế của T-54 gây khó khăn cho việc xoay nòng pháo và nạp đạn. Theo Discovery , họ xếp T-54 vào hàng áp chót trong Top 10 xe tăng tiêu biểu, với các tiêu chí được đánh giá: tốc độ sản xuất nhanh hàng đầu, hỏa lực và vỏ giáp khá tuy nhiên tiện nghi kém.

Hệ thống bảo vệ hoạt động tích cực (APS) đầu tiên, được gọi là Drozd, được phát triển ở Liên Xô giữa 1977 và 1982. Hệ thống này được lắp đặt trên khoảng 250 chiếc T-55A của cả thuỷ và bộ binh (sau đó được đổi tên thành T55AD) vào đầu những năm 1980, và được thiết kế để bảo vệ khỏi ATGM và lựu đạn chống tăng. Nó sử dụng các cảm biến vi sóng radar đầu tiên ở mỗi bên tháp pháo để dò tìm đạn đang bay đến. Một máy lọc bên trong bộ xử lý radar được dùng để đảm bảo rằng hệ thống chỉ phản ứng lại với các mục tiêu đang bay ở tốc độ đặc trưng của ATGM. Những mục tiêu đó sẽ bị một hay nhiều rocket có mang các đầu đạn nhiều mảnh (giống với đạn súng cối), được bắn ra từ bốn ống phóng xung quanh (mỗi phía của tháp pháo có một ống). Drozd chỉ cung cấp sự bảo vệ hướng ra phía trước 600 ở phần tháp pháo, hai bên cạnh và phía sau có thể bị tấn công. Kíp lái có thể thay đổi hướng của hệ thống bằng cách quay tháp pháo. Drozd bị tổn hại vì nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định đe doạ ở nhiều mức góc nâng một cách thoả đáng, và các rocket phòng vệ hầu như chắc chắn gây ra tổn hại ở mức độ không thể chấp nhận được ở hai bên - đặc biệt là đối với bộ binh đi theo.
T-54 Nga bị hủy diệt trong trận đánh ở Vukovar-Nam Tư
[sửa] Những hạn chế
T-54 của quân đội Serbia

T-55 được chế tạo hiệu quả để tiêu diệt xe tăng hạng trung của đối phương. Đạn nạp căn bản cho súng chính là 43 viên. Các đơn vị nhiên liệu bên ngoài làm cho xe rất dễ bị tổn hại, vì nó được bảo vệ bằng vỏ thép mỏng. T-55 có khả năng hạn chế trong việc hạ súng chính, gây trở ngại cho xe trong việc bắn tỉa từ trên khu đất cao. Hơn nữa ống ngắm đầu tiên của pháo thủ lại bị gắn với súng chính, không cho phép pháo thủ kiếm được các mục tiêu được bố trí dấu kín thân xe. Mặc dù tháp pháo hình nửa quả trứng của T-55 có các tính chất tốt của hình cầu, nó cản trở điều kiện làm việc của kíp lái, dẫn tới mức độ bắn thấp. Theo cùng một tiêu chuẩn, thiết bị kiểm soát súng của nó cũng còn thô thiển. Nó cũng có bất lợi của đa phần xe tăng Xô viết là có khả năng kém về hạ thấp nòng chính, vì thế không thể có khả năng bắn hiệu quả theo kiểu bắn tỉa mà bắt buộc phải thò cả thân ra để chiến đấu. Vũ khí và nhiên liệu được bố trí ở vị trí kém. Việc thiếu cái rổ tháp pháo làm cho việc nạp đạn khó khăn, và vì thế đạn dược sẵn sàng kém. Người lái, chỉ huy, và pháo thủ tất cả đều trên một hàng. T-55 không kín không khí. Dù các thành viên kíp lái được bảo vệ khỏi bụi phóng xạ bởi một hệ thống lọc, họ bắt buộc phải đeo mặt nạ bảo vệ cá nhân và mặc đồ chống chất hoá học và sinh học. Xe tăng vì thế phải đi qua những vùng bị ô nhiễm nhanh chóng và sau đó lại phải được tẩy rửa trước khi hoạt động trở lại. Xe tăng có thể được chế tạo kín nước để vượt qua chướng ngại nước với độ sâu lên đến 1,4m (5,5m với ống thông hơi). Tuy nhiên, có thể mất đến nửa giờ để chuẩn bị một đơn vị tăng trung bình để hoạt động được, và điểm vào và ra cũng cần được chuẩn bị.
Xe tăng T-54 MBT ở Bảo tàng Yad la-Shiryon, Israel
[sửa] Các biến thể
Xe tăng T-55 Iraq bị bắn cháy năm 2003

Tăng T-54/55 từng được chế tạo với số lượng lớn nhất so với bất kỳ loại tăng nào khác trên thế giới. Sáu kiểu chính đã được sử dụng rộng rãi tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw và nhiều nước khác. Các mẫu T-54/55 từng được chế tạo tại Tiệp Khắc và Ba Lan cũng như ở Trung Quốc nơi nó được gọi là Kiểu 59. Hơn mười hai nước đã chế tạo các biến thể cải tiến của T-55 với khả năng bảo vệ và khả năng tấn công gần tương tự. Nhiều nước đã nâng cấp cho nó với súng chính lớn hơn.

* T-54: Có nhiều khác biệt giữa xe T-54 thời kỳ đầu và thời kỳ sau, một số chiếc có giáp rộng hơn và tháp pháo bị cắt ngắn ở bên cạnh. Thỉnh thoảng chúng được coi là T-54 (1949), T-54 (1951) và T-54 (1953).
* T-54A: Kiểu này có máy hút khói cho súng 100mm, hệ thống ổn định và thiết bị lội sâu.
* T-54AK: Tăng chỉ huy (Kiểu của Ba Lan là T-54AD). Có thêm radio và tầm hoạt động của radio là 100 dặm.
* T-54M: T-54 được nâng cấp theo tiêu chuẩn của T55M.
* T-54B: Kiểu đầu tiên có thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm. Đây là kiểu được sử dụng ở những nước trên.
* T-55: T-54 với tháp pháo mới và nhiều cải tiến, các kiểu được chế tạo về sau này có một súng 12.7mm AA MG. Các cải tiến từ kiểu T-54 gồm một động cơ diesel làm mát bằng nước V12 lớn hơn và tầm hoạt động rộng hơn 500 thay vì 400km (600 với các xe tăng bổ trợ). Tầm hoạt động có thể tăng lên đến 715km với hai bình xăng phụ 200 lít ở hai bên xe. T-55 có tháp pháo hoàn toàn khác so với T-54, sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là T-55 không có quạt gió nóc và thay vào đó là hai thanh nóc hình chữ D. Các xe T-55 đầu tiên cũng không có máy nạp đạn cho súng 12.7mm DShK AA MG cửa sập của máy nạp đạn hơi thò lên hay không thò lên khỏi xung quanh lớp giáp.
* T-55A được thêm hệ thống bảo vệ NBC. T-55A sử dụng một lớp chống bức xạ mới và hệ thống lọc hoá chất PAZ/FVU được cải tiến trên cùng tháp pháo. Lớp chống bức xạ làm tháp pháo dày hơn và không bằng với bề mặt tháp pháo. Các chi tiết đáng chú ý là sự chải lớn hơn ở cửa của chỉ huy và pháo thủ, và một chỗ phồng lớn ở cửa người lái. T-55A Kiểu 1970 bắt đầu có súng 12.7mm, nhưng ở vị trí khác với T54.
* T-55M có thêm hệ thống kiểm soát lửa Volna (với máy phóng ATGM), hệ thống ngắm và ổn định súng được cải tiến, động cơ tốt hơn, radio mới, và bảo vệ tốt hơn. Nó gồm váy hai bên, súng phóng lựu đạn khói, miếng đính bảo vệ, và bảo vệ lửa.
* T-55AM có thêm vỏ yếm, một vỏ bọc quanh tháp pháo và bảo vệ 180°. Sự gọi tên T-55AM thỉnh thoảng cũng dùng cho T-55A với súng 12.7mm DShK MG.
* T-55AM2B: Kiểu T55AMV của người Séc với kiểm soát lửa Kladivo.
* T-55AM2: Biến thể không có khả năng ATGM hay Volna FCS.
* T-55AM2P: Kiểu T55AMV của người Ba Lan nhưng có thêm Merida FCS.
* T-55AMD: Biến thể với Drozd APS thay vì ERA.
* T-55AD Drozd: Biến thể với Drozd chứ không phải Volna FCS và ERA.
* T-55AMV Phiên bản AMV cải tiến thay thế ERA cho lớp yếm bảo vệ. Các phiên bản kết thúc với việc thay thế động cơ w/V-46 engine từ chiếc T-72 MBT. Ukraina và Syria sẽ cải tiến theo tiêu chuẩn của T-55AMV.
* T-72Z Safir-74 – Một phiên bản cải tiến của Iran từ mẫu T-54/T-54 có thể được áp dụng cho các xe tăng T-54 của Iraq bị bắt trong chiến tranh Iran-Iraq. Nó với một số cải tiến gồm cả một súng tăng 105 mm M68 có rãnh xoắn, hệ thống kiểm soát bắn computer và động cơ diesel mới với hệ thống làm lạnh và chuyển số tự động. Chú ý không nhầm lẫn với xe tăng T-72 của Liên Xô.
* TR-85: xe tăng chiến đấu chủ lực của Rumani, thiết kế dựa trên kiểu T-55 nhưng có powerpack kiểu hình chữ T, động cơ V8 830 mã lực của Đức, hệ thống điều khiển bắn sản xuất tại địa phương "Ciclop", hệ thống truyền động 6 cặp bánh xích và váy bảo vệ bằng kim loại.
* Kiểu 59: xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc từ thập niên 1960 đến thập niên 2000, dựa trên mẫu T-54A của Liên Xô.
* T-55S: Xe tăng chiến đấu của Slovakia do Ixraen cải tiến
* T-55M3: Xe tăng chiến đấu của Việt Nam có một số điểm tương đồng với T-55S do cùng hợp tác với Ixraen cải tiến.
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:04 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxt62
Xe tăng T-62 trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại tại Kiev.]
Loại Xe tăng chủ lực
Quốc gia chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Trang bị tháng 7 năm 1961–nay
Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Viện thiết kế OKB-520
Nhà sản xuất Uralvagonzavod
Giai đoạn sản xuất 1961–1975 (Liên Xô)
1975–1978 (Tiệp Khắc)
–thập niên 1980 (Bắc Triều Tiên)
Số lượng chế tạo hơn 22,700
Thông số kỹ chiến thuật (T-62)
Trọng lượng 40 tấn
Chiều dài 9.34 m tính cả chiều dài súng
6,63 m riêng thân xe
Chiều rộng 3.30 m
Chiều cao 2.40 m
Kíp chiến đấu 4 (chỉ huy, lái xe, pháo thủ, nạp đạn)
Bọc giáp Cast turret
242 mm turret front
153 mm turret sides
97 mm turret rear
40 mm turret roof
102 mm at 60° hull front
79 mm hull upper sides
15 mm hull lower sides
46 mm at 0° hull rear
20 mm hull bottom
31 mm hull roof
Vũ khí chính 115 mm U-5TS (2A20) smoothbore gun (40 rounds)
Vũ khí phụ 7.62 mm PKT coaxial general purpose machine gun (2500 rounds)
12.7 mm DShK 1938/46 antiaircraft heavy machine gun (optional until T-62 Obr.1972)
Động cơ V-55 12-cylinder 4-stroke one-chamber 38.88 liter water-cooled diesel
581 hp (433 kW) at 2,000 rpm
Công suất/trọng lượng 14.5 hp/tonne (10.8 kW/tonne)
Hệ thống treo torsion bar
Khoảng sáng gầm 425 mm
Sức chứa nhiên liệu 960 l
1360 l with two 200-liter extra fuel tanks
Tầm hoạt động 450 km on road (650 km with two 200-liter extra fuel tanks)
320 km cross-country (450 km with two 200-liter extra fuel tanks)
Tốc độ 50 km/h (đường nhựa)
40 km/h (đường đất)


[b]XE TĂNG T62
T-62 là thế hệ kế tiếp của xe tăng T-54/55 do Liên Xô nghiên cứu sản xuất, được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1961 và duy trì cho tới năm 1975. Nó nhanh chóng chiếm vị trí của cho T-54 và trở thành loại tăng chủ lực MBT tiêu chuẩn của lực lượng Tăng thiết giáp và Bộ binh cơ giới Liên Xô. Tuy nhiên, vào khoảng thập niên 80, T-62 trở nên lạc hậu và được thay thế bằng thế hệ tăng T-64, T-72, T-80 tiên tiến hơn.
Mục lục
[ẩn]


[sửa] THÔNG SỐ KỸ THUẬT

* Tên:T-62
* Năm sản xuất:1961-1975 (Liên Xô); 1975-1978 (Tiệp Khắc); 1980 (CHDCND Triều Tiên)
* Số lượng: >22700 chiếc
* Tổ lái: 4 người (xa trưởng, lái xe, pháo thủ và người nạp đạn)
* Nặng 41,5 tấn
* Dài 6.63m
* Cao 2.4m
* Rộng 3.52m
* Động cơ: Diesel 620 sức ngựa
* Tầm hoạt động :450/650km với thùng dầu phụ
* Tốc độ: 50km/h trên đường nhựa và 40-45km/h đường gồ ghề
* Giáp:

230 mm trước tháp pháo
153 mm sườn tháp pháo
97 mm sau tháp pháo
40 mm đỉnh tháp pháo
102 mm trước thân
79 mm sườn xe
46 mm đuôi xe
20 mm gầm xe
31 mm nóc xe

* Pháo chính :115mm nòng trơn modle 2A20
* Tốc độ bắn :3-5 viên/ phút
* Nạp đạn: thủ công
* Nòng dao động từ -5 tới 18 độ
* 1 đại liên 7,62mm đồng trục
* 1 đại liên 12,7mm trên đỉnh tháp pháo

[sửa] Tính năng kỹ thuật
[sửa] Hình dáng sơ bộ

Tăng hạng trung T-62 là xe tăng bánh xích với 5 bánh dẫn động mỗi bên, 3 bánh đầu lắp sát nhau còn bánh thứ 3,thứ 4 và thứ 5 thì cách xa nhau khá rõ. Bách xích dẫn hướng nằm phía cuối còn bánh tĩnh thì nằm phía đầu xe. Xe T-62 không có bánh quay xích. Giống T-54/55, tháp pháo có hình tròn, được lắp ở khoảng trên bánh xích thứ 3, nhưng được đúc láng hơn và tròn hơn tiền bối T-54/55, nên tháp pháo của T-62 có vẻ giống với T-64 và T-72 nhiều hơn. Tháp chỉ huy nằm phía bên trái, đúc liền vào thân chứ không nối bằng đinh tán. Nắp của pháo thủ nằm bên phải.
[sửa] Vũ khí

T-62 được trang bị súng nòng trơn 115mm mẫu 2A20, có khả năng bắn tên lửa chống tăng ATGM. Pháo của T-62 có nòng dài hơn và lớn hơn nòng pháo 100mm của T-54/55. Thiết bị bore evacuator (có chức năng ngăn hơi thuốc bay ngược lại khoang lái) nằm ở khoảng 2/3 thân súng tính từ tháp pháo. Thêm vào đó là một khẩu súng máy đồng trục 7,62mm cùng 1 đại liên 12,7mm phòng không bắn độc lập, thuộc quyền sử dụng của pháo thủ.

Khẩu pháo 115mm nòng trơn là sự cải tiến có ý nghĩa nhất của T-62 so với tiền bối T-54/55. Khẩu này có khả năng bắn loại đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên có cánh định hướng gắn cố định, sơ tốc đầu nòng cao vào khoảng 1,6 km/s. Loại đạn này có đạn đạo rất ổn định nên tầm hiệu quả tối đa vào khoảng 1,6 km. Cơ số đạn tiêu chuẩn của T-62 gồm 40 quả đạn, trong đó có 12 đạn HVAPFSDS xuyên giáp, 6 đạn nổ HEAT và 22 đạn nổ HE. T-62 còn có bộ phận hất vỏ đạn ra theo 1 đường rãnh thoát nằm cuối tháp pháo. Tốc độ bắn có thể đạt đến 3-5 viên/phút.

Tuy nhiên, T-62 mắc phải điểm yếu chung của dòng họ T: thiết bị điều khiển pháo không được tinh vi, góc hạ nòng súng thấp, khoang điều khiển chật hẹp. Hệ thống tự động hất vỏ đạn cũng gây nên sự rò rỉ ngược khí carbonic và gây thương tổn vật lý khi vỏ đạn văng ra khỏi nòng cho thành viên tổ lái, thêm vào đó, lỗ hất vỏ đạn là một khe hở chết người của hệ thống NBC. Mỗi khi bắn, khẩu pháo phải nằm đúng vị trí khe hất vỏ đạn, đồng thời tháp pháo cũng không thể quay khi đang thao tác nạp đạn. Mặc dù xa trưởng có khả năng chiếm quyền của pháo thủ và quay tháp pháo nhưng anh ta không thể bắn từ vị trí chỉ huy vì không có tầm quan sát. Việc quay tháp pháo bằng tay gây khó khăn rất nhiều cho việc tác xạ khi di chuyển và tốc độ bắn liên tiếp bị hạn chế.


[sửa] Tính cơ động

Giống như T-55, T-62 được trang bị động cơ diesel V-12 làm mát bằng nước có công suất 580 sức ngựa. Tốc độ đạt đến 40-50km/h. Tầm hoạt động trên địa hình xấu là 320 km, trên đường bằng phẳng là 450km với thùng nhiên liệu bên trong. Nếu được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu dung tích 200 lít thì tầm hoạt động sẽ đạt 450km (đường xấu) và 650km (đường bằng phẳng).
[sửa] Giáp trụ và hệ thống bảo vệ

Trang bị giáp của T-62 như sau: 230 mm trước tháp pháo, 153 mm sườn tháp pháo, 97 mm sau tháp pháo, 40 mm đỉnh tháp pháo, 102 mm trước thân, 79 mm sườn xe, 46 mm đuôi xe, 20 mm gầm xe, 31 mm nóc xe. So với T-54/55, vỏ giáp đã dày lên nhiều, nhưng được đúc bằng thép thường nên vẫn dễ bị tổn thương trước các loại đạn chông tăng. Hơn nữa, khu vực chứa nhiên liệu, đạn dược dễ bị tổn thương.

Các thành phần gia cố khác bao gồm giáp đáy xe chống mìn, bánh xích bọc cao su và mũi giảm chấn đầu nòng. Hệ thống xả khí, phát khói ngụy trang và máy quét phóng xạ loại PAZ dùng cùng loại với T-54/55. Một số T-62 còn có khả năng trang bị thêm hệ thống chống chiến tranh sinh hóa NBC. Hầu hết các mẫu T-62 đều có kính ngắm hồng ngoại cho xa trưởng, pháo thủ và lái xe, chúng cho phép xe tăng phóng ATGM vào ban đêm. Thiết bị quan trắc K13 vừa là thiết bị nhìn đêm vừa là ống ngắm ban đêm cho ATGM nhưng hai chức năng này không dùng song song được.
[sửa] Các phiên bản

* T-62A: Phiên bản T-62A lần đầu xuất hiện vào năm 1970. Bên cạnh khẩu đồng trục 7,62mm PKT có tầm bắn khoảng 100m, mẫu này có thêm một khẩu 12,7mm DShK với tầm bắn khoảng 1500m. Mẫu này cũng có hệ thống tự ổn định nòng súng giúp tăng độ chính xác khi tác xạ trong hành tiến.
* T-62K: xe chỉ huy với hệ thống định vị và quan sát cao cấp.
* T-62M: có thêm giáp, FSC và khả năng băn ATGM.
* T-62M1: có hệ thồng điều khiển bắn FCS nhưng không có khả năng bắn tên lửa chống tăng ATGM.
* T-62MK: xe chỉ huy của T-62M.
* T-62MV: trang bị gạch ERA Kontakt và Kontakt-5 thế hệ 2 ở giáp trước.
* T-62D: có hệ thống chống ATGM Drozd APS và giáp ERA.
* T-62 loại được trang bị động cơ V-46 kiểu T-72.
* T-62 loại được trang bị súng phun lửa ở tháp pháo.
* T-62 Ch’onma-Ho: mẫu cải tiến T-62 được sản xuất tại CHDCND Triều Tiên, xuất hiện lần đầu năm 1970.
* Tiran: dòng xe tăng của Israel, chế tạo và cải biên dựa theo mẫu các xe tăng T-62 bắt được của Ai Cập và Syria. Israel đã thay thế rất nhiều phụ tùng của Liên Xô bằng các linh kiện tân tiến hơn của phương Tây, như thiết bị nhìn laser và hồng ngoại, giáp cảm ứng Blazer, hệ thống nhiên liệu và động cơ của hãng General Motors.
* T-62 của Mĩ sản xuất được dùng để huấn luyên. Có thay thế nhiều phụ tùng của Liên Xô bằng các loại của Mỹ, thí dụ động cơ.

[sửa] Số lượng đang hoạt động

* Afganistan: 170
* Albania: 110
* Algeria: 330
* Angola:150
* Cuba: 400
* Ai Cập: 500
* Ethiopia: 100
* Gerogia: 101
* Iran: 75
* Israel: 120
* Kazakhstan: 75
* Lybia: 350
* Mông Cổ: 250
* CHDCND Triều Tiên: 800
* Nga: 689
* Syria: 1000
* Uzbekistan: 170
* Việt Nam: 220.
* Yemen: 250

Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:09 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxt6421
Mẫu T-64A được dựng lại
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 200pxt64bmpreparade
T-64U trong một cuộc diễu hành
Loại xe tăng chủ lực MBT
Quốc gia chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Trang bị 1966–
Quốc gia sử dụng Liên Xô, Belarussia, Nga, Ukraina, Uzbekistan
Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Phòng thiết kế Morozov
Năm thiết kế 1951–62
Nhà sản xuất Nhà máy Malyshev
Giai đoạn sản xuất 1963–87
Số lượng chế tạo gần 10700
Thông số kỹ chiến thuật (T-64A[1])
Trọng lượng 38 tấn/42,4 tấn
Chiều dài 9,225 m/9,9 mét
Chiều rộng 3,415 mét/3,6 mét
Chiều cao 2,172 mét/
Kíp chiến đấu 3 người (xa trưởng, lái xe, pháo thủ)
Bọc giáp giáp composite, cụ thể là gồm 1 lớp chất dẻo được gia cố bằng sợi thuỷ tinh 20–45 mm kẹp giữa hai lớp thép
Vũ khí chính Pháo nòng trơn 125 ly/L53.5 hay D-81T (40 viên đạn sabot)
Vũ khí phụ Đại liên đồng trục 7,62 ly PKMT (3000 viên đạn), **Đại liên phòng không 12,7 ly NSVT (500 viên đạn)
Động cơ diesel 5 xilanh đa nhiên liệu 5DTF 750 mã lực
700 hp
Công suất/trọng lượng 17,85/18,4 mã lực/tấn
Hệ thống treo Torsion bar
Tầm hoạt động 500 cây số
700 cây số với các mẫu tăng xuất khểu
Tốc độ 60,5/75 cây số/giờ
XE TĂNG T64

T-64 là một loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, được sản xuất năm 1963 và hoạt động trong quân đội Liên Xô cuối năm 1966. T-64 là một nỗ lực của Liên Xô nhằm xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp hùng mạnh chống lại các đối thủ xe tăng và cả vũ khí chống tăng phương Tây (Perrett 1987:42), vì vậy không ngạc nhiên nó là mẫu xe tăng cực kì tân tiến so với các đồng sự cùng thời, nhưng do kết cấu phức tạp và giá thành cao, T-64 chỉ được sản xuất hạn chế và không xuất khẩu[2]. Mặc dù vậy, T-64 là cái nền để sản xuất ra dòng tăng T-80 phổ biến hơn, hiện đại hơn.
Mục lục
[ẩn]



[sửa] Giới thiệu chung

T-64 là một mẫu xe tăng hình thành tại Kharkiv, Ukraina và được xem như là thế hệ kế tiếp của các xe tăng như T-54 và T-62. Nó được thiết kế và phát triển bởi Cục thiết kế do Aleksander Aleksandrovich Morozov lãnh đạo.

Trong thiết kế của T-64 có một điểm đột phá mang tính cách mạng là hệ thống nạp đạn tự động, giúp làm giảm số thành viên trong tổ lái đồng thời giảm kích thước và khối lượng xe tăng. Nhiều chiến sĩ xe tăng thường đùa rằng với cải tiến này, những nhà thiết kế đã bắt kịp với bài hát "Ba người lính xe tăng" nổi tiếng trong quân đội Liên Xô thời đó[3].

Về sau T-64 còn được phát triển thành các mẫu T-64A (1967) với khẩu pháo chính 125 ly, và T-64B (1976) với khả năng bắn tên lửa ATGM qua nòng pháo. Nhưng bản nâng cấp nổi tiếng hơn cả là chiếc tăng T-80 (1976) chạy bằng động cơ diesel. Tháp pháo của T-64 cũng được dùng trong các bản nâng cấp của T-80 như T-80U, T-80UD và T-84.

Với mục đích ban đầu là tạo ra một mẫu tăng mạnh để đương đầu với các tăng và khí tài chống tăng phương Tây, đồng thời thay thế vai trò của các xe tăng hạng nặng dòng IS và T-10, không ngạc nhiên khi T-64 trở thành mẫu xe tăng tân tiến nhất không chỉ ở Liên Xô mà còn trên bình diện quốc tế vào thời điểm nó ra đời. Nhưng điều này cũng khiến cho giá thành và chi phí sản xuất của nó quá cao, vì vậy T-64 chỉ được sản xuất hạn chế và không xuất khẩu, cụ thể nó hầu như chỉ được trang bị cho các đơn vị Xô Viết tinh nhuệ và đóng ở các khu vực hiểm yếu của Liên Xô và khối Warsaw, ví dụ như Đông Đức và Hungary.

Sau khi Liên Xô tan rã, các xe tăng T-64 còn lại vẫn được tiếp tục sử dụng tại các quốc gia thuộc SNG, ví dụ Ukraina hiện giữ gần 2000 chiếc và Lục quân Nga hiện có 4000 chiếc.
[sửa] Quá trình phát triển
[sửa] Kế hoạch 430

Quá trình thiết kế mẫu xe tăng mới bắt đầu từ năm 1951. Đầu tiên người ta thành lập một nhóm thiết kế gọi là KB-60M tại Cục xây dựng Kharkov trực thuộc Nhà máy xây dựng Kharkov số 75 Malyshev, trong số đó có nhiều kỹ sư quốc phòng điều từ vùng Nizhnyl Tagil. A. A. Morozov là người đứng đầu nhóm. Sau đó, kế hoạch 430 (Obyekt 430) ra đời với 3 mô hình mẫu tăng được trình làng ở Kubinka năm 1958. Những tính năng mới của 430 được xem như là một cuộc cách mạng trong việc thiết kế và chế tạo xe tăng của Liên Xô. Lần đầu tiên, động cơ 4TD đa nhiện liệu xi lanh đối xứng (opposed cylinder) xuất hiện trong xe tăng và nó được đánh giá là cực kỳ gọn nhẹ. Thiết kế mới với hệ thống truyền động gồm 2 bánh răng 2 bên động cơ khiến cho thể tích của nó giảm đi chỉ còn một nửa so với động cơ của T-54. Hệ thống làm mát và hệ thống truyền động nhẹ hơn được bố trí, bánh xe hõm sâu, nhỏ hơn, mối nối làm bằng cao su. Xe tăng vẫn giữ khẩu D-10TS 100 ly và giáp trước dày 120 ly.

Tuy nhiên Obyekt 432 vẫn không có sức mạnh nổi trội rõ rệt so với T-55. Vì vậy nhóm Morozov quyết định tiếp tục nghiên cứu, kết quả là cho ra đời Obyekt 430U với pháo 120 ly và giáp 160 ly, mục đích xây dựng một xe tăng kiểu mới đủ sức mạnh đảm đượng trọng trách của xe tăng hạng nặng T-10 trước đây. Và tiếp đó là kế hoạch 432.
[sửa] Kế hoạch 432

Mẫu 432 dùng súng 115 ly D-68 (2A21). Và lần đầu tiên, hệ thống nạp đạn tự động điện thủy lực được áp dụng cho xe tăng. Đây là một quyết định táo bạo vì cho đến thời điểm đó, hệ thống này bị coi là chưa hoàn thiện. Nhưng nhờ đó mà kíp lái giảm từ 4 xuống 3 người, nhờ vậy xe tăng có chiều cao thấp hơn, khối lượng giảm từ 36 tấn xuống 30,5 tấn, chiều cao giảm 76mm.

Ban đầu 432 dùng giáp thép đúc. Nhưng rồi, khẩu 105 ly của Anh ra đời và nhanh chóng được trang bị cho các xe tăng phương Tây như Centaurion và M60 Patton, nhóm thiết kế quyết định trang bị cho 432 kiểu giáp ba lớp kết hợp thép+composite+thép (mà phương Tây gọi là mẫu K). Nó gồm 1 lớp plastic được cố kết bằng sợi thủy tinh kẹp giữa 2 lớp thép có siêu bền. Điều này khiến cho trọng lượng toàn bô xe tăng lên 34 tấn. Nhưng với sự ra đời của động cơ 5TDF 700 mã lực thì tính cơ động của 432 vẫn được đảm bảo (vượt hơn hẳn T-62).

Việc thiết kế hoàn tất vào tháng 9/1962 và tháng 10 năm sau được sản xuất trong nhà máy Kharkov. Ngày 30/12/1966 nó chính thức có mặt trong quân đội Liên Xô (sư đoàn tăng thiết giáp cận vệ số 41 của quân khu Kiev) với cái tên T-64.
[sửa] T-64A
Mẫu mô hình của T-64A.

Ngay khi T-64 đang được chế tạo, một mẫu “Obyekt 434” lại được âm thầm thiết kế với mục đích tạo ra một loại xe tăng có hỏa lực nổi trội hơn các đồng nghiệp T khác. Vì vậy mẫu tăng mới này được lắp đặt khẩu pháo 125 ly D-81T sản xuất tại Perm, một mẫu cải tiến của khẩu 115 ly cũ trên T-62. Tuy nhiên việc mang những viên đạn 125 ly to hơn đồng nghĩa với việc T-64 sẽ mang ít đạn hơn: 25 viên. Mà những thông số chặt chẽ về kích thước của T-64 khiến các nhà thiết kế khó có thể mở rộng khoang chứa đạn được. Cuối cùng họ tìm ra giải pháp: dùng một thiết bị nạp đạn tự động thay cho hệ thống nạp đạn cũ bằng tay, nhờ đó giảm số binh sĩ trong xe tăng từ 4 còn 3 người; đồng thời đây còn là mẫu tăng đầu tiên áp dụng hệ thống nạp tự động (Perrett 1987:42). Từ đó lại dẫn tới những cải tiến về thiết bị nạp đạn: kiểu 6ETs10 với 28 viên đạn và tốc độ nạp 8 viên 1 phút. Ngoài ra còn có hệ thống giữ ổn định 2E23 và thiết bị ngắm TPD-2-1 (1G15-1). Về việc chiến đấu ban đêm, T-64 mới được lắp đặt kính tiềm vọng TPN-1-43A với thiết bị hồng ngoại L2G, được đặt bên trái pháo chính. Về vỏ giáp thì hợp kim duras trong giáp được thay thế bởi các sợi thủy tinh và có lắp thêm các tấm đàn hồi tạo thành giáp diềm chắn bảo vệ phía trước, hai bên hông xe và phía trước bánh xích cũng bằng hợp kim duras. Một số ngăn chứa đồ ngoài xe cũng được lắp đặt thêm, cụ thể là một ngăn ở bên phải và 3 hộp ở bên trái tháp pháo. Thiết bị xả khói mù nằm ở phía sau tháp. Hệ thống bảo vệ NBC cũng được lắp đặt và các lỗ thông gió được mở rộng ra.

Những mẫu thử nghiệm của 434 ra đời năm 1966 và 1967 khi mà T-64 nguyên mẫu đã được sản xuất chừng vài trăm chiếc. Cuối cùng thì nó cũng hoạt động dưới cái tên T-64A. Còn thiết kế trưởng Morozov được nhận giải thưởng Lênin.

Đã mang tiếng là xe tăng “tinh nhuệ” nên T-64 phải luôn được nâng cấp. Chỉ sau 3 năm phục vụ, T-64A đã có mẫu cải tiến:

* Hệ thống điều khiển bắn mới với thiết bị ngắm TPD-2-49 và TPN-1-49-23 cộng với thiết bị ổn định 2E26.
* Radio R-123M.
* Thiết bị nhìn đêm TBN-4A cho lái xe và TNP-165A cho xa trưởng. Chỗ ngồi của xa trưởng có thêm 1 tháp pháo ổn định trang bị đại liên phòng không NVST 12,7 ly x 108 (300 viên) điều khiển điện tử, ngắm bắn bởi thiết bị PZU-5. Vì vậy xa trưởng có thể ngắm bắn ngay trong xe tăng, không cần phải trèo ra ngoài tháp pháo không được che chắn, bảo vệ. Ngoài ra còn có hệ thống chống mìn KMT-6.

Cùng năm mẫu T-64AK dành cho chỉ huy cũng xuất hiện, trang bị một rađiô R-130M có ăngten loại xếp (telescoped – giống loại ăng ten cắm trên tivi, có thể thay đổi độ dài) dài tới 10m. Ăngten chỉ hoạt động trong trạng thái cố định vì được giữ bởi các dây chằng. Ngoài ra còn có thiết bị ngắm PAB-2AM và thiết bị định hướng TNA-3. Một máy phát điện dùng nhiên liệu xăng sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả chúng.

Đến năm 1976, hệ thống vũ khí T-64A lại được cải tiến với khẩu pháo mới D-81TM (2A46-1), được giữ ổn định bằng 2E28M2 và tiếp đạn bởi 6ETs10M. Thiết bị nhìn đêm cũ được thay bằng TNPA-65. Động cơ mới có thể dùng nhiều loại nhiên liệu khác nhau, trong đó có dầu diesel, xăng hay kerosene. Đến năm 1980 Liên Xô ngừng sản xuất các xe tăng mẫu này.

Tuy nhiên sau năm 1981 các mẫu tăng T-64A vẫn tiếp tục được nâng cấp và hiện đại hóa: thay các giáp yếm bằng các tấm giáp váy cao su nhằm tăng khả năng sống sót cho xe tăng; trang bị thêm 6 ống phóng lựu 81 ly 902A trên tháp pháo, hai bên pháo chính. Một số T-64A sau năm 1985 còn được trang bị thêm giáp phản ứng nổ (giống T-64BV), thiết bị đo khoảng cách TPD-K1 thay cho TPD-2-49 (1981). Nói chung là hầu hết các mẫu T-64A đều được nâng cấp thành T-64R trong khoảng 1977-81; chủ yếu là cải tiến về các khoang chứa đồ ngoài xe và hệ thống ống phun khói mù.
[sửa] T-64B
Mẫu mô hình T-64BV

Tuy nhiên mẫu T-64 hiện tại vẫn có trục trặc: cơ cấu của động cơ 5TDF tại nơi sản xuất nó khiến cho nó không được cung ứng đầy đủ cho các nhà máy sản xuất xe tăng chính của Liên Xô: Malyshev tại Kharkov, Kirov tại Leningrad và Uralvagonzavod).

Ngay từ năm 1961, bên cạnh Obyekt 432, một mẫu tăng khác mang động cơ 12 V-xilanh V-45 mang tên Obyekt 436 cũng được nhóm của Morozov nghiên cứu. Ba mẫu thử nghiệm đã được kiểm tra ở nhà máy Chelyabinsk vào năm 1966. Sau đó mệnh lệnh được ban ra là phải phát triển một mẫu tăng mới từ Obyekt 434 và sử dụng động cơ V-45, lấy tên là Obyekt 439. Bốn chiếc 439 đã được sản xuất vào năm 1969, được đánh giá là có độ cơ động ngang với mẫu T-64 đang được sản xuất hàng loạt. Mặc dù 439 không được đưa vào chế tạo đại trà nhưng nó là cái sườn cho việc phát triển T-72.

Vào đầu thập niên 1970, nhóm thiết kế T-64 lại tiếp tục suy nghĩ phương cách cải tiến các mẫu tăng của mình xa hơn nữa. Mẫu T-64A-2M với động cơ mạnh hơn và tháp pháo được cải tiến, trở thành tiền đề cho hai mẫu tăng dưới đây:

* Obyekt 476 trang bị động cơ 6TD 1000 mã lực (735 kW) là tiền đề cho xe tăng T-80.
* Obyekt 447 với hệ thống điều khiển bắn mới, thiết bị đo xa dùng laser và có thêm khả năng bắn tên lửa ATGM qua nòng pháo.

Sau đó, mệnh lệnh ban xuống yêu cầu bắt đầu việc sản xuất đại trà obyekt 447 dưới cái tên T-64B. Đồng thời, obyekt 437 (mẫu mà 447 lấy làm nguyên mẫu với 95% chi tiết giống như 447 nhưng không có hệ thống dẫn hướng tên lửa để tiết kiệm chi phí) cũng được sản xuất với số lượng gấp đôi dưới cái tên T-64B1. Vào ngày 9 tháng 3 năm 1976, T-64B và T-64B1 sau khi được đánh giá tốt về chất lượng đã chính thức phục vụ trong quân đội Liên Xô, với trang bị mới là khẩu pháo D-81Tm (2A46-2) cùng thiết bị ổn định 2E26M, thiết bị nạp 6ETs40 và hệ thống điều khiển bắn 1A33, bao gồm:

* Thiết bị tính đường đạn 1V517.
* Thiết bị ngắm 1G21 với một máy đo khoảng cách dùng laser.
* Một cảm biến cross-wind 1B11.

T-64B có khả năng lội nước sâu tới 1,8 mét mà không cần các thiết bị hỗ trợ. Nó cũng có thể bắn tên lửa ATGM 9M112 Kobra (NATO gọi là AT-8 Songster). Dự trữ đạn dược của xe tăng là 28 viên đạn và 8 tên lửa. Hệ thống điều khiển tên lửa đặt phía trước xe tăng đã có nhiều thay đổi. Còn T-64B1 không có tên lửa mà chứa 37 viên đạn 125 ly cùng với băng đạn 2000 viên dành cho đại liên đồng trục 7,62 ly, trong khi đó T-62B mang băng đạn 1250 viên.

Năm 1981 T-64B được nâng cấp với khẩu pháo 2A46M1, thiết bị ổn định 2E42 và 2 cụm ống phóng lựu đạn khói 902A "Tucha-1" đặt hai bân tháp pháo. Hai phiên bản chỉ huy của T-64B cũng ra lò: the T-64BK and the T-64B1K, trông rất giống T-64AK.

Vào tháng 10 năm 1979 động cơ 6TD được đưa vào sản xuất hàng loạt và được trang bị cho các xe tăng T-64B, B1, A, AK, thế là ra đời các mẫu tăng mới: T-64AM, T-64AKM, T-64BM và T-64BAM.

Năm 1987, Liên Xô ngừng sản xuất tất cả các mẫu tăng T-64. Tổng số lương T-64 lúc này là gần 10700 chiếc.
[sửa] T-64 hiện đại hóa ở Ukraina
T-64U trong một cuộc diễu hành

Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraina vẫn tiếp tục công việc nâng cấp và hiện đại hóa các mẫu T-64 của mình, một phần là vì nơi sản xuất chủ yếu của T-64, Nhà máy Malyshev nằm trên đất Ukraina.

Ukraina có hai chương trình nâng cấp T-64 và đều kết thúc vào năm 1999:

* T-64BM2, với động cơ 57DFM 850 mã lực (625 kW), hệ thống điều khiển bắn mới 1A43U, thiết bị nạp đạn 6ETs43 cộng thêm khả năng bắn tên lửa ATGM 9M119 (NATO gọi là AT-11 Sniper).
* T-64U còn gọi là T-64BM "Bulat", với hệ thống điều khiển bắn 1A45 (lấy từ T-80U và T-84), thiết bị ngắm PNK-4SU và TKN-4S dành cho xa trưởng và PZU-7 dành cho đại liên phòng không. Xa trưởng cũng có thể trực tiếp lái tăng và trực tiếp bắn nếu cần.

Cả hai mẫu đều dùng giáp phản ứng nổ Kontakt-5 có thể chống được đạn động năng (đạn sabot) trong khi các mẫu T-64 trước chỉ có thể chống được đạn HEAT. Cả hai mẫu đều có thể trang bị động cơ 6TDF 1000 mã lực (735 kW).
[sửa] Tính năng và đặc điểm

Với những tính năng kỹ thuật vượt trội, T-64 nhanh chóng trở thành mẫu tăng tấn tiến nhất thế giới trong suốt nửa cuối thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70. Nó là một cơn ác mộng của lực lượng xe tăng NATO trong thời gian dài. Ngay trong thời điểm hiện nay, các bản T-64 cải tiến vẫn chưa có dấu hiệu "xuống sức", thậm chí có người còn cho rằng T-64 cải tiến đấu ngang ngửa với T-80 và T-84. Thật sự T-64 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: kế tục các mẫu tăng hạng nặng nổi tiếng như IS-3 và T-10.

Có một điều thú vị là T-64 hay bị nhầm với T-72, một phiên bản nâng cấp của T-62 nhưng có sử dụng nhiều chi tiết của T-64. Thật sự, T-72 rất giống với T-64 cũng như bản nâng cấp của nó là T-80. Mặc dù vậy có một số đặc điểm khác biệt dễ nhận dạng 2 xe tăng này:

* T-64 có 6 bánh xích nhỏ và bề mặt lồi ra ngoài giống như đáy một con dấu, trong khi bánh xe T-72 vành lồi ra ngoài, phần còn lại lõm vào trong. T-64 có 4 con lăn hồi chuyển, bánh răng phát động với 12 răng và một double-pin track.[2]
* Thiết bị nhìn hồng ngoại nằm ở bên trái của pháo chính. Khẩu đại liên phòng không 12,7 ly kiểu mới NSVT nằm trên vòm khoang chỉ huy có giá được gắn cố định và luôn sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ lúc nào. Một số hộp đạn được lắp bên hông tháp pháo. Ống phun khói lắp ở mặt sau tháp pháo, trong ống đó còn đặt một ống khác nối thông tới nơi xả khói của động cơ.[2]
* Động cơ của T-64 nhỏ hơn T-72, và gần tháp pháo có một tấm chắn phóng xạ[2].
* Phiên bản T-64K dành cho chỉ huy được gắn thêm một ăng-ten nhỏ và một ăng-ten lớn dài 10m được đặt đứng thẳng tại vị trí trung tâm của khoang dành cho liên lạc viên. T-64K dùng hệ thống định vị TNA-3 giống với T-62 và không có đại liên phòng không.[2]

Tất nhiên là chất lượng 2 xe tăng này không thể nhầm được: T-64 hoàn toàn vượt trội về mọi mặt so với T-72 (trừ phiên bản T-72B sản xuất năm 1985), cụ thể như:

* Hệ thống nạp đạn tự động bằng thủy lực (không dùng điện) của T-64 có tốc độ nạp đạn cao hơn (6-13 giây/1 lần), độ tin cậy cao, ít bị hỏng do dằn xóc. Hệ thống nạp còn có chế độ nạp "chuỗi" (sequence) còn nhanh hơn (<5 giây/lần). Trong những bản cái tiến thì thiết bị nạp có thể tự giật lùi nhằm đảm bảo tốc độ cao của viên đạn (keep a good speed at the end of the load).
* Tổ lái hoạt động thoải mái hơn nhờ vào khoang lái rộng hơn, hệ thống treo linh hoạt hơn và nhờ vào chế độ điều khiển phụ trợ(Perrett 1987:43).
* Khoang đạn nằm ở phần dưới của tháp pháo, nhờ đó tránh được nguy hiểm do đạn tự nổ.
* Giáp trụ tốt hơn hẳn T-72 (trừ T-72B, T-72BM và T-90): sử dụng giáp composite, giáp phản ứng ERA,... Được cho là vẫn còn có thể chống chịu tốt các loại đạn pháo tân tiến hiện nay.
* Hệ thống điều khiển bắn của T-64B cực kỳ hiện đại.
* Vị trí của xa trưởng có tầm nhìn tốt, anh ta có thể điều khiển khẩu đại liên phòng không từ bên trong xe và điều khiển pháo chính trong trường hợp khẩn cấp.

Vì vậy T-64 đắt hơn và phức tạp hơn: nó chỉ được sản xuất hạn chế và sử dụng bởi các lực lượng tinh nhuệ nhất của Liên Xô, đóng tại những nơi xung yếu trong khối Vácsava, như quân đoàn 14 tại quân khu Odessa, sư đoàn cận vệ số 41 tại quân khu Kiev. Các mẫu T-64A cũng hiện diện trong lực lượng tăng thiết giáp của Tập đoàn quân Liên Xô tại Đông Đức (GSFG) và Tập đoàn quân nam Hungary, về sau T-64B cũng được trang bị cho các lực lượng này. T-64 không xuất khẩu, ít sử dụng, và trong suốt một thời gian dài các thông tin của nó là bí mật. Còn T-72, do giá thành thấp, dễ sản xuất đại trà thì lại thay thế cho T-55 và T-62 trong việc hình thành “xương sống” của bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết và việc... bán lấy tiền (xem thêm bài T-72).

Tuy nhiên T-64 cũng mắc chung các khuyết điểm của dòng họ T:

* Góc hạ nòng súng rất nhỏ (5-6 độ) nên không thể đứng bắn ở các vị trí cao, làm giảm khả năng phòng thủ của xe tăng[2].
* Việc dùng thiết bị nạp đạn tự động làm giảm số thành viên trong tổ lái nhưng cũng làm giảm kích thước tháp pháo, vì vậy khoảng không trong xe tăng không tăng lên bao nhiêu[2]. Khoang lái vẫn còn khá chật, vì vậy những người có thân hình cao khó sử dụng xe tăng và binh sĩ cũng mau mệt mỏi. Việc này cũng khiến phụ tùng phải để ở các khoang ngoài xe.
* Khi T-64 chỉ huy dùng ăng-ten, nó buộc phải neo cột ăng-ten xuống đất, vì vậy lúc đó xe tăng không di chuyển được[2].

Đồng thời hệ thống nạp đạn tự động của T-64 cũng bị chỉ trích khá nhiều:

* Các phiên bản đầu tiên của nó thiếu các biện pháp an toàn dành cho kíp lái, nhất là đối với các pháo thủ, người ngồi gần hệ thống nạp nhất: các bờ rìa (limb) luôn luôn được tìm thấy trong hệ thống máy và dễ dẫn đến thương tích nặng, nhiều khi là tử vong. Và nhiều khi chỉ cần ống tay áo của pháo thủ bị kẹt vào trong thiết bị nạp thì anh ta sẵn sàng trở thành "viên đạn" ngay(Perrett 1987:42).
* Thiết kế của tháp pháo khiến người lính khó nạp đạn bằng tay khi bộ phận nạp bị hỏng. Lúc đó tốc độ bắn trở nên cực chậm: 1 viên trong 1 phút vì người lính lúc này phải mò mẫm nạp đạn trong một mớ hỗn loạn của một cái máy hỏngPerrett 1987:42).
* Có thêm thiết bị nạp đạn đồng nghĩa với việc giảm số thành viên trong kíp lái, nhưng cũng có nghĩa số thành viên tham gia công việc bảo trì xe tăng (một việc làm cần phải thực hiện thường xuyên) giảm đi, tức là mỗi người sẽ phải làm việc nhiều hơn. Và nhiều khi việc bảo trì được thực hiện ngay sau khi kíp lái hoàn tất một chiến dịch nào đấy, và lúc đó mọi người đều mệt mỏi. Thêm vào đó, nếu người xa trưởng là một sĩ quan chỉ huy và phải thực thi nhiều nghĩa vụ khác của người sĩ quan (ví dụ như tham dự các cuộc gặp mặt cấp cao hoặc đi gặp thủ trưởng), công việc bảo trì hầu như đè nặng trên vai hai người còn lại.(Perrett 1987:42-43) Tất cả những điều này có nghĩa là kíp lái sẽ dễ xuống sức hơn do phải gánh một khối lượng việc quá nặng, dẫn đến hiệu suất làm việc ngày một sút kém, đồng thời việc sửa chữa các hỏng hóc và bảo trì xe sẽ tốn nhiều thời gian hơn, xe tăng sẽ ít có cơ hội ra chiến trường hơn. Các vấn đề này sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng trong các chiến dịch kéo dài nhiều ngày.
* Cấu trúc và hệ thống máy móc của T-64 bị phê phán là quá phức tạp, dẫn đến các hỏng hóc xảy ra thường xuyên. Nhất là hệ thống bánh xích, vốn mang một thiết kế mới hoàn toàn so với các phiên bản trước đó. Thậm chí các kỹ sư và thợ cơ khí của nhà máy sản xuất T-64 gần như là "định cư" tại các đơn vị tăng vì các vấn đề xảy ra quá thường xuyên(Perrett 1987:43-44).

[sửa] Các phiên bản

* Obyekt 430 (Dự án 430) (1957) – Mẫu thử với pháo 100-mm D-10T, giáp dày 120 mm, động cơ 4TPD 580 hp (427 kW), trọng lượng 36 tấn.
* Obyekt 430U (Dự án 430U) – Kế hoạch thiết kế mẫu xe tăng trang bị pháo 122 mm và giáp 160 mm.
* T-64 hay Obyekt 432 (Dự án 432) (1961) – Mẫu thử một khẩu pháo D-68 115-mm, khoảng 600 chiếc được sản xuất.
* T-64R hay Obyekt 432R (Dự án 432R) – Mẫu thiết kế lại trong giai đoạn 1977-1981, với cơ cấu bên ngoài từ T-64A nhưng vẫn giữ lại pháo 115-mm.
* T-64A hay Obyekt 434 (Dự án 432) – Trang bị pháo 125-mm, lắp giáp yếm chắn, cải thiện tầm nhìn, và hệ thống treo.
* T-64T (1963) – Phiên bản thử nghiệm với động cơ tuabin khí GTD-3TL 700 hp (515 kW).
* Obyekt 436 (Dự án 436) – Phiên bản lựa chọn khác cho dự án 432, with a V-45 engine, three built.
* Obyekt 438 và Obyekt 439 (Dự án 438 và Dự án 439) – Obyekt 434 với động cơ đi-ê-den V-45.
* T-64AK hay Obyekt 446 (Dự án 446) (1972) – Phiên bản chỉ huy, với 1 hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, một hệ thống dẫn đường TNA-3, không có súng máy phòng không, mang theo 38 viên đạn cho pháo chính.
* Obyekt 447 (Dự án 447) – Mẫu thử của T-64B. Về cơ bản là T-64A trang bị hệ thống 9K112 "Kobra" và ngắm bắn a1G21. Hiện đang trưng bày tại bảo tàng Kiev.
* T-64B hay Obyekt 447A (Dự án 447A) (1976) – Trang bị giáp được thiết kế lại, hệ thống điều khiển hỏa lực 1A33, hệ thống ATGM 9K112-1 "Kobra" (mã của NATO "AT-8 Songster"), thiết bị ngắm TPN-1-49-23, pháo 2A46-2, thiết bị ổn định 2E26M và máy nạp đạn 6ETs40. Sau đó kiểu B/BV có các hệ thống hiện đại hơn là 1A33-1, TPN-3-49, 2E42 và pháo 2A46M-1. Từ năm 1985, T-64B được trang bị với giáp phần chính diện xe khỏe hơn, những chiếc xe tăng cũ hơn được nâng cấp với các tấm giáp 16-mm. Các xe tăng được trang bị động cơ 1,000 hp 6DT được gọi là T-64BM.
* T-64BV – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-1" và hệ thống phóng lựu đạn khói "Tucha" 81-mm ở phía bên trái tháp pháo.
* T-64BM2 hay Obyekt 447AM-2 (Dự án 447AM-2) – Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", các tấm chắn bảo vệ bằng cao su, hệ thống hỏa lực 1A43U, máy nạp đạn 6ETs43 và khả năng bắn đạn tự hành 9K119 (mã của NATO "AT-11A Sniper"), động cơ 5TDFM 850 hp (625 kW).
* T-64U, BM Bulat, hay Obyekt 447AM-1 (Dự án 447AM-1) – Phiên bản hiện đại hóa của Ukraina, nâng cấp T-64B với tiêu chuẩn của T-84. Trang bị hệ thống giáp phản ứng "Kontakt-5", đạn tự hành 9K120 "Refleks" (mã của NATO "AT-11 Sniper"), hệ thống hỏa lực 1A45 "Irtysh", hệ thống ngắm cho sỹ quan TKN-4S, hệ thống ngắm bắn cho súng phòng không PZU-7, kính ngắm đêm TPN-4E "Buran-E", động cơ 6TDF 1,000-hp (735 kW).
* T-64B1 hay Obyekt 437 (Dự án 437) – Giống như phiên bản B, nhưng không có hệ thống điều khiển hỏa lực, mang 37 viên đạn.
* T-64B1M – T-64B trang bị động cơ 1,000-hp 6DT.
* T-64BK và T-64B1K hay Obyekt 446B (Dự án 446B) – Các phiên bản chỉ huy, với hệ thống liên lạc vô tuyến R-130M và anten, hệ thống dẫn đường TNA-3 và AB-1P/30 APU, không có súng máy phòng không, mang 28 viên đạn pháo.
* Obyekt 476 (Dự án 476) – 5 mẫu thử với động cơ 6TDF, đây là các nguyên mẫu cho việc phát triển T-80UD.
* BREM-64 hay Obyekt 447T (Dự án 447T) – Xe hỗ trợ sửa chữa giáp với 1 cần trục hạng nhẹ 2.5 tấn, lưỡi ủi đất phía trước, thiết bị hàn... Chỉ có một số lượng nhỏ được chế tạo.
* T-55-64 – T-55 nâng cấp lớn với phần thân và khung gầm của T-64, trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1". Nguyên mẫu.
* T-80 và T-84 là phát triển xa hơn của T-64.

[sửa] Các phiên bản hiện đại hóa

T-64

* 1977–1981 – nâng cấp với tiêu chuẩn của T-64R, tổ chức lại các thiết bị bên ngoài thân như T-64A.

T-64A/AK

* 1972 - thiết kế lại, cải tiến hệ thống hỏa lực (TPD-2-49 và TPN-1-49-23), bao gồm súng máy NSVT trên một tháp pháo điện, máy radio R-123M.
* 1975 - thiết kế lại, bộ thăng bằng mới 2E28M, máy nạp đạn 6ETs10M, động cơ hỗn hợp, pháo 2A46-1 và kính nhìn đêm TNPA-65.
* 1981 - thiết kế lại, 2 khối với 12 súng phóng lựu đạn khói 902A, các tấm đệm cao su ở hệ thống treo thay cho các tấm bảo vệ yếm.
* 1983 T-64AM,T-64AKM, một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.

T-64B/B1/BK/B1K

* 1981 - thiết kế lại, 2 khối gồm 8 súng phóng lựu đạn khói 902B2, pháo 2A26M1.
* 1983 T-64BM,T-64B1M,T-64BMK và T-64B1MK: một số chiếc được trang bị với động cơ 6TDF trong khi bảo quản.
* 1985 T-64BV,T-64B1V,T-64BVK và T-64B1VK: trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt", súng phóng lựu đạn khói ở bên trái tháp pháo.
* BM Bulat – T-64 hiện đại hóa bởi Nhà máy Malyshev ở Ukraina.[1] 17 chiếc được đưa vào sử dụng trong quân đội Ukraina năm 2005.

[sửa] Các biến thể

* BMPV-64 – Xe chiến đấu bộ binh hạng nặng, dựa trên khung gầm của T-64, nhưng thiết kế lại thân hoàn toàn với 1 cửa vào ra ở phía sau. Trang bị bao gồm một pháo 30 mm điều khiển từ xa. Trọng lượng chiến đấu là 34,5 tấn. Mẫu thử đầu tiên được hoàn thành năm 2005.[4]
* BTRV-64 – Tương tự như phiên bản APC.[4]
* UMBP-64 – Phiên bản sửa đổi sẽ hoạt động về cơ bản như các xe chuyên dụng trên chiến trường (đang lên kế hoạch), bao gồm một xe hỗ trợ hỏa lực, một xe cứu thương và một xe phòng không.
* BMPT-K-64 – Phiên bản này không có bánh xích, nhưng có hệ thống treo mới với 4 trục xe, giống với các dòng BTR của Liên Xô. Xe được trang bị động cơ 5TDF-A/700 và có trọng lượng chiến đấu là 17,7 tấn. Nó trang bị một RCWS và có thể vận chuyển 3-8. Chỉ là mẫu thử.
* BAT-2 – Xe công binh chiến trường hỗ trợ nhanh, với động cơ, thân và hệ thống treo của T-64. [2]

[sửa] Số lượng hoạt động

* Nga: 4000 chiếc (hình như toàn bị vứt trong kho)[5]
* Ukraina: 2281 chiếc[6]
* Uzbekistan: 100 chiếc[7]
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:15 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga T80h
T-80B ở bảo tàng St Petersburg Artillery
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxt80ondisplay
Mẫu tăng T-80BV trưng bày năm 1991

Loại Tăng chủ lực (MBT)
Quốc gia chế tạo Soviet Union
Lược sử hoạt động
Trang bị 1976–Nay
Quốc gia sử dụng

* Soviet Union
* Belarus
* Cyprus
* Kazakhstan
* Algeria
* Pakistan
* Russia
* South Korea
* Ukraine

Sử dụng trong

* Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
* Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
* Chiến tranh Nam Ossetia 2008[1]

Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Nikolay Popov, LKZ (T-80)[2], Morozov (T-80UD)
Năm thiết kế 1967–1975
Nhà sản xuất LKZ và Omsk Transmash tại Nga, Malyshev tại Ukraine[3]
Giá thành $2,2 triệu USD T80U được xuất khẩu năm 1994.[4]
Giai đoạn sản xuất 1976–
Số lượng chế tạo 5.404 (tới năm 2005)[3]
Các biến thể engineering & recovery, cầu phao di động, phá mìn với hệ thống xới đất KMT-6 hay KMT-7.
Thông số kỹ chiến thuật (T-80B / T-80U)
Trọng lượng

* 42,5 tấn T-80B
* 46 tấn T-80U[5]

Chiều dài

* 9,9 m (32 ft 6 in) T-80B
* 9,654 m (31 ft 8,1 in) T-80U (tính luôn nòng súng)
* 7,4 m (24 ft 3 in) T-80B
* 7 m (23 ft 0 in) T80U[5]

Chiều rộng

* 3,4 m (11 ft 2 in) T-80B
* 3,603 m (11 ft 9,9 in) T-80U[5]

Chiều cao 2,202 m (7 ft 2,7 in) T-80B, T-80U[5]
Kíp chiến đấu 3[5]
Bọc giáp T-80B tháp pháo dày 550mm,500 mm giáp, T-80U tháp pháo dày 780 mm để chống đạn xuyên giáp và 1.320 mm chống đạn nổ chống tăng[6]
Vũ khí chính Pháo 2A46-2 125 mm nòng trơn,[9] 36 viên đạn với T-80B, 2A46M-1 cùng 45 viên đạn với T-80U
4 tên lửa 9M112 Kobra ATGM với T-80B, 6 tên lửa9M119 Refleks ATGM với T-80U[5]
Vũ khí phụ

* Súng máy PKT 7.62 mm
* Súng máy NSVT 12.7 mm
* Hay súng máy PKT phòng không

Động cơ Động cơ tua bin xăng SG-1000 T-80B,Tua bin GTD-1250 T-80U, hay 1-3 động cơ diesel T-80UD[7][8]
1.000 mã lực T-80B, 1.250 mã lực T-80U[5]
Công suất/trọng lượng

* 25,9 mã lực/tấn T-80B
* 27,2 mã lực/tấn T-80U

Hệ truyền động

* Bằng tay
* 5 bánh lái phía trước, 1 phía sau T-80B
* 4 bánh lái phía trước, 1 phía sau T-80U[5]

Hệ thống treo Bánh xich[5]
Khoảng sáng gầm

* 0,38 m (1,2 ft) T-80B
* 0,446 m (1,46 ft) T-80U[5]

Sức chứa nhiên liệu

* 1.100 lít (240 imp gal) bình xăng chính
* 740 lít (160 imp gal) bình xăng phụ

Tầm hoạt động

* 335 km (208 mi) trên đường thẳng, không dùng bình xăng phụ
* 440 km (270 mi) trên đường thẳng, dùng bình xăng phụ[5]

Tốc độ

* 70 km/h (43 mph) trên đường thẳng
* 48 km/h (30 mph) trên địa hình gồ ghề[7]

XE TĂNG T80

T-80 là xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT- Main Battle Tank) được sản xuất tại Liên Xô và được đưa vào sử dụng năm 1976. Nó là một bản nâng cấp của T-64, nhưng trái với T-64, T-80 được sản xuất với số lượng lớn hơn và được xuất khẩu , vì vậy nó xuất hiện ở nhiều quốc gia ngoài Liên Xô: đảo Síp, Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc. 320 chiếc T-80UD đã được Pakistan đặt hàng từ Ukraina, và đang được chuyển giao. Tháng 8 năm 2002, có thông báo rằng Hàn Quốc đang mua một số tăng T-80 từ Nga. Nga từng có kế hoạch bán một lô hàng khoảng 150 xe tăng T-80B cho Việt Nam nhưng không thành do ngân sách quốc phòng của Việt Nam không đáp ứng nổi. Chỉ huy nhóm thiết kế là kỹ sư Liên Xô Nikolay Popov.
Mục lục
[ẩn]

* 1 Thông số kỹ thuật
* 2 Lịch sử sản xuất
o 2.1 T-80UD ”Beryoza” (cây bulô)
o 2.2 T-80UM2
* 3 Thông tin kỹ thuật
o 3.1 Vũ khí
o 3.2 Giáp trụ và hệ thống bảo vệ
o 3.3 Hệ thống kiểm soát bắn và quan sát
o 3.4 Tính cơ động và tốc độ
* 4 Các mẫu T-80 chủ yếu
* 5 Chú thích
* 6 Tài liệu tham khảo

[sửa] Thông số kỹ thuật

* Loại: tăng chủ lực MBT
* Nước sản xuất: Liên Xô
* Năm phục vụ: 1976 – nay
* Nặng:
o 46 tấn (T-80, T-80UD)
o 49,1 tấn (T-80B)
o 43,7 tấn (T-80BV)
o 51,9 tấn (T-80A)
o 50,7 tấn (T-80U)
* Dài:
o 7 m (T-80)
o 6,98 m (T-80B)
o 7,01 m (T-80U)
o 7.085 m (T-80UD)
* Rộng:
o 3,58 m (T-80B)
o 3,60 m (T-80U, T-80)
o 3,56 m (T-80UD)
* Cao:
o 2,22 m (T-80B)
o 2,20 m (T-80U, T-80)
o 2,74 m (T-80UD)
* Tổ lái: 3 người (xa trưởng, lái xe, pháo thủ)
* Giáp trụ: composite + gạch ERA Kontakt-1 (T-80BV hay T-80 BK) hoặc Kontakt-5 (T-80U)
* Vũ khí chính:
o Pháo nòng trơn 125 ly 2A46-1 (T-80)
o Pháo nòng trơn 125 ly 2A46-2 (T-80B)
o Pháo nòng trơn 125 ly 2A46M-1 (D-81TM "Rapira-3") (T-80A, T-80U)
o Pháo nòng trơn 125 ly KBA3 (T-80UD)

39 viên đạn (T-80B, T-80U)
45 viên đạn (28 trong hệ thống nạp tự động) (T-80UD)

* Vũ khí phụ:
o Đại liên đồng trục 7,62 ly PKT (1250 viên)
o Đại liên đồng trục 7,62 ly PKT KT-7.62 (1250 viên) (T-80UD)
o Đại liên phòng không 12,7 ly NSVT (500 viên)
o Đại liên phòng không 12,7 ly KT-12.7 (450 viên) (T-80UD)
o Các loại tên lửa 9M112 Kobra (AT-8 Songster), ATGM (6 quả) (T-80, T-80B); 9M119 Svir (AT-11 Sniper) và 9M119M Refleks (AT-11B Sniper), ATGM (6 missiles) (T-80U)
* Động cơ: các loại động cơ tuốc bin khí đa nhiên liệu:
o GTD-1000T 1000 mã lực (746 kW) (T-80, T-80B, T-80BK)
o GTD-1000TF 1100 mã lực (820 kW) (T-80B, T-80BK; đến năm 1980 thì trang bị cho T-80BV, T-80BVK)
o GTD-1000M 1200 mã lực (895 kW) (T-80A)
o GTD-1000F 1100 mã lực (820 kW) (T-80U)
o GTD-1250 1250 mã lực (932 kW) (T-80U, dùng từ năm 1992)

Riêng T-80 UD dùng động cơ diesel 6TD 1.006 mã lực (750 kW), 2 thì 6 xilanh, đa nhiên liệu, làm mát bằng chất lỏng

* Hệ thống giảm xóc: bánh xích
* Sức kéo:
o 21,7 mã lực/tấn (16,2 kW/tấn) (T-80)
o 20,4 mã lực/tấn (15,2 kW/tấn) and 22,4 mã lực/tấn (16,7 kW/tấn) (kể từ năm 1980, T-80B)
o 25,2 mã lực/tấn (18,8 kW/tấn) (T-80BV)
o 26,5 mã lực/tấn (19,8 kW/tấn) (T-80A)
o 24,7 mã lực/tấn (18,4 kW/tấn) (T-80U)
* Tầm hoạt động:
o 335 km, 600 km with extra tanks (đường nhựa) (T-80)
o 370 km, 500 km with extra tanks (đường nhựa) (T-80B)
o 500 km, 900 km with extra tanks (đường nhựa) (T-80U)
o 580 km (đường nhựa) 450 km (đường gồ ghề) (T-80UD)
* Tốc độ:
o 70 km/h (đường nhựa), 48 km/h (đường gồ ghề) (T-80)
o 70 km/h (đường nhựa), 40 km/h (đường gồ ghề) (T-80B, T-80U)
o 65 km/h (đường nhựa), 45 km/h (đường gồ ghề) (T-80UD)

[sửa] Lịch sử sản xuất

Sự ra đời của T-80 có liên quan tới quá trình đưa động cơ tuốc bin khí vào sử dụng trong bộ đội tăng thiết giáp Liên Xô. Chúng ta được biết T-80 là loại tăng chủ lực đầu tiên của Liên Xô dùng động cơ tuốc bin khí. Nhưng kế hoạch chế tạo xe tăng dùng động cơ loại này đã có từ năm 1949, thiết kế bởi kỹ sư nhà máy Kirov tên là A. Ch. Stariostienko. Có điều, chất lượng của động cơ tuốc bin khí lúc đó lại quá tệ hại, rối cục dự án chỉ là dự án. Nhưng năm 1955 cũng tại nhà máy Kirov, hai động cơ mẫu công suất 1000 mã lực đã được chế tạo thành công dưới sự chỉ đạo của G.A.Oglobin. Đến năm 1957 thì đội thiết kế xe tăng của kỹ sư nổi tiếng Z.J.Kotin lại cho ra đời hai mẫu tăng dùng tuốc bin khí tên là Obyekt 278 (kế hoạch 278) dựa trên các mẫu tăng hạng nặng IS-7 và T-10. Động cơ mới đã nâng tốc độ xe lên 57,3km/h nhưng xe chỉ chạy được 300 km do bình xăng nhỏ (1950 lít). Obyekt 178 sau đó bị đình chỉ và được xem như mẫu thử nghiệm. Năm 1963 ở nhà máy Uralvagonzavod nhóm của L.N.Kracew thiết kế mẫu Obyekt 167 động cơ tuốc bin khí GTD-3T 801 mã lực.

Khi T-64 đã thay thế vai trò của xe tăng hạng nặng như IS-7 và T-10 thì người ta cũng thử sản xuất những mẫu T-64 mới mang động cơ tuốc bin khí. Cùng năm 1963 tại cục thiết kế Morozov mẫu T-64T thử nghiệm dùng động cơ GTD-3TL 700 mã lực được sản xuất đồng thời với T-64 dùng động cơ truyền thống. T-64T được thử nghiệm cho đến năm 1965. Năm sau mẫu tăng bắn tên lửa Obyekt 288 ra đời, mang 2 động cơ GTD-350 với tổng công suất 691 mã lực. Tuy nhiên, ngay sau đó người ta nhận ra rằng hệ thống 2 động cơ cũng không tốt hơn hệ 1 động cơ, nhất là những động cơ được sản xuất tại nhà máy Kirov KB-3 (LKZ) hay WNII Transmasz kế từ năm 1968 trở đi. Thí dụ như mẫu T-64T “Obyekt 291 SP1” (1969) do nhà máy LKZ chế tạo trang bị động cơ GTD-1000T công suất tới 1000 mã lực. Đến đây thì một vấn đề mới phát sinh: hệ thống bánh xích cũ không còn phù hợp với các loại động cơ mới công suất cực lớn và việc xe tăng Liên Xô càng ngày càng nặng. Thế là, cùng năm, mẫu T-64 “Obyekt 291 SP2” ra đời với đĩa bánh xích truyền động (drive sprocket) to hơn, thêm trục lăn hồi chuyển (return roller) và số bánh xích tăng từ 4 lên 5 cặp. Cấu trúc tháp pháo, súng chính 2A46 125mm, hệ thống nạp đạn tự động, nơi chứa đạn và một số trang bị khác được thiết kế giống T-64A. Obyekt 291 SP2 được LKZ liên tục cải tiến suốt bảy năm sau đó, rồi cuối cùng chính thức đi vào hoạt động dưới cái tên T-80.

Như vậy, rõ ràng T-80 là một hậu duệ trang bị động cơ tuốc bin khí của T-64 nên, dĩ nhiên nó mang những tính năng đặc trưng của dòng họ mình. Có một điều thú vị là nhiều chuyên gia quân sự, nhất là phương Tây hay lầm lẫn giữa T-64, T-80 với một xe tăng nổi tiếng khác của Liên Xô: T-72. Lầm cũng phải, vì các xe tăng Liên Xô từ T-62 trở đi thường hao hao như nhau. Đặc biệt bộ ba T-72, T-64, T-80 nếu không để ý thì cứ tưởng là cùng một xe (mặc dù T-64 ngắn hơn T-80 chừng 90cm), các mẫu nâng cấp về sau lại càng khó nhận biết. Nhưng thực chất là hai dòng này khác nhau hoàn toàn. Chúng chỉ giống nhau vẻ bề ngoài mà thôi.

* T-80 là hậu duệ trực tiếp của T-64, còn T-72 là bản nâng cấp của T-62 cộng thêm một số trang thiết bị của T-64. Vì vậy cấu trúc bên trong của T-72 khác biệt rõ rệt so với T-64 và T-80.
* T-80 và T-64 chỉ được sản xuất hạn chế, hiếm xuất khẩu, thường trang bị cho những lực lượng tinh nhuệ của Liên Xô và chỉ đóng ở những vùng xung yếu của các nước khối Warswav (như Đông Đức). T-72 thì được sản xuất đại trà, đóng vai trò như xương sống của bộ đội tăng thiết giáp Liên Xô cùng nhiều quốc gia khác. Vì vậy T-80, T-64 mạnh hơn nhưng đắt, nặng, phức tạp, khó sản xuất hơn T-72.
* T-72 cùng hậu duệ của nó là T-90 được sản xuất tại nhà máy Uralvagonzavod tại Niznhy Tagil, còn T-64, T-80 được thiết kể bởi cục SKB-2 tại nhà máy Kirov ở Leningrad (LKZ), về sau chuyển giao cho cục Omsk Transmask ở Siberia.

Do các tính năng mới ưu việt của nó, T-80 xứng đáng là người viết tiếp những huyền thoại về T-64. Thật vậy, trong suốt hơn một phần tư thế kỷ tồn tại, T-80 cùng với T-72 và T-90 là những xe tăng chủ lực của quân đội Liên Xô và Nga sau này. Tuy nhiên, dù được liên tục cải tiến và nâng cấp, T-80 và T-72 đang dần dần trở nên lạc hậu trong khi T-90 chỉ là giải pháp tình thế (mặc dù là giải pháp tình thế rất hiệu quả). Hiện tại, giới quân sự Nga đang chán ngán dòng T-80, nhất là do động cơ tuốc bin khí của nó tốn quá nhiều nhiên liệu (đặc biệt trong cuộc các chiến tranh Chesina gần đây, điều này càng không thế chấp nhận được. Các mẫu T-80BV thật sự thể hiện rất kém cỏi trong mặt trận này). Thêm nữa, T-90 mặc dù là giải pháp tình thế nhưng đã tỏ ra hiệu quả hơn, nó đã được trang bị rộng rãi cho quân đội Nga và được nhiều nước ưa chuộng. Nhu cầu trong nước về T-80 giảm nhanh chóng trong khoảng thời gian gần đây khiến cục Omsk Transmask, nơi sản xuất T-80 gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Omsk đang cố gắng hướng tới những khách hàng ngoại quốc tiềm năng hơn, dẫn tới việc là T-80 đang dần được sản xuất theo hướng chủ yếu là xuất khẩu (một điều thú vị là việc này lại trái với truyền thống xưa nay của T-64 và T-80: xe tăng tinh nhuệ sản xuất trong nước, ít xuất khẩu).
[sửa] T-80UD ”Beryoza” (cây bulô)

Bài chi tiết: T-84

Song song với T-80U, năm 1985 cục Morozov ở Ukraine cũng cho ra đời mẫu T-80UD dùng động cơ diesel 6 xilanh 6TD-1 1000 mã lực. Mặc dù công suất thấp hơn động cơ tuốc bin khí nhưng hiệu suất cao hơn, đảm bảo hành quân tốt trên những chặng đường dài. Động cơ có thể chịu nóng tới 55 độ C và vẫn hoạt động tốt khi xe lặn sâu 1,8m. Mẫu xe tăng mới này mang tên T-80UD Beryoza (có nghĩa là cây bulô). T-80UD giống như T-80U, nhưng khoang động cơ, ống phun khói và nơi sắp xếp đồ vật ở tháp pháo có thiết kế khác. Khác T-80U, T-80UD vẫn dùng khẩu súng máy phòng không điều khiển từ xa của xa trưởng.

T-80UD được sản xuất chủ yếu ở nhà máy Malysheva đường phố Morozova Kharkov UA. Trong khoảng 1987-91 có 500 chiếc được chế tạo, trong đó đến 300 chiếc phục vụ trong quân đội Ukraine – nơi nó ra đời – sau khi Liên Xô tan rã. Vì vậy hình ảnh T-80UD gắn liền với Ukraine. Tuy nhiên, Nga lại chia sẻ bản quyền của T-80UD, thế là việc hợp đồng bán 320 chiếc T-80UD cho Pakistan bị đình trệ giữa chừng do Nga từ chối cung cấp tháp pháo cùng nhiều chi tiết khác cho Ukraine. Ukraine buộc phải tự phát triển các mẫu T-80UD 100% trong nước để có thể tự do bán "cây bulô" của mình. Đó cũng là lí do ra đời của T-84.
[sửa] T-80UM2

Bài chi tiết: Xe tăng Black Eagle

Phiên bản mới nhất của T-80U đang được phát triển là loại T-80UM2 hay Black Eagle, nhằm mục đích có khả năng chống lại các mục tiêu khi đang dừng hay đang chuyển động. Nó có tháp pháo thép đúc liền với giáp ERA ở trước thân và quanh tháp pháo, một hệ thống nạp đạn tự động và vị trí xếp đạn dược được dời ra khung tháp pháo để tăng tỷ lệ sống sót. Các cải tiến khác gồm một hệ thống kiểm soát bắn computer, ống ngắm hình ảnh nhiệt cho chỉ huy và pháo thủ và hệ thống Antene trả đũa tích cực.

Cùng với việc tìm kiếm khách hàng ngoại quốc, Omsk Transmask đang cố gắng lấy lại lòng tìn của quân đội Nga bằng những mẫu tăng mới hiện đại. Rất có thể T-80 sẽ lại tung cánh trên bầu trời Nga, nhưng xét tình hình Omsk Transmask hiện nay, việc chú đại bàng lông đen bị bán ra nước ngoài cũng không nằm ngoài dự đoán.
[sửa] Thông tin kỹ thuật
[sửa] Vũ khí

T-80 cũng được trang bị 6 tên lửa có điều khiển chống tăng: T-80B dùng hỏa tiễn chống tăng 9119 Korba (NATO gọi là AT-8 Songster) của T-64, T-80U thì dùng 9M119 Svir (AT-11 Sniper), 9M119M (AT-11B Refleks).Tầm hoạt động của tên lửa từ 100 đến 4.000m. Hệ thống được thiết kế để chống lại các xe tăng có trang bị ERA (Lớp bảo vệ nổ phản ứng) cũng như các mục tiêu bay thấp như máy bay trực thăng, trong phạm vi lên đến 5km. Hệ thống tên lửa bắn ra cả hai loại tên lửa 9M119 hay 9M119M, có hướng dẫn bán tự động bằng chùm laser.

T-80 sử dụng các phiên bản của khẩu pháo chính 125 ly nòng trơn 2A46 cùng với một hệ thống nạp đạn tự động (giống như “mốt” của dòng họ T trong nửa cuối thế kỷ 20) với ống bọc cách nhiệt bên ngoài, có thể bắn từ 6 đến 8 viên/phút. Nạp đạn thuỷ cơ học với băng đạn 28 viên. Trong xe có 45 viên đạn. Súng chính bắn đạn liều rời đặt trong vỏ chống bắt lửa. Đạn có thể là AP (Armour Piercing), APDS (Armour Piercing Discarding Sabot), HEAT (High Explosive Anti-Tank) và HE-FRAG (High Explosive-Fragmentation). T-80UD của Ukraina cũng trang bị khẩu 125 ly, nhưng kiểu KBA3.

Ngoài pháo chính, T-80 được trang bị một đại liên đồng trục PKT 7,62 ly và đại liên phòng không Utes (NVST-12.7) 12,7 ly điều khiển từ trong buồng của xa trưởng.Ngoài ra còn đại liên đồng trục PKT KT-7.62 7,62 ly và đại liên phòng không KT-12.7 12,7 ly dành cho T-80UD.
[sửa] Giáp trụ và hệ thống bảo vệ

Kế tục T-64, T-80 cũng dùng giáp composite. Composite T-80 dày hơn, có các lớp thép đúc + sợi thủy tinh và lớp thép đúc + phi kim, có thể chống đạn 120 ly. T-80B dùng giáp composite K với lớp gốm. T-80 U có váy bảo vệ với những tấm cao su chống mìn. Váy trước bọc giáp và dùng vỏ bọc hút sóng radar. Có 5 ống phóng lựu đạn khói nằm ở bên phải tháp pháo và 7 cái bên trái. T-80BV và T-80VK có thêm hệ thống hỗn hợp bảo vệ nổ phản ứng (gạch ERA) Kontakt-1, còn T-80U dùng Kontakt-5. UK, UE, UM dùng hệ thống bảo vệ Shtora. T-80UM1, UM2 trang bị hệ thống phòng thủ chủ động ARENA và Drozd.

Nói chung là giáp trụ của T-80 rất chắc chắn, đúng như trường phái tăng Liên Xô hiện đại. Việc này là nhờ vào kích cỡ thon gọn và dung tích tối ưu (đặc trưng của xe tăng T). Mặc dù to và nặng hơn T-72, T-90 khá nhiều nhưng so với xe tăng phương Tây và Mĩ như M1 Abrams, Leopard 2, Challenger,... thì T-80 vẫn rất “mi nhon”. Nhờ đó mà diện tích bề mặt cần bọc giáp nhỏ, nên mật độ giáp rất cao, lượng nguyên liệu cần dùng giảm, khối lượng xe tăng giảm đáng kể. Giống T-64, T-80 to hơn T-72 để cho khoang lái rộng, tổ lái được thoải mái, vì thế nó cũng nặng hơn.

Cũng như xe tăng Liên Xô, hòm đạn được đặt ở nơi an toàn nhất: trong khoang lái, dưới tổ lái, nằm trong ổ quay đạn. Bản thân ổ quay đạn cũng ở vị trí an toàn. Tuy nhiên, việc này lại gây nguy hiểm tính mạng cho tổ lái: khi hòm đạn bị bắn nổ thì mảnh đạn sẽ văng trúng binh sĩ gây thương vong, thậm chí còn hất tung tháp pháo lên trời. Viên đạn nằm ngoài thiết bị nạp cũng nguy hiểm: tổ lái hầu như không được bảo vệ khỏi những mảnh kim loại nóng phừng phừng khi chỗ nạp đạn bị bắn nổ, nhất là khi dùng vỏ đạn bằng chất bán cháy thay vì dùng đồng. Vì vậy thường người ta chỉ cho phép mang 28 viên đạn trong 1 xe (dù chứa được tới 40-45 viên), mặc dù điều này khiến T-80 tác chiến bất lợi hơn trong những nhiệm vụ có cường độ cao. Nhưng một số mẫu T-80UD của Uy Kiên dùng tháp pháo kiểu Phương Tây nên không có nhược điểm này.

T-80 cũng được bảo vệ các thanh vỏ giáp kiểu yếm xung quanh. Các biện pháp đối phó khác còn gồm chế độ chạy ít tiếng ồn và động cơ tuốc bin khí chạy nhiên liệu không khói, hệ thống cách nhiệt bên trên và bên dưới đã được cải tiến, thông gió cho hệ thống truyền động động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống phun khói và quạt khói.
[sửa] Hệ thống kiểm soát bắn và quan sát

Hệ thống kiểm soát bắn và quan sát của xe là loại 1A42 gồm hệ thống computer dẫn đường 1V517, hai hệ thống ổn định vũ khí thuỷ điện hai trục, ống ngắm tầm xa được ổn định trên hai trục cũng như một dụng cụ chỉ thị góc phương vị GPK-59 hydro-semicompass và một dụng cụ chỉ thị góc phương vị cho sự quay của tháp pháo. Hệ thống này cho phép bắn khi đang chuyển động.

T-80 có máy đo khoảng cách dùng laser, vị trí nhìn (visual key) to hơn. T-80 U được trang bị hệ thống ngắm hồng ngoại TO-1 KO-4 Buran-R và hệ thống ngắm ban ngày 1G46M cho pháo thủ; kênh tăng cường hình ảnh thay cho đèn hồng ngoại ở nóc tháp pháo dành cho xa trưởng.
[sửa] Tính cơ động và tốc độ

Như đã nói, T-80 được trang bị động cơ tuốc bin khí, nên công suất của nó thuộc loại cực cao của quân đội Liên Xô. Ban đầu là GT-1000T 1000 mã lực, sau đó tăng dần đến đỉnh điểm là GTD-1250 1250 mã lực của T-80U (chú ý là động cơ T-72 và T-90 hiện đại nhất chỉ là 1100 mã lực). Xung lực của T-80 có thể lên tới 26,5 mã lực/tấn (T-90 là 24 mã lực/tấn). GTD-1250 là động cơ ba trục với hai tầng nén khí. Có một động cơ GTA-18 phụ trợ độc lập khác dùng khi xe tăng đứng yên.

Vì vậy không ngạc nhiên khi T-80 cực kỳ cơ động (vận tốc tối đa 70km/h, trong khi T-90 là 65km/h). Nó chia sẻ danh hiệu “xe tăng bay” của xe tăng Leopard 2. Tất nhiên một số xe tăng phương Tây cũng dùng động cơ tuốc bin khí (M1 Abrams có công suất 1500 mã lực) nhưng kích thước và khối lượng của T-80 nhỏ hơn (nặng nhất là 50 tấn, còn M1 Abrams mi-nhon nhất là 61 tấn với kích thước gấp đôi) nên T-80 vẫn “bay” tốt hơn.

Hơn nữa, động cơ của T-80 có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu: từ xăng dùng cho động cơ phản lực đến xăng có chỉ số octane thấp, cho dầu diesel cũng chạy tốt. Động cơ cũng hoạt động khá ổn định, tuổi thọ cao, và GTD-1250 thì có thêm hệ thống tự loại bỏ bụi bẩn.

Có điều, công suất nào xăng nấy, động cơ tuốc bin khí ngốn quá nhiều nhiên liệu, ngay cả lúc xe đứng yên nó cũng “ăn” nhiên liệu dữ dội, nên phía Uy Kiên đã phát triển các bản T-80 và T-84 dùng động cơ diesel công suất thấp hơn một chút nhưng hiệu suất cao hơn, ít hao nhiên liệu. Nói chung T-80 của Uy Kiên vẫn giữ được danh hiệu “xe tăng bay” của dòng họ mình.

Để phù hợp với động cơ mới, T-80 có một hệ thống truyền lực kiểu hành tinh với hệ thống dẫn nước phụ (hydraulic servo-system) để tăng tính cơ động. Xích và hệ thống treo được trang bị kiểu xích RMSh và các bánh xe cao su để chạy trên đường, các lò xo treo giảm xóc có hai tầng giảm chấn chất lỏng lồng vào nhau.
[sửa] Các mẫu T-80 chủ yếu
Đặc điểm các mẫu T-80 chủ yếu T-80
(Ob'yekt 219) T-80B
(Ob'yekt 219R) T-80BV
(Ob'yekt 219RV) T-80A
(Ob'yekt 219A) T-80U
(Ob'yekt 219AS) T-80UD "Beryoza"
(Ob'yekt 478B)
Nặng
(tấn) 46 42.5 43.7[10] 51.9[11] 50.7[12] 46[13]
Dài
(mét) 7 6.98[12] 7.01[12] 7.085[13]
Rộng
(mét) 3.60[12] 3.58[12] 3.60[12] 3.56[13]
Cao
(mét) 2.20[12] 2.22[12] 2.20[12] 2.74[13]
Pháo chính 125 mm 2A46-1 smoothbore[10] 125 mm 2A46M-1 (D-81TM "Rapira-3") smoothbore[10] 125 mm KBA3 smoothbore[13]
Súng máy 7.62 mm PKT coaxial tank (1.250 rounds)[12]
12.7 mm NSVT anti-aircraft heavy (500 rounds)[12] 7.62 mm KT-7.62 coaxial (1.250 rounds)[13]
12.7 mm KT-12.7 anti-aircraft heavy (450 rounds)[13]
Tên lửa chống tăng ATGM
(gọi tên bởi NATO) Không 9M112 Kobra (AT-8 Songster) (6 missiles) 9M119M Refleks (AT-11B Sniper) 9M119 Svir (AT-11 Sniper) and 9M119M Refleks (AT-11B Sniper)
Động cơ GTD-1000T đa nhiên liệu[12] động cơ tuốc bin khí 1.000 mã lực (746 kW)[10] GTD-1000T (GTD-1000TF dùng cho T-80B bản 1980) multi-fuel[12] động cơ tuốc bin khí 1.000 mã lực (746 kW) (1.100 mã lực (820 kW) đối với GTD-1000TF)[10] GTD-1000TF đa nhiên liệu[12] động cơ tuốc bin khí 1.100 mã lực (820 kW)[10] GTD-1000M đa nhiên liệu[12] động cơ tuốc bin khí 1.200 mã lực (895 kW)[10] GTD-1000F (GTD-1250 dùng cho T-80U bản 1992) đa nhiện liệu[12] động cơ tuốc bin khí 1.100 mã lực (820 kW) (1.250 mã lực (932 kW) đối với GTD-1250)[10] 6TD twin-stroke, đa nhiên liệu, động cơ diesel 6 xi lanh làm mát bằng chất lỏng 1.006 mã lực (750 kW)[13]
Tốc độ
(cây số/giờ) 70 (đường nhựa)[12]
48 (đường gồ ghề) 65 (đường nhựa)[13]
45 (đường gồ ghề)[13]
Tầm hoạt động
(cây số) 500 (đường nhựa)
335 (đường gồ ghề)
600 (đường nhựa với bình nhiên liệu phụ) 500 km (đường nhựa)[12]
335 (đường gồ ghề)
900 (đường nhưạ với bình nhiên liệu phụ)[12] 580 km (đường nhựa)[13]
450 km (đường nhựa)[13]
Sức kéo
(mã lực/tấn (kW/tấn)) 21.7 (16.2) 23.5 (17.6)
(25.9 (19.3) đối với T-80B bản 1980) 25.2 (18.Cool 23.1 (17.2) 21.7 (16.1)
(24.7 (18.4) đối với T-80U bản 1992) 21.9 (16.3)

* Obyekt 219 : Việc thử nghiệm động cơ GTD-1000 đầu tiên được thực hiện trên thân xe T-64 với tên gọi Obiekt 219 sp.1 (sp là spetsifikatsiya, chi tiết), còn được gọi là Groza (Bão sấm). Trong suốt những lần thử nghiệm đầu tiên, Izotov than phiền rằng bộ phận chuyển động của T64 có thể hạn chế rất lớn tốc độ tiềm tàng của động cơ tua bin khí vì những bánh chịu lực và dải xích bằng kim loại bị rung lắc rất khủng khiếp khi xe chạy tốc độ cao. Vì vấn đề này, Obiekt được trang bị một hệ thống giảm sóc mới, nhưng nó vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn như của hệ thống giảm sóc của đối thủ T-72 từ Niszhni-Tagil. Phiên bản Obiekt 219 sp.2 đầu tiên với hệ thống giảm sóc mới được xuất xưởng năm 1971. Người ta đã chế tạo khoảng 60 xe tăng thử nghiệm được tiến hành từ 1968 đến 1971 nghiên cứu kết hợp rất nhiều hệ thống giảm sóc và linh kiện đi kèm. Vấn đề lọc bụi vẫn còn tồn tại, người ta khắc phục nó bằng cách sử dụng các diềm chắn cao su và nâmg cấp hệ thống lọc gió của động cơ. Năm 1973, đơn vị thử nghiệm giới thiệu một loại dộng cơ tua bin khí mới (để tăng cường khả năng cơ động của xe) có sức mạnh ngang bằng với T-64 nhưng động cơ này không đạt được yêu cầu thiết kế là 500 giờ hoạt động liên tục. Cuối 1972, chỉ 19 trên tổng số 27 động cơ được sản xuất hàng loạt đạt thời gian hoạt động khoảng 300 giờ. Trong những năm 1974-1975, tiểu đoàn thử nghiệm của Quân khu Volga than phiền rằng dù ngốn rất nhiều nhiên liệu như công suất hoạt động thực tế của động cơ lại quá thấp. Xe tăng mới cần bình xang phụ lớn để có thể đạt được tầm hoạt động cơ bản là 450km. Ngay cả với phiên bản Obiekt 219 sp.8 mới nhất, lượng nhiên liệu tiêu vẫn thụ cao gấp 1.6 đến 1.8 lần so với T-64A. Nền công nghiệp xe tăng Xô Viết tiến lên rất chậm chạp, một phần lý do là việc giải quyết các vấn đề với các chương trình T-64 và T-72 trong khi vẫn phải sản xuất hàng loạt T-55 và T-62 sau khi Ai Cập va Syrya bất ngờ mất quá nhiều tăng vào năm 1973 trong cuộc hiến Yom Kippur. Tháng 11 năm 1975, Bộ trưởng bộ quốc phòng, nguyên soái Andrei Grechko đã bác bỏ kế hoạch đưa Obiekt 219 vào sản xuất dựa trên lý do, hao tốn nhiêu liệu gấp đôi T-64A nhưng khả năng giáp và hỏa lực không hề thay đổi. Obiekt 219 có thể đã rơi vào quên lãng như nhiều dự án thất bại khác nhưng tháng 4-1976, Grechko qua đời và Dmitry Ustinov được bổ nhiệm thay thế. Việc bổ nhiệm Ustinov là một trường hợp ngoại lệ đầu tiên trong truyền thống quân đội Xô Viết, Ustinov không phải là chỉ huy chiến trường, mà là người đứng đầu nền sản xuất quốc phòng Xô Viết kể từ thế chiến thứ 2. Ustinov là một trong những người ủng hộ hăng hái nhất việc chuyển đổi sử dụng động cơ tua bin khí thay từ giữa thập niên 60, và Obiekt 219 chính là đứa con cưng của ông ta. Kết quả đến khá nhanh, tháng 8 năm 1976, Obiekt 219 bất ngờ được chấp thuận được đưa vào sản xuất với tên T-80 do quân đội đặt.
* T-80 (1976): Các vấn đề nổi cộm trong khi thử nghiệm được để sang một bên để được giải quyết khi sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất T-80 bắt đầu tiến hành tại Leningrad(LKZ) thay thế cho T-64A. Đã từng có một kế hoạch chuyển đổi Nhà Máy Số 13 tại Omsk từ sản xuất T-55 thành sản xuất T-72, nhưng nó đã bị thay đổi, nhà máy cũng được chuyển sang sản xuất T80. Cuối cùng, Ustinov cũng đã lên kế hoạch chuyển nhà máy Kharkov sang sản xuất T-80. Ustinov không hề có hứng thú với T-72 chi phí thấp của Nizhni-Tagil nhưng công nhận sự cần thiết của một tùy chọn có tính kinh tế để thay thế các dòng xe tăng cũ hơn như T-54, cũng như là một sự huy động với giá rẻ trong trường hợp có chiến tranh. Nhưng Ustinov khẳng định sự ưu tiên hàng đầu trong đổi mới như hệ thống điều khiển hỏa lực mới được tích hợp trên T-80 chứ không phải cho T-72. Quyết định sản xuất T80 được đưa ra lúc Aleksandr Morozov về hưu tháng 5 năm 1976 và chương trình T-74 NST bị loại bỏ. Trên phiên bản gốc, T-80 được trang bị hỏa lực giống như T-64A, nó dùng đúng loại tháp pháo với máy đo xa quang học. Nhưng giá thành nó cực kì đắt: 480 000 rúp trong khi T-64A chỉ 143 000 rúp. Đối với việc điều khiển tháp pháp và hỏa lực, T-80 đã đi sau T-64 của Kharkov đã được nâng cấp thành T-64B với hệ thống điều khiển hỏa lực kết hợp một máy đo xa bằng laser và có khả năng phóng tên lửa điểu khiển Kobra từ năm 1976. Kết quả là việc sản xuất T-80 diễn ra rất ngắn, từ 1976 đến 1978 tại nhà máy Leningrad Kirov (LKZ). Tài liệu được giải mật từ Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990 cho thấy, chỉ khoảng 112 xe T-80 ở phía Tây dãy Ural, điều này chứng tỏ, tổng số lượng T-80 được sản xuất chỉ khoảng dưới 200 chiếc.
* T-80B (1978): Từ khi Ustinov quyết định chuyển việc sản xuất xe tăng T-80 thay cho các loại khác ( trừ nhà máy Uralvagon ở Nizhni Tagil), việc nâng tiêu chuẩn cho hệ thống điều khiển hỏ lực lên chuẩn của T-64B trở nên rất cấp bách. Do sự cạnh tranh giữa cá nhà máy, Leningrad tỏ ra thích đưa các tính năng tiên tiến của T-64B vào T-80 hơn là dùng loại tháp pháo nguyên bản của Kharkov. Kobra là loại tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên bắn qua nòng pháo được trang bị trong quân đội Xô Viết. Nó bắt đầu được phát triển từ năm 1960 vì sự ám ảnh của Khruschev với tên lửa và niềm tin của ông ta vào tương lai của việc trang bị tên lửa trên xe tăng. Đầu tiên, Xe tăng được trang bị tên lửa chống tăng thông thường, nhưng việc áp dụng điều này đã làm cho các nhà thiết kế đặt ra câu hỏi liệu có nên để một chiếc xe tăng mang ít tên lửa hơn mang đúng số lượng đạn dược thông thường. Thế hệ đầu tiên của tên lửa bắn qua nòng pháo không được chấp thuậ, và thế hệ tiếp theo được bắt đầu vào ngày 20 tháng 5 năm 1968 dựa trên cấu hình pháo D-81 Rapira 125mm. Tên lửa dẫn bắn bằng vô tuyến Kobra được phát triển bởi A.E.Nudeman của viện thiết kế Tochmash ở Matxcơva, trong khi loại dẫn đường bằng hồng ngoại là Gyurza được phát triển bởi .P.Nepobidimy của Viện Thiết Kế Công Nghiệp(Konstruktorskoye Biuro Mashinostroeniya: KBM) ở Koloma. Gyurza bị đánh giá là có thiết kế quá cấp tiến, vượt xa công nghệ tại thời điểm đó có thể hỗ trợ nên bị dừng lại vào tháng 1 năm 1971 và tập trung tất cả vào phát triển Kobra. Lần bắn thử đầu tiên của Kobra trên T-64A cải tiến được tiến hành vào tháng 2 năm 1971, và hệ thống 9K112 Kobra được đồng ý trang bị cho loại T-64B mới vào năm 1976. Tên lửa 9M112 được chia thành hai phần trong băng chuyền của hệ thống nạp đạn tự động, phần phía trước mang đầu đạn và động cơ đẩy, phần đuôi mang hệ thống điều khiển bay và bộ vận dẫn đường cùng với ống phóng 9D129 dùng để tống tên lửa ra khỏi nòng. Khi tên lửa được đưa vào nòng bằng hệ thống nạp đạn tự động, cả hai phần sẽ được nối với nhau, tầm bắn hiệu quả của Kobra là 4km đối với mục tiêu xe tăng, và 5km với mục tiêu là máy bay trực thăng bay cao dưới 500m (nhưng phải bắn trong chế độ bắn đặc biệt). Hệ thống điều khiển tên lửa dùng 2 tầng số điều khiển từ ăng ten chỉ huy GTN-12 nằm trong một hộp bảo vệ đặt bên phải của mặt trước tháp pháo. Vì giá tên lửa rất cao nên nên mỗi xe tăng chỉ được trang bị vài tên lửa, thông thường mỗi xe có 4 tên lửa trong tình trạng chiến đấu. Năm 1975, giá mỗi tên lửa Kobra là 5000 rúp ( thời điểm đó, một động cơ xe tăng chạy dầu diesel giá chỉ 9000 rúp). Thập niên 90, hệ thống tên lửa Kobra được nâng cấp lên tên lửa 9M128 Agona có đầu đạn xuyên 600 đến 650mm giáp. Phiên bản Obiekt 219R được nâng cấp thế hệ giáp tấm mới nhất của Liên bang Xô Viết lúc bấy giờ trên tháp pháo với tên gọi “Tổ hợp K”, được cấu tạo từ một khoang trong lớp giáp thép đúc ở mặt trước tháp pháo với các que gốm từ loại sứ siêu bền (ultrafarforov) kết dính lại. Kiểu giáp tấm thế hệ 3 này là cuộc cách mạng của thế hệ giáp tấm, phát triển bởi Học viện Nghiên Cứu Khoa Học Thép (Nauchno Ispytatielniy Institut Stali: NII Stali), hai thế hệ đầu trên T-64 sử sụng nhôm trong khoang chứa, sau đó dùng các viên sứ kết dính bằng chất kết dính kim loại. Tổ hợp K cho khả năng bảo vệ tương đương 550mm thép ở mặt trước tháp pháo. Dốc nghiêng trước sử dụng một loại thép tấm khác bao gồm 80mm giáp thép, tiếp phía sau là 105m nhựa gia cố thủy tinh, sau là 20mm giáp thép, có khả năng bảo vệ tương đương 500mm thép bao gồm cả độ dốc. Tất cả các loại giáp composite này đều nhằm mục đích bảo vệ xe tốt hơn khi so sánh với các loại giáp thông thường khi chống lại các loại đạn chống tăng đầu nổ lõm (HEAT). Obiekt 219R được chấp thuận đưa vào trang bị của quân đội Xô Viết với tên gọi T-80B và bắt đầu được sản xuất tại nhà máy Leningrad Kirov (LKZ) cùng năm đó để thay thế cho dòng T-80. Nhà máy Omsk bắt đầu sản xuất T-80B năm 1979, thay thế cho việc sản xuất T-55 xuất khẩu.Nhà máy Omsk đồng thời được chỉ định phát triển Obiekt 630, phiên bản xe chỉ huy của T-80B, T-80BK. Phiên bản xe chỉ huy được tích hợp thêm hệ thống định vị mặt đất ăng ten chỉ huy. T-80B trở thành dòng xe thông dụng nhất trong các dòng sản phẩm T-80, và là phiên bản đầu tiên được quyết định trang bị cho các lực lượng Xô Viết đóng tại Đức (GSFG) năm 1981. NATO lần đầu tiên thấy T-80B tiến vào Đức tháng 4 năm 1983 gần Halle, là xe của Trung đoàn xe tăng số 29 thuộc sư đoàn tăng số 9, tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và các đơn vị của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 8 vào năm 1984. Năm 1985, mỗi sư đoàn của tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 1 và số 8 nhận thêm một ít T-80B. Theo tài liệu giải mật của Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990, có 3518 T-80B và 217 T-80BK chỉ huy phục vụ phía Tây dãy Ural, 217 T-80BK chỉ huy, cộng thêm 617 xe được nâng cấp lên chuẩn T-80BV, tổng cộng có khoảng 4352 xe, chiếm 90% toàn số lượng T-80. Có rất ít T-80 đóng ở phía Đông dãy Ural, ngoại trừ số lượng nằm tại Omsk trong các kho dự trữ và các trường tập lái.
o T-80BV (1986): Trong suốt cuộc chiến tại Li-Băng năm 1982, lần đầu tiên trong lịch sử Israel sử dụng tăng lắp giáp phản ứng nổ (ERA). Thế hệ ERA đầu tiên được thiết kế để vô hiệu hóa đầu đạn nổ lõm. Đầu đạn nổ lõm khác đầu đạn thông thường ở chỗ, nó định hình thuốc nổ trong một hình chóp nón trước đầu đạn. Khi đầu đạn chạm nổ, khối thuốc nổ sẽ phá vỡ chóp nón kim loại, tạo một thành luồng nổ hình mũi tên có hạt nhân thép bên trong, đâm xuyên qua các lớp giáp thép thông thường. Viên gạch ERA là gồm một hộp kim loại đặt tại những góc mà xe hay trúng đạn nhất. Nhân bên trong bao gồm thuốc nổ dẻo và các miếng thép. Khi đầu đạn HEAT chạm vào ERA, thuốc nổ dẻo bên trong phát nổ, đưa các miếng thép ra trước luồng xuyên của đầu đạn lõm, làm giảm ảnh hưởng của đầu đạn. Học viện nghiên cứu NII Stali đã phát triển loại giáp này từ thập niên 60 nhưng nó không được ưa chuộng và không được sử dụng. Sự xuất hiện của loại Blazer ERA của Israel năm 1982 đã làm quân đội Xô Viết chú ý và quyết định trang bị nó cho xe tăng chủ lực Xô Viết. Đặc biệt là lực lượng đồn trú tại Đức (GSFG). ERA của NII Stali được mật danh là “Kontakt” và đưa vào trang bị thế hệ đầu tiên 4S20. NII Stali ước tính giáp Kontakt có thể giảm thiệt hại đến khoảng 86% từ đầu đạn tên lửa 125mm, 58% với đạn HEAT, và 92% với đạn hỏa tiễn chống tăng hạng nhẹ (LAW-93mm). Kontakt nhẹ hơn Blazer của Israel và NII Stali nâng hiệu quả cao hơn 15%. Kontakt bắt đầu được trang bị trên xe tăng Xô Viết năm 1983 và được trang bị cho lực lượng đồn trú tại Đức năm 1984. Năm 1985, Leningrad Kirov bắt đầu sản xuất T-80B với giáp Kontakt, đặt tên là T-80BV (Obiekt 219RV), phiên bản xe tăng chỉ huy tên là T-80BVK. Kí tự V thêm vào để chỉ từ “Nổ” (vyzryvnoi). Trong thời gian bảo trì định kì, những chiếc xe cũ được lắp thêm các khối Kontakt. Theo tài liệu giải mật của Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990, có khoảng 594 T-80BV và 23 T-80BVK phục vụ phía Tây dãy Ural, chiếm khoảng 13% số lượng T-80. Xe T-80 BV được trang bị cho các sư đoàn ở tuyến đầu, trong đó có các sư đoàn thuộc tập đoàn quân Phương Bắc đóng tại BaLan, gồm sư đoàn Súng trường Cơ Giới Cận Vệ Vitebsk ở Paromenia và sư đoàn xe tăng số 20 Zvenigorod đóng tại Silesia. Trong ảnh là T-80BV trong cuộc tập trân của tập đoàn quân Phương Bắc tại Ba Lan, có thể thấy, trong thời bình, giáp Kontakt không được gắn diềm hai bên hông xe, mà chỉ gắn ở tháp pháo.
* T-80A (1982): động cơ GTD-1000M 1200 mã lực, hệ thống 9K119 điều khiển bắn ATGM 9M119M Refleks, một số chốt trục cho đại liên phòng không NVST, ... T-80 A chứa nhiều đạn hơn T-80B (40 so với 38). Có một số chi tiết của T-80U tương lai: giáp tốt hơn, hệ thống điều khiển bắn mới, thiết bị ngắm 1G46 của pháo thủ. Vì vậy T-80A nặng hơn 2,8 tấn. Năm 1984 dùng gạch ERA giống T-80BV (nhưng không có thiết bị điều khiển bắn trên nóc tháp pháo).
* T-80U (Uluschenniy) (1986): bản nâng cấp của T-80A. Trang bị gạch ERA Kontakt-5 chống được đạn động năng (một số bản cũ vẫn dùng Kontakt-1). Thiết bị ngắm 1G46, tháp pháo mới, động cơ GTD-1000F 1200 mã lực. Hệ thống 9K120 điều khiển 9M119M Refleks và 9M119 Svir. Đại liên phòng không NVST được điều khiển từ xa trong tháp pháo giống như T-64. kênh tăng cường hình ảnh thay cho đèn hồng ngoại ở nóc tháp pháo dành cho xa trưởng. Thiết bị chỉ định laser đặt ở nóc xe, phía trước chỗ của xa trưởng và nằm trong một cái hộp bảo vệ hình chữ nhật. Nó phóng ra một chùm laser đã được điều chỉnh. Váy bảo vệ hông được bọc giáp ở phần che phủ 3 bánh trước và có tay cầm để nhấc lên. Váy trước có giáp chống sóng ra-đa. Các núm cao su ở trước xe chống lại mìn (loại có ngòi nổ tay đòn nghiêng tilt-rod fuse) và đạn HEAT. Nóc tháp pháo có thêm lớp bảo vệ. Ghế lái xe được treo lên nóc để tránh mìn. Hai cụm ống xả khói mù 81 ly 902B Tucha nằm hai bên tháp pháo. Có những họa tiết ngụy trang. Năm 1992 có thêm ống thông hơi “Brod-M” và động cơ mới GTD-1250D.
o T-80UK: Xe tăng chỉ huy T-80UK có thêm khả năng chỉ huy và kiểm soát trên chiến trường và có đường liên lạc lên cấp chỉ huy cao hơn. Nó tương tự như T-80U nhưng có một số tính năng phụ trợ. Nó được lắp bộ đối phó Shtora-1 cùng loại được lắp cho loại T-90. Shtora-1 do Electronintorg của Nga sản xuất. Hệ thống này gồm máy nhiễu âm hồng ngoại, hệ thống cảnh báo laser, hệ thống vô hiệu hoá lựu đạn và một hệ thống kiểm soát bắn computer. Tầm hoạt động 200m. Xe có một ăng ten tích hợp lưỡng cực đối xứng dùng được cho thông tin trên cả băng tần UHF và HF. Ăng ten này có tầm hoạt động tốt hơn khi xe đứng yên – lên tới 40km cho sóng vô tuyến R-163-50U và 350 km cho sóng vô tuyến R-163-50K. Một máy phát điện chạy bằng benzene AB-1-P28 1kW cung cấp năng lượng cho hệ thống thông tin khi xe đứng yên. T-80UK cũng có một hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, nạp đạn tự động, bảo vệ tháp pháo ERA gắn liền và hỗ trợ lội nước TNA-4-3.
o T-80UM: hệ thống điều khiển bắn mới đối với tên lửa 9M119M Refleks, thiết bị nhìn hồng ngoại “Agava-M1” (có thể “Agava-2” hoặc “Buran-R”) thay cho L-4 “Luna”.
+ T-80UM1 “Bars” (báo tuyết): mẫu thử nghiệm năm 1997 với hệ thống phòng thủ chủ động mới Zaloga 2000:4.
+ T-80UM2: xem xe tăng Black Eagle
* T-80UD “Beryoza” (1985): Mẫu T-80 của Uy Kiên với động cơ diesel 6TD 1006 mã lực (750 kW). Dùng gạch ERA Kontakt-1 hoặc Kontakt-5.
o T-84 (1994): Xem T-84.

[sửa] Chú thích

1. ^ David Axe, “By Land, Air, Sea & PC, Georgia Tried to Match Russian Arsenal”, in Popular Mechanics, August 13, 2008.
2. ^ Foss 2005, p.89.
3. ^ a b Foss 2005, p. 94.
4. ^ Dejong 1995
5. ^ a b c d e f g h i j k Foss 2005, p. 93.
6. ^ T-80 Standard Tank, p14-24.
7. ^ a b Baryatinsky, p 95.
8. ^ "T-80U Main Battle Tank" Army Technology
9. ^ Baryatinsky, p 23.
10. ^ a b c d e f g h "Czołgi Świata" (World's Tanks or Tanks Of The World) magazine issue 8
11. ^ "JED The Military Equipment Directory"
12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Gary.27s_Combat_Vehicle_Reference_Guide
13. ^ a b c d e f g h i j k l "Kharkiv Morozov Machine Building Design Bureau", manufacturer's website

Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:28 pm

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 300pxt90armyrecognition
Xe tăng T-90S của Nga
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga T90loinuoc
T-90 đang lội nước trong một cuộc thử nghiệm tại Nga
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 220pxt90enginemay
Động cơ T-90.
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 230pxiat90inactiontaptr
T-90 Bhishma của Ấn Độ đang biểu diễn trên thao trường
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 230pxindianarmyt90
Xe tăng T-90 Bhisma của Ấn Độ, sản xuất dựa trên T-90S của Nga
Loại Xe tăng chiến đấu chủ lực
Quốc gia chế tạo Nga
Lược sử hoạt động
Quốc gia sử dụng Nga, Ấn Độ
Lược sử chế tạo
Nhà thiết kế Phòng thiết kế Kartsev-Venediktov ở nhà máy Uralvagonzavod
Năm thiết kế 1993
Nhà sản xuất nhà máy Uralvagonzavod
Giá thành 35,226,000 rúp
2,230,000 USD (tháng 1, 2007)[1]
Giai đoạn sản xuất 1995 - nay
Thông số kỹ chiến thuật
Trọng lượng 46,5 tấn
Chiều dài 9,53 mét (31,27 feet)
Chiều rộng 3,78 mét (9,12 feet)
Chiều cao 2,22 mét (7,28 feet)
Kíp chiến đấu 3
Bọc giáp Giáp hỗn hợp tuyệt mật, kết hợp giữa thép-vật liệu compostie-giáp phản ứng
Vũ khí chính Pháo 125 ly nòng trơn với khả năng bắn ATGM thường là loại 9M119 Svir
Vũ khí phụ Đại liên đồng trục 7,62 ly
Đại liên phòng không 12,7 ly
Động cơ Sử dụng các loại động cơ Diesel 12 xilanh, như:
Mẫu 84 V-84[2]

V-92[2]
V-96[2]
840 mã lực (626 kW) đối với động cơ Mẫu 84 V-84[2]
950 mã lực (708 kW) đối với động cơ V-92[2]
1100 mã lực (820 kW) đối với động cơ V-96[2]
Công suất/trọng lượng 18,1 mã lực/tấn (13.5 kW/tấn) đối với động cơ Mẫu 84 V-84

20,4 hp/tấn (15.2 kW/tấn) đối với động cơ V-92
23,7 hp/tấn (17.6 kW/tấn) đối với động cơ V-96
Hệ thống treo bánh xích
Tầm hoạt động 650 cấy số[1]
Tốc độ 65 cây số/giờ[2]


XE TĂNG T90

Xe tăng chiến tranh chủ lực T-90 là loại hiện đại nhất của quân đội Nga, được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là T-88. Mặc dù theo quan sát của các nước phương Tây, T-90 là một mẫu xe tăng hoàn toàn mới, nhưng thật ra nó là bản nâng cấp của xe tăng T-72 và được trang bị một số thiết bị của T-80. Mặc dù chỉ là giải pháp tình thế, T-90 đã nhanh chóng trở thành mẫu tăng chủ lực của quân đội Nga và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng[3].
Mục lục
[ẩn]

* 1 Lịch sử ra đời và phát triển
* 2 Thông tin kỹ thuật
o 2.1 Vũ khí
o 2.2 Giáp trụ và các thiết bị bảo vệ
+ 2.2.1 Tính an toàn
o 2.3 Tính cơ động
* 3 Các biến thể
o 3.1 Ấn Độ và T-90 Bhisma
o 3.2 Xuất khẩu
o 3.3 Các biến thể của T-90
* 4 Số lượng phục vụ
* 5 Xem thêm
* 6 Chú thích
* 7 Tài liệu tham khảo
* 8 Liên kết ngoài

[sửa] Lịch sử ra đời và phát triển

T-72 và T-80 là hai loại xe tăng nổi tiếng của thế giới và là niềm tự hào của bộ đội tăng thiết giáp Xô Viết. Nhưng kể từ cuối thập niên 80 trở đi, chúng bắt đầu có dấu hiệu lạc hậu và đến thập niên 1990 và 2000, những dấu hiệu lạc hậu đó đã trở nên rõ ràng hơn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng Nga đang trải qua "khủng hoảng xe tăng"[4]. Yêu cầu phát triển những mẫu tăng thế hệ mới hơn là cần thiết. Một vấn đề nữa là, trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng sau khi Liên Xô tan rã, Nga không thể cùng một lúc sản xuất 2 loại tăng T-72 và T-80 với năng suất như trước mà chỉ chế tạo cầm chừng với số lượng nhỏ (Omsk Transmask chế tạo 5 chiếc T-80U, Niznyl Tagil chế tạo 15 chiếc T-72, chưa kể một số chiếc khác được chế tạo với mục đích xuất khẩu).

Giới quân sự Nga đã thực hiện một cuộc lựa chọn khó khăn: mẫu tăng mới sẽ dựa trên dòng "số lượng" T-72 hay dòng "chất lượng" T-80 ? Thế rồi cuộc chiến tranh Chesnia đã cho lời giải đáp: các mẫu T-80BV thế hiện cực kỳ kém cỏi trong cuộc chiến[5]. Mặc dù tổn thất của quân Nga phần nhiều là do chiến thuật, do T-80BV không được trang bị đúng mức, và T-72 cũng chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến, nhưng T-80 thể hiện tệ hơn những gì mà giới quân sự Nga dự đoán. Các vấn đề lớn của T-80 vẫn còn đó: chi phí quá cao và động cơ quá ngốn nhiên liệu. Cuối cùng, mẫu T-72 được lấy làm nền tảng nâng cấp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên nhiều chi tiết kỹ thuật của các mẫu T-80 tân tiến vẫn được áp dụng cho mẫu tăng mới này.

Chiếc xe tăng này mang tên là T-90, nó cũng là loại tăng hiện đại nhất trong kho vũ khí quân đội Nga, được sản xuất với số lượng nhỏ vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi là Obyekt 188 do nhóm thiết kế của Vladimir Ivanovich Potkin nghiên cứu từ năm 1989. Chi tiết hơn, Obyekt 188 là một bản nâng cấp của mẫu tăng thử nghiệm Obyekt 187, đáng tiếc là chiếc 187 không được đưa vào sản xuất đại trà do nên kinh tế của Nga bị khủng hoảng sau khi Liên Xô sụp đổ. Chiếc T-90 được phát triển bởi Phòng thiết kế Kartsev-Venediktov tại Xưởng Vagonka ở Nizhniy Tagil. Ban đầu nó tên là T-72BU, tức đơn thuần là một bản năng cấp của T-72BM, tuy nhiên sau khi chứng kiến cảnh T-72 bị đập tơi tả trong chiến tranh Iraq 1991 và chiến tranh Chechnya 1992, nó được sửa thành T-90 để không bị ảnh hưởng bởi "tiếng xấu" trên thị trường. Hệ thống điều khiển bắn tân tiến và phức tạp hơn của T-80 cũng được trang bị cho T-90 vì cùng lý do này.

T-90 là một giải pháp tạm thời, trong giai đoạn chờ sự xuất hiện của những chiếc xe tăng tân tiến sản xuất tại Nizhny Tagil và Omsk Transmask vốn bị trì hoãn bởi sự thiếu hụt kinh phí. Lúc đầu được chế tạo nhờ chủ yếu ở giá thành thấp hơn, T-90 có thể vẫn sẽ được sản xuất với số lượng nhỏ giữ dây chuyền sản xuất tiếp tục hoạt động cho tới khi các mẫu thiết kế khác hoàn thành, ví dụ như T-95 và T-80UM2 Black Eagle. Có thể nói T-90 được xem là một bước đệm giữa hai thế hệ xe tăng của Nga.

Mặc dù vậy, T-90 thật sự lại tỏ ra hiệu quả, ít ra là trong con mắt của giới quân sự Nga hiện giờ, đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó là T-80 thể hiện quá yếu kém trong cuộc chiến tranh Chechnya nặm 1992. Tháng 1/1996, lãnh đạo Ban Giám đốc lực lượng Tăng thiết giáp trực thuộc Bộ Quốc phòng, tướng Alexandre Galkin cho biết T-90 đã được lựa chọn là nòng cốt của lực lượng Tăng thiết giáp Nga. Nhiều kế hoạch được đặt ra nhằm thay thế các mẫu xe tăng cũ bằng những chiếc T-90 tại Quân khu quân sự Viễn Đông. Đến giữa năm 1996 đã có 107 chiếc T-90 được điều tới nơi này[6][7]. Năm 2007, Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục chuyển giao 60 chiếc T-90A cho quân đội[8]. Và, hai biến thể xuất khẩu của nó T-90S và T-90E, cũng được đánh giá là rất hứa hẹn. Vì vậy, mặc dù T-95 sẽ được trang bị cho quân đội Nga vào năm 2009, T-90 vẫn được xem như là "xương sống" của bộ đội tăng thiết giáp Nga cho đến tận năm 2025. Theo kế hoạch của công ty xuất khẩu vũ khí độc quyền Rosoboronexport của Nga, trong giai đoạn 2020 – 2025 T-90 sẽ là vũ khí chính của quân đội Nga. Đến năm 2020, T-90 sẽ chiếm 50% trong tổng số tăng của Nga; phần còn lại sẽ là các dòng tăng như T-72, T-80 hoặc loại tăng T-95 hiện đại mà Nga sắp đưa vào sử dụng năm 2009-2010[3].

Vào năm 2006, có khoảng 1200 chiếc phục vụ trong Quân đoàn xe tăng cận vệ số 5 của Lục quân Nga đóng ở Quân khu Siberia và 7 chiếc phục vụ trong Hải quân Nga[9]. Khoảng 120 chiếc mới được đưa vào hoạt động vào năm 2007 và 300 vào năm 2008[9]. Tuy nhiên do vấn đề kinh phí, các mẫu T-80 và T-72 cải tiến, như T-80U và T-72BM vẫn tiếp tục được sử dụng song song với T-90 trong vòng vài năm tới dù chúng không còn được nâng cấp nữa.[10][11].
[sửa] Thông tin kỹ thuật

Có cảm hứng từ T-72, chiếc GPO Uralvagonzavod T-90 là loại tăng hiện đại nhất hiện nay trong quân đội Nga. Về hình dáng quy ước bên ngoài, T-90 có thể hiện sự nâng cấp ở mọi hệ thống, gồm cả súng chính. Lớp bảo vệ thân và tháp pháo cũng hoàn toàn là thế hệ mới. Có thể nói T-90 là một nỗ lực lớn nhằm cải thiện các tính năng của dòng T-72 sao cho vượt tầm của T-80, tuy nhiên về tính cơ động cho đến nay dòng T-80 vẫn hơn.
[sửa] Vũ khí

T-90 vẫn giữ pháo chính nòng trơn loại 125 ly 2A46, bản nâng cấp của kiếu pháo chống tăng Sprut đã từng xuất hiện trên các mẫu T-72 và T-80. Loại pháo này có một đặc điểm tiện lợi là có thể dễ dàng tháo nó ra khỏi xe tăng mà không cần phải gỡ toàn bộ tháp pháo kèm theo. Pháo chính có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, phóng đạn nổ HEAT và đạn ghém HE-FRAG cũng như bom phóng hẹn giờ và tên lửa chống tăng ATGM loại 9M119 Refleks (còn đước biết tới với cái tên AT-11 Sniper cho NATO đặt). Refleks 9M119 là tên lửa có hệ thống dẫn đường bán tự động bằng laser với một đầu nổ lõm (hollow-charge) có khả năng chống lại cả các mục tiêu có vỏ thép bảo vệ dày tới 950 ly và các loại máy bay trực thăng tầm thấp. Tên lửa, có thể lọt vào 700-mm RHAe cho tới 4000 mét, tạo cho T-90 khả năng tấn công và tiêu diệt các loại xe cơ giới khác và máy bay trực thăng trước khi những thứ này kịp tấn công với T-90. Tên lửa có tầm bắn hiệu quả vào khoảng 100m tới 5-6 cây số và có thể di chuyển tới vị trí xa nhất trong vòng 17,5 giây (trong khi đó hiệu quả của các loại pháo tăng thông thường đã bắt đầu sụt giảm ở khoảng cách 2500m[12][13]). Chính vì vậy T-90 có tên gọi là tăng hỏa tiễn chứ không phải tăng pháo như thông thường[3]. Trong tương lai, theo thông báo tại Russian Expo Arms-2008 của ông Sergei Maev, lãnh đạo Rosoboronexport, T-90 sẽ còn được trang bị hỏa lực mạnh hơn với loại tên lửa có tầm bắn đạt 6-7 cây số[3].

Giống như T-64, T-72 và T-80, hệ thống nạp đạn trên T-90 là tự động, thời gian nạp đạn là 4 đến 5 giây cho 1 viên. Ổ quay của hệ thống nạp đạn có thể chứ tối đa 22 viên. Có ý kiến cho rằng hệ thống nạp đạn này đã được cải tiến nhằm phù hợp với các loại đạn mới, thí dụ đạn APFSDS kiểu 3BM-44M. Ngoài ra, hệ thống kích nổ Ainet cũng được lắp đặt trên T-90, để cho kích nổ loại đạn ghém HE-FRAG sau khi nó đi được môt đoạn đường nhất định, quãng đường này quyết định bởi hệ thống đo khoảng cách bằng lade do pháo thủ sử dụng. Hệ thống này giúp làm tăng khả năng chống bộ binh và chống trực thăng của T-90.

Hệ thống kiểm soát bắn bằng máy vi tính và máy quét laser cùng ống ngắm nhiệt Agave của pháo thủ cho phép T-90 chiến đấu với các mục tiêu di động và chiến đấu vào buổi đêm. Hệ thống này bao gồm thiết bị nhìn đêm và ngày PNK-4S/SR AGAT ở khoang của xa trưởng, có khả năng phát hiện ra các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm khoảng từ 700 đến 1100 mét. Các mẫu đầu tiên của T-90 được trang bị hệ thống nhìn TO1-KO1 BURAN nhưng các mẫu về sau (ví dụ T-90S) dùng hệ thống nhìn hồng ngoại ESSA, với camera hồng ngoại CATHERINE-FC sản xuất bởi Thales Optronique, cho phép bắn chính xác mục tiêu trong khoảng 5000-8000m. Vào tháng 8 năm 2007 khoảng 100 camera loại này đã được nhập từ Pháp vào Nga[14]. T-90 cũng được trang bị hệ thống nhìn ngày 1G46 dành cho pháo thủ, bao gồm một thiết bị đo khoảng cách bằng laser, một kênh dẫn hướng cho tên lửa. Hệ thống cũng có khả năng phát hiện các mục tiêu có kích cỡ xe tăng trong tầm 5-8 cây số. Lái xe sử dụng thiết bị nhìn ngày và đêm TVN-5. Tuy nhiên hệ thống ở thế hệ đầu tiên này có lẽ không có khả năng tương đương với các hệ thống của các đối thủ phương Tây. Chiếc xe tăng cũng được lắp những thiết bị đặt mìn chính xác.

Trang bị vũ khí thứ hai gồm một đại liên đồng trục 7,62 ly PKT và một đại liên Kord 12,7 ly để đối phó với các mục tiêu trên không và trên bộ. Đại liên phòng không Kord có thể được xạ thủ ngắm bắn khi đang ngồi phía trong xe tăng và có tốc độ bắn 650-750 viên/phút, tầm bắn 2 cây số. Trên xe tăng có trang bị chừng 300 viên đạn cho khẩu Kord. Đại liên đồng trục có khối lượng 10,5 kg, còn số đạn dược của nó nặng chừng 9,5 kg. Ngoài ra T-90 còn được trang bị súng ngắn và 10 quả lựu đạn F-1 đặt ở phía trong khoang xe[3].
[sửa] Giáp trụ và các thiết bị bảo vệ

T-90 có hình chiếu thấp giống như những tăng thời kỳ đầu của Nga, với một tháp pháo tròn thấp nằm chính giữa thân, nó được trang bị cả hệ thống bảo vệ chủ động và bị động biến T-90 thành chiếc tăng chiến đấu được bảo vệ tốt nhất trên thế giới. Lớp vỏ nghiêng được bao phủ bởi một lớp áo giáp bằng những viên gạch chất nổ (ERA) Kontakt-5 thế hệ hai, giống như phần tháp pháo. Lớp ERA này làm cho tháp pháo có mặt ngoài được tạo góc, với các viên gạch ERA tạo thành một bề ngoài “con trai bắt đạn” (clam shell). Các viên gạch ERA ở mái tháp pháo bảo vệ nó khỏi các vũ khí tấn công từ trên cao. Vỏ giáp bảo vệ của T-90 là giáp thế hệ thứ ba, làm bằng chất liệu composite gồm nhiều lớp kim loại và gốm, được đánh giá là một tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga. Vào năm 1999, một đợt kiểm tra về vỏ giáp của T-90 đã được tiến hành với các loại đạn được thử là RPG, tên lửa chống tăng ATGM và đạn APFSDS. Theo báo cáo, ATGM và APFSDS không thể phá hủy được chiếc T-90 được trang bị thêm gạch ERA Kontakt-5. Và giáp trụ của chiếc tăng này hoàn toàn ưu việt hơn một chiếc tăng T-80U tham gia cùng buổi kiểm tra hôm đó[15]. Nhìn chung giáp trụ của T-90 hoàn toàn có thể chịu được các loại đạn pháo nòng 120 ly thường thấy trên các xe tăng hiện đại phương Tây như M1 Abrams hay Leopard 2, hoặc các loại đạn pháo bắn từ trên xuống nhằm vào phần nóc xe[3].

T-90 là xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống đo ngăn chặn optronic TShU-1-7 Shtora-1 sản xuất bởi Elektromashina, được thiết kể để phá hoại sự chỉ định mục tiêu bằng laser và thiết bị đo xa của tên lửa ATGM đang bay đến. T-90 cũng được trang bị một thiết bị cảnh báo laser giúp cảnh bảo kíp lái khi xe đang bị chiếu laser. Shtora-1 là một thiết bị làm nhiễu âm điện quang (electro-optical) làm nhiễu quyền điều khiển đường ngắm (SACLOS) bán tự động tên lửa có điều khiển chống tăng, máy dò laser và máy chỉ thị mục tiêu của kẻ địch. Shtora-1 là một hệ thống tiêu diệt mềm, hay hệ thống trả đũa. Nó hiệu quả nhất khi được sử dụng cùng với một hệ thống tiêu diệt cứng như Arena. Trong Triển lãm quốc phòng quốc tế (IDEX) được tổ chức tại Abu Dhabi năm 1995, hệ thống này được trưng bày với một MBT của Nga.

Hệ thống Shtora-1 bao gồm bốn thành phần chủ yếu, trạm giao diện điện quang, gồm một đài làm nhiễu âm, một thiết bị điều biến, và thanh điều khiển; một bảng làm nổ lựu đạn ở mỗi bên tháp pháo có thể gây nổ lựu đạn bằng cách phun ra một lớp màn sương; một hệ thống cảnh báo laser với các đầu chính xác và thô (with precision and coarse heads); một hệ thống kiểm soát gồm thanh kiểm soát, thiết bị vi xử lý và thanh điều khiển bằng tay. Thiết bị này xử lý thông tin từ các cảm biến và kích hoạt hệ thống phun màn sương. Hai đèn hồng ngoại, mỗi cái ở một bên của súng chính, sẽ liên tục tục phát ra xung hồng ngoại theo quy tắc để làm nhiễu khi phát hiện có ATGM đang bay tới. Shtora-1 có trường quan sát tới 360 độ theo chiều ngang và từ -5 đến +25 độ theo chiều dọc. Nó có mười hai máy phóng màn sương cân nặng 400 kg. Màn sương chỉ chưa cần tới 3 giây đã có thể hình thành và kéo dài khoảng 20 giây. Phạm vi triển khai của màn sương từ 50—70 mét.

Ngoài T-90, Shtora-1 hiện còn được lắp đặt trên T-80UK, T-80U, T-84 của Ukraina. Tuy nhiên T-90 "Bhisma" của Ấn Độ lại không được trang bị Shtora.

Bên cạnh các hệ thống bảo vệ thụ động và chủ động, T-90 cũng được lắp hệ thống bảo vệ sinh-hóa-phóng xạ (NBC) và thiết bị quét mìn KMT.

Trong tương lai, T-90 có thể được trang bị hệ thống thông tin thế hệ mới nhất và cơ cấu điều khiển được tự động hóa hoàn toàn để tiến tới điều khiển xe tăng từ xa[3].
[sửa] Tính an toàn

Giống như các loại xe tăng khác của Liên Xô trước đây, khả năng sống còn của binh sĩ trong các điều kiện trên chiến trường không phải là điểm mạnh của Т-90. Điều này trước hết là do bố cục cực kỳ phức tạp của bộ phận động cơ-truyền động, nên chỗ dành cho các khoang nhiên liệu trong đó đã không còn, chúng phải chuyển phần nào sang buồng tác chiến và một phần vào phần trước của khối này - nơi xác suất bị trúng đạn của đối phương là cao hơn đáng kể. Hơn nữa, trong khi khoang nhiên liệu với các xe tăng của Hoa Kỳ và phương Tây được bố trí trong bộ phận động cơ-truyền động và cách ly với tổ lái, các thùng nhiên liệu của T-90 thì không. Dù vậy, so sánh với các sơ đồ bố trí tương tự, độ bảo vệ của các thùng nhiên liệu trên tăng Т-90 cao hơn khi bị xạ kích từ hướng hai bên hông nhờ các tấm chắn bổ sung bên hông và bảo vệ động lực ở hông của bộ phận điều khiển; tuy rằng vấn đề mức độ nguy hiểm cho tổ lái trong trường hợp bị bắn trúng khoang nhiên liệu vẫn không giảm xuống.

Vấn đề khác của Т-90 là sự bố trí khối đạn dược của nó, cũng nằm trong bộ phận tác chiến và cũng không được cách ly với tổ lái, như thế sự kích nổ nó chắc chắn sẽ dẫn tới việc xe tăng T-90 bị tiêu diệt hoàn toàn[16]. Trên Т-90А vấn đề này đã được giải quyết phần nào nhờ vào các tấm che chắn bổ sung của hệ thống nạp đạn tự động và cách sắp xếp đạn dược bên ngoài nó, tuy nhiên vấn đề về độ an toàn cho tổ lái trong trường hợp sự kích nổ xảy ra vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Tuy vậy, độ hiệu quả của các biện pháp bảo vệ tổ lái được áp dụng trên các xe tăng phương Tây — đưa khối đạn dược vào khoang riêng (theo thông lệ vào phía sau tháp pháo) và được trang bị các tấm giảm nổ cũng bị nghi vấn. Chẳng hạn, các xe tăng M1 Abrams được bảo vệ theo kiểu này trong quá trình chiến đấu cũng đã bị tiêu diệt do sự kích nổ của khối đạn dược — mặc cho sự thoát hơi của các tấm giảm nổ, vụ nổ đủ để tiêu diệt xe tăng[17], mặc dù theo khẳng định của Hoa Kỳ, sơ đồ bố trí này đã thể hiện được độ tin cậy của mình[18]. Đồng thời, theo ý kiến của một số tác giả, sự phân bố của khối đạn dược của T-72 và T-90 theo chiều nằm ngang trên sàn của khối tác chiến và trong khu vực ít bị bị bắn trúng hơn, và trong chiến trận trên thực tế xác suất khoang đạn của T-90 bị kích nổ thấp hơn nhiều khi so sánh với các một mẫu xe tăng của Liên Xô là T-80, trong đó khối đạn dược cũng được bố trí trên sàn của khối tác chiến nhưng theo chiều đứng[19]. Theo một số ý kiến khác thì sự co gọn dung tích của hệ thống nạp đạn tự động khi so với nạp đạn cơ học đã làm tăng số lượng khối đạn dược không cơ giới hóa, được phân bố cao hơn hệ thống nạp đạn tự động và trong một loạt các trường hợp cao hơn tháp pháo, nhanh chóng nâng cao tính dễ bị tổn thương của khối đạn dược[cần dẫn nguồn]. Trên các xe tăng phương Tây giải pháp tiêu chuẩn là sắp xếp khối đạn dược ở phía đuôi phía dưới tháp, cũng dễ bị xạ kích, nhưng cho phép thực hiện các tấm giảm nổ (giải pháp được sao chép trên các xe tăng hậu Xô viết Obyekt 291 và Obyekt 640).
T-90 đang lội nước trong một cuộc thử nghiệm tại Nga.
[sửa] Tính cơ động
Động cơ T-90.

T-90 có động cơ diesel đa nhiên liệu V-84MS 840 mã lực (618 kW) bốn thì V-12 piston, có thể chạy bằng nhiên liệu T-2, TS-1 kerosene và A-72 benzine. Động cơ này cho tỷ lệ sức mạnh trên trọng lượng chỉ đạt 18,06 mã lực/tấn, kém đáng kể so với loại T-80U và T-84 (xấp xỉ 26 mã lực/tấn). Về sau, T-90 và các mẫu T-72 mới được trang bị các động cơ mạnh hơn như V-92 950 mã lực và V-96 1100 mã lực, cuối cùng nâng tỷ lệ này lên 20,4 mã lực/tấn và 23,7 mã lực/tấn, mặc dù vẫn còn kém so với T-84. Tuy nhiên, do khối lượng thấp (47 tấn so với 61 tấn của M1 Abrams và 48 tấn của T-84), xe tăng T-90 vẫn đạt được tốc độ đáng kể, có thể ngang ngửa với "xe tăng bay" T-80 và T-84. Đồng thời trục lăn của T-90 rộng hơn T-72B nên nó chịu tải lớn hơn, và vòng sắt của T-90 có thể là loại xích hỗn hợp sắt-cao su hoặc xích sắt có khớp nối đều được[3]. Kíp lái còn có thể chuẩn bị thiết bị lội nước trong 20 phút với chướng ngại nước sâu 5 mét.

Trong tương lai, công suất động cơ của T-90 có thể được nâng lên lên đến 1400 mã lực và vận tốc có thể đạt tới 95 cây số/giờ. Vì vậy T-90 sẽ có vận tốc cao hơn và tính cơ động cũng được tăng cao, thậm chí là vượt hơn các loại tăng có cùng tính năng tương đương của nhiều quốc gia khác.[3]
[sửa] Các biến thể

Có ít nhất ba biến thể khác nhau của T-90. Người Nga xác nhận sự tồn tại của một mẫu dành cho xuất khẩu vào tháng Sáu 1996 với các trang bị và động cơ đã bị biến đổi, và người Nga cũng đã chuẩn bị sản xuất hai kiểu T-90S (hay “C” một số khi dùng khi không dịch tiếng Kirin) và biến thể xe chỉ huy T-90SK. Xe chỉ huy T-90K khác về thiết bị radio và thiết bị lội nước và một hệ thống nổ từ xa Ainet để chống lại đạn HEF. Cũng có một số tham khảo về một kiểu T-90E, nhưng vẫn chưa được chứng minh.
[sửa] Ấn Độ và T-90 Bhisma
Xe tăng T-90 Bhisma của Ấn Độ, sản xuất dựa trên T-90S của Nga
T-90 Bhishma của Ấn Độ đang biểu diễn trên thao trường

Hợp đồng bán các loại xe tăng T-80UD và T-84 của Ukraina cho Pakistan đã khiến cho Ấn Độ, đối thủ truyền kiếp của Pakistan lo lắng vì các loại tăng Ấn Độ lúc đó như Ajeya MK (một phiên bản của T-72 sản xuất tại Ấn Độ) đang có dấu hiệu lạc hậu (nhất là sau những thông tin về việc T-72 thể hiện rất kém trước các mẫu tăng hiện đại[20]). Rõ ràng, Ấn Độ nhận thấy họ đang cần một loại xe tăng mới nhằm tạo một đối trọng với T-80UD và T-84. Những thất bại và trì hoãn trong việc phát triển mẫu tăng nội địa Arjun càng khiến ưu thế về tăng thiết giáp và quân sự của Ấn Độ bị xói mòn so với đối thủ Pakistan.[20] Cuối cùng, T-90 xuất hiện như một lựa chọn phù hợp với tình hình Ấn Độ lúc đó.

Năm 2001 Ấn Độ đã đặt mua 310 xe tăng T-90S của Nga, trong đó có 120 chiếc đã hoàn thành, 100 chiếc đã lắp đặt xong các thiết bị cơ bản, còn 90 chiếc mới hoàn tất một nửa. T-90 được chọn vì nó là bản nâng cấp của mẫu T-72 mà Ấn Độ sử dụng thành thục, đồng thời sức mạnh của nó cũng có thể cạnh tranh ngang ngửa với T-80UD và T-84 của Pakistan. Giá trị của hợp đồng lên tới 795 triệu USD[20], bao gồm cả chi phí chuyển nhượng công nghệ và các hệ thống vũ khí của T-90. Ngày 26/10/2006, một hợp đồng 330 chiếc T-90S trị giá 800 triệu USD cũng được ký kết[21] Tổng cộng, Ấn Độ đang muốn sở hữu hơn 1500 xe tăng T-90S cho đến năm 2020[22]. Một nguồn tin khác nói cụ thể hơn là T-90 sẽ là thành phần nòng cốt của lực lượng Tăng thiết giáp Ấn Độ, với số lượng là 1657 chiếc[20].

Đồng thời, vào năm 2006-2007, Ấn Độ cũng đã tiến hành sản xuất mẫu T-90 "Bhisma" nội địa với sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp và Nga. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và sản xuất, một số trục trặc cũng phát sinh, thí dụ như thiết bị nhìn hồng ngoại của Pháp không thích hợp với một quốc gia có khí hậu nóng như Ấn Độ[23]. Dù sao, năm 2006 nhà máy quân sự Ordance đã nhận giải thưởng trị giá 2,5 tỉ USD của chính phủ vì thành tích đã sản xuất hơn 1000 xe tăng Bhisma. Cần chú ý là các mẫu T-90 Ấn Độ sản xuất không có hệ thống Shtora, mặc dù có thông tin cho rằng một hợp đồng sản xuất phiên bản mới hơn được trang bị hệ thống này hiện đang được bàn thảo[24].
[sửa] Xuất khẩu

T-90 đã được cấp phép xuất khẩu ngay từ ngày 5 tháng 10 năm 1992. Tuy nhiên trong suốt một thời gian dài, các lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga chưa bao giờ cho T-90 xuất hiện tại các buổi triển lãm vũ khí quốc tế mà chỉ cho trình làng các mẫu T-72 mới của nhà máy Uralgavonzavod mà thôi, có lẽ với mục đích nhằm dồn sức cho việc quảng cáo các mẫu xe tăng thuộc dòng T-80U của Nga[25][26]. T-90 xuất hiện lần đầu tiên tại buổi triển lãm IDEX tại Abu Dhabi vào năm 1997, nhưng các thông tin về nó không được giới thiệu kèm theo, điều này có nghĩa là T-90 không đuộc giới thiệu chính thức trong buổi triển lãm đó. Nhưng trong lần này bản thân T-90 đã thể hiện hết sức thành công và đã lôi kéo được rất nhiều sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới.[25]
[sửa] Các biến thể của T-90

* T-90: nguyên mẫu.
o T-90K: mẫu tăng dành cho chỉ huy [27] [28], với hệ thống liên lạc mới (rađiô R-163-50K) và hệ thống định vị mới (TNA-4-3).
o T-90E: mẫu T-90 xuất khẩu, không có Shtora nhưng có hệ thống phòng thủ chủ động được cải tiến.
+ T-90EK: mẫu T-90E chỉ huy với hệ thống liên lạc và định vị mới.
o T-90A (Obyekt 187): còn gọi là T-90M hay T-90 Vladimir, lấy tên của Thiết kế trưởng T-90 Vladimir Potkin, người vừa mới qua đời năm 1999, cùng năm mẫu này được trình làng. Có tháp pháo được hàn ghép, động cơ V-92S2, hệ thống nhìn hồng ngoại ESSA[29][2], hệ thống phòng thủ chủ động mới, bồn nhiên liệu chứa được đến 1000 lít xăng cùng một số nâng cấp khác. Tuy nhiên số lượng xe tăng T-90A vẫn chưa được sản xuất nhiều, dự tính đến năm 2015 vẫn chỉ có 7 tiểu đoàn xe tăng T-90A với tổng số 217 chiếc.
+ T-90S: mẫu xuất khẩu của T-90A. Còn gọi là T-90C (chữ C trong mẫu tự Nga phát âm giống như chữ S trong mẫu tự Latin). Mẫu này được các chuyên gia quân sự đánh giá là không hề thua kém các xe tăng cùng loại của các quốc gia khác, nhưng giá thành lại rẻ hơn 40-50%[3]. T-90S có hai biến thể với 2 kiểu giáp tháp pháo khác nhau[2]. T-90S cũng được trang bị thiết bị nhìn đêm mới.
+ T-90SK: mẫu tăng chỉ huy của T-90S với hệ thống liên lạc và định vị mới.
+ T-90S Bhisma: Mẫu T-90 sản xuất tại Ấn Độ.
* BREM-72: Armoured recovery vehicle[2].
* MTU-90: Xe thiết giáp với chiếc "cầu" MLC30 có nhiệm vụ tạo thành chiếc cầu vượt cho các thiết giáp đi qua các hẻm núi, sông ngòi...
* IMR-3: Xe thiết giáp công binh.
* BMR-3: Xe thiết giáp gỡ mìn.

* BMPT: Xe thiết giáp chiến đấu bộ binh. Xe bọc thép chiến đấu BMPT được thiết kế trên cơ sở của xe tăng T-90, cũng như pháo tự hành Msta-S 155mm có khả năng bắn đạn theo chuẩn NATO. Chiếc BMPT với các đặc điểm kích thước nhỏ, nhẹ, hình dáng thấp với trang bị tên lửa và súng máy. Xe cũng được trang bị bộ phận dò tín hiệu nhiệt hiện đại "Essa". Tổ hợp vỏ giáp tích cực Shtora-1 cùng hệ thống quang-hồng ngoại giúp cho xe được bảo vệ tốt hơn trước tất cả các loại đạn bắn vào. Các thông số chính của BMPT: khối lượng chiến đấu 47 tấn, tổ lái: 5 người, động cơ diesel V-92S2 1000HP, vận tốc tối đa: 65km/h, hành trình 550 km. Vũ khí gồm: Súng lớn A42 2x30mm, 900 viên, Súng máy PKTM 7.62mm, 2000 viên, Súng phóng lựu AH-17D 2x30mm, 600 viên, Tổ hợp phóng tên lửa 4xPTRK Ataka-T.

[sửa] Số lượng phục vụ

* Cờ của Nga Nga: 598 T-90, 246 T-90A, 300 T-72 nâng cấp theo chuẩn của T-90. Đến giữa năm 2009 sẽ là 1400 chiếc. Hiện đã có 400 chiếc T-90 được triển khai, trong tương lai sẽ thành lập thêm 2 tiểu đoàn T-90 vào năm 2011 với biên chế mỗi tiểu đoàn 31 chiếc.[9][30][31]
* Cờ của Algérie Algeria: 180 xe tăng T-90 bán cho Algeria đã được sản xuất tại Nga[32]. 102 chiếc đã được chuyển giao vào năm 2007/2008, số còn lại sẽ được chuyển giao vào năm 2011.[30]
* Cờ của Ấn Độ Ấn Độ: 310 T-90S, cộng với 340 T-90S sắp sửa chuyển từ Nga sang Ấn Độ và hơn 1000 T-90 "Bhisma" sản xuất tại Ấn. Và họ muốn có thêm 1000 chiếc T-90S nữa vào năm 2020. Dự trù sẽ có 1657 chiếc T-90[20].
* Cờ của CHDCND Triều Tiên CHDCND Triều Tiên: 1 chiếc vào tháng 8/2001.
* Cờ của Ả Rập Saudi Ả Rập Xê Út: theo nhật báo Nga Kommersant, nước này hiện đang đặt mua 150 chiếc T-90S của Nga[33]. Hợp đồng 150 chiếc T-90S này cùng một số trực thăng vũ trang khác có trị giá lên tới 2 tỉ đô la.[34]
* Cờ của Liban Libăng: Bộ trưởng Quốc phòng Libăng Elias El Murr đã gặp gỡ người đồng sự Nga Anatoly Serdyukov vào tháng 12 năm 2008 để bàn thảo việc Nga bán một số khí tài quân sự cho Libăng, trong đó có T-90[35][36].
* Cờ của VenezuelaVenezuela: tổng thống Hugo Chavez đã bày tỏ mong muốn "thay thế những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30 đã cũ bằng 50-100 chiếc tăng T-90 sản xuất tại Nga"[37].
* Cờ của Cộng hòa Síp Đảo Síp: Bộ Quốc phòng Síp đã đặt mua 41 chiếc T-90 và năm 2009 đã duyệt ngân sách cho việc chuyển giao số tăng này[38] [39].
* Cờ của Turkmenistan Turkmenistan: đã đặt hàng 10 xe tăng 10 T-90S vào năm 2009 trong một hợp đồng trị giá gần 30 triệu đô la.[40][41]
* Cờ của Việt Nam Việt Nam: Bộ quốc phòng Việt Nam đã kí một thoả thuận hợp tác quân sự với Nga, trong đó Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 4 xe tăng T-90S để phục vụ công tác huấn luyện vào năm 2006. Sau khi có đủ số lái xe cần thiết, Việt Nam sẽ mua một loạt xe T-90 của Nga trong cuộc thay thế quy mô lớn những xe T-54/55/59 đã quá hạn và không có khả năng kéo dài tuổi thọ sử dụng. Việc này dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2020. Hiện nay. Việt Nam đã có một số lượng T-90SM. Theo một số nguồn tin, số lượng này không dưới 200 xe tăng.[cần dẫn nguồn]

[sửa] Xem thêm

* Đạn pháo nòng trơn 125 ly
* Xe tăng Black Eagle
* Danh sách xe tăng
* Danh sách xe tăng Nga- Liên Xô
* M-2001, M-95 Degman
* Xe tăng Bão Phong Hổ

[sửa] Chú thích

1. ^ Frolov, Andrey. “Russian Defence Procurement in 2007”. Moscow Defense Brief (Centre for Analysis of Strategies and Technologies) (2/2007). http://mdb.cast.ru/mdb/2-2007/item1/item2/. Truy cập 19 tháng 5 năm 2009.
2. ^ a b c d e f g h i “JED The Military Equipment Directory”.
3. ^ a b c d e f g h i j Hoàng Hoài Sơn. “Xe tăng chủ lực T-90”, Báo Thanh niên, 19/1/2008. (Viết bằng tiếng Việt.)
4. ^ Gia Linh (Theo Vpk.news) (2008-03-12). “Quân đội Nga đối mặt với cuộc khủng hoảng xe tăng” (bằng tiếng Việt). vitinifo.com.cvn. Truy cập 8 tháng 2 năm 2009.
5. ^ Zaloga 2000, trang 3.
6. ^ http://www.fas.org/man/dod-101/sys/land/row/t-90.htm
7. ^ Theo nguồn của James M. Warford, 'The Russian T-90S: Coming into Focus, Armor, September-October 1997, quoting Russian newspaper sources, thì tháng 9 năm 1995, 107 chiếc xe tăng T-90 đã được sản xuất và trang bị ngay tại quân khu Siberia.
8. ^ “Armored obnovka” (bằng tiếng Nga). RedStar (11 tháng 9 năm 2007). Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
9. ^ a b c http://www.warfare.ru/?lang=&catid=244&linkid=1778
10. ^ Russia's new main battle tank to enter service 'after 2010' - RIA Novosti, July 10, 2008
11. ^ http://vit.com.vn/Muctin/Quansu/TBQD/47123/default.aspx
12. ^ .P.Suvorov (2002). Т-90. Первый серийный российский танк.. Moscow: Technique - Youth East horizon. 44.
13. ^ P.Suvorov (2002). Т-90. Первый серийный российский танк.. Moscow: Technique - Youth East horizon. 19.
14. ^ “T-90: Lessons from the French” (bằng tiếng Nga). CNews (29 tháng 8 năm 2007). Truy cập 16 tháng 2 năm 2009.
15. ^ "20.10.1999 T-80U and T-90 Protection Trials (Vasily Fovanov)"
16. ^ S. Zaloga, M. Jerchel, S. Sewell (1993). T-72 Main Battle Tank 1974—1993. New Vanguard No. 6. London: Osprey Publishing. 48. ISBN 1-85532-338-9.
17. ^ Yu. Spasibukhov (2000). M. Kolomiets. ed. M1 «Абрамс» — основной боевой танк США. Танкомастер. Moskva: Техника — молодёжи. 64.
18. ^ Abrams Tank Systems: Lessons Learned, Operation Iraqi Freedom
19. ^ S. V. Ustyantsev, D. G. Kolakov (2004). Боевые машины Уралвагонзавода. Танк Т-72. Боевые машины Уралвагонзавода. Nizhny Tagil: Уралвагонзавод, Медиа-Принт. 114.
20. ^ a b c d e “Indian Army Wants to Add Another 1,000 T-90S Tanks by 2020”. Defence Industry Daily. Truy cập 13 августа 2008.
21. ^ "India to buy 330 T-90S tanks from Russia". Hindustan Times, ngày 26 tháng 10 năm 2008.
22. ^ The Frugal T-90
23. ^ Dunnigan, James. "Get the T-90s Out of the Kitchen", StrategyPage, ngày 24 tháng 4 năm 2006.
24. ^ T-90 Main Battle Tank
25. ^ a b C. Suvorov (2002). Т-90. Первый серийный российский танк. Moscow: Technique - Youth East horizon. 39.
26. ^ S. B. Ustyantsev; D.G Kolmakov (2004). Боевые машины Уралвагонзавода. Танк Т-72. Nizhny Tagil: Uralvagonzavod, Media-Print. 135.
27. ^ T-90 [Rosja]: Strona 3 - Pancerni.net
28. ^ MILITARIUM - T-90
29. ^ Main Battle Tank - T-90/T90S/T90C
30. ^ a b Vasiliy Fofanov. “T-90 Main Battle Tank” (bằng tiếng Anh). Truy cập 7 tháng 11 năm 2009.
31. ^ “T-90 Main battle tank”. [nguồn không đáng tin?][[ kể từ December 2009]]
32. ^ Algerian Arms Deal Brings Russia $7.5 billion, Gas Market Leverage — ngày 15 tháng 3 năm, Nhật báo Defence Industry
33. ^ Guy Faulconbridge, “Saudi offers Russia arms deal to curb Iran ties: paper” Reuters, ngày 15 tháng 7 năm 2008.
34. ^ “Russian tanks to plough the Saudi sands” (bằng tiếng Anh). [nguồn không đáng tin?][[ kể từ December 2009]]
35. ^ “Lebanese press round-up: December 17, 2008”, An-nahar Newspaper - Local News, NOW Lebanon, ngày 17 tháng 12 năm 2008. Truy cập 8 tháng 1 năm 2009.
36. ^ Ronen, Gil. “Russia to Sell Lebanon Advanced Jets 'at Discount'”, IsraelNN, ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập 8 tháng 1 năm 2009.
37. ^ Jack Sweeney “Venezuela buys Russian aircraft, tanks to boost power”. UPI.com, ngày 15 tháng 10 năm 2008.
38. ^ “Greek-Cypriots to Buy Russian Tanks, Considering Missile Purchases”, Forecast International, ngày 1 tháng 9 năm 2009.
39. ^ Кипр приобретет 41 российский основной боевой танк T-90 (tiếng Nga)
40. ^ “EurasiaNet News Briefs - Turkmenistan: Berdymukhamedov Mulls Russian Hi-Tech Deals”. Eurasianet.org (9 tháng 12 năm 2009). Truy cập 7 tháng 2 năm 2010.
41. ^ “Procurement (Turkmenistan) - Sentinel Security Assessment - Russia And The CIS”. Janes.com (21 tháng 10 năm 2009). Truy cập 7 tháng 2 năm 2010.



Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue Feb 15, 2011 1:32 pm

Mỏi quá mấy hôm nữa post tiếp..Mong sao admin sủa lai cach post anh chứ thes này thì chết
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
Nguyennghia
người nấu rượu
người nấu rượu
Nguyennghia


Tổng số bài gửi : 128
Join date : 14/09/2009
Age : 34
Đến từ : lang son

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun Mar 06, 2011 4:02 pm

cậu định khủng bố lớp ta đấy à :S
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeWed Mar 09, 2011 2:19 am

hì nói chung la mỗi thứ có một xiu cho diễn đàn thêm phong phú..
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
benpro19891
Người rót rượu
Người rót rượu
benpro19891


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 18/05/2011
Age : 35
Đến từ : minh sơn_hữu lũng_lạng sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeWed May 18, 2011 9:47 am

mày tự sướng ak huấn đức Smile
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSat May 21, 2011 12:58 pm

Tự sướng thì sao chứ?? post lên cho ae đọc cho zui cửa zui nhà và cũng bít thêm một ít gọi là... thế ko phải tốt ah?? chẳng may có chiến tranh ai đọc đc cái này cũng bít chút ít về vũ khí để mà sử dụng chứ
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
MaLong
Người rót rượu
Người rót rượu
MaLong


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 22/05/2011
Age : 35
Đến từ : Yên Sơn_Hữu Lũng_Lạng Sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeMon May 23, 2011 12:35 pm

Cha pố cái thằng Huấn ĐỨc . Mày post mấy chú Bọ Hung của bọn nó làm gì.Mày sống là 1 thần dân đất Việt thì phải "Lăng Sê " sức mạnh của Quân Sự VN lên chứ. Phải chịu khó vào mấy cái BẢO TÀNG quân đội chụp vài " Cục Sắt " và sin máy chú cho sem cái Menu giới thiệu về mấy con " Hung Thần " đời Alexsander 3 rồi tổng hợp đưa lên diễn đàn cho bà kon Ta sem chú Smile
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeTue May 24, 2011 1:01 pm

hì.. Việt Nam mình còn nghèo quá chua có đủ mấy cái mà em post đâu Bác Long.. Toàn xE Tăng T55 từ thới chống mỸ KO ah`... nếu post khí tài quân sự Việt Nam thì nản lắm toàn "đồ Cổ" ko ah`
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
MaLong
Người rót rượu
Người rót rượu
MaLong


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 22/05/2011
Age : 35
Đến từ : Yên Sơn_Hữu Lũng_Lạng Sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeWed May 25, 2011 12:04 pm

Hiz. Nhìn anh chàng T55 cũng đẹp zai ra phết đấy chứTìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga UfNzSoHDBQS9uLlV-T7dNQ35079Động cơ dieselV12,một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên (Ngon Very Happy). T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m(Đạt tiêu chuẩn "Bơi Lội trong Thành Phố ở VN) mà không cần chuẩn bị trước (cái này tao thích nhất vì vác vào SaiGon hay Hà Nội vào mùa mưa là Ok Ko sợ chết đuối=)) ).
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeWed May 25, 2011 12:26 pm

dep thì đẹp thật nhwng giờ ko chống lại đc ai hết có đi chăng nwax thì giống như libyria mang về cán dân thường thôi..
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
vutienhungls
Nhập môn
Nhập môn



Tổng số bài gửi : 6
Join date : 14/09/2009

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeFri May 27, 2011 8:52 pm

cac' chu' chang heu? biet' gi ve se tank ca?, se tank cua? duc' moi' goi la` dinh? cao, ke ke ke huan' duc' an cut'
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun May 29, 2011 8:19 am

xe tăng của Bắc mới đỉnh bắn phát Sâm sình bùng lun... hâhhahha
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
MaLong
Người rót rượu
Người rót rượu
MaLong


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 22/05/2011
Age : 35
Đến từ : Yên Sơn_Hữu Lũng_Lạng Sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun May 29, 2011 12:45 pm

geek Các cậu ơi xe tăng của Đức chạy= Rựu hay Bia Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 334226 .Còn xe tăng của Bắc là xe hãng nào affraid chạy= cái gì đấy ? scratch Sao đang Xe Tăng bố trẻ nào lại vác cả củ Sâm vào đây Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga 346553 .
Về Đầu Trang Go down
benpro19891
Người rót rượu
Người rót rượu
benpro19891


Tổng số bài gửi : 52
Join date : 18/05/2011
Age : 35
Đến từ : minh sơn_hữu lũng_lạng sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun May 29, 2011 3:47 pm

haiz.thì tao nói vậy.nhưng mà lần sau có post thì post thêm vai trang wed 18+ cho anh em xem nhé huấn đức.cho cang phong phú . Smile
Về Đầu Trang Go down
MaLong
Người rót rượu
Người rót rượu
MaLong


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 22/05/2011
Age : 35
Đến từ : Yên Sơn_Hữu Lũng_Lạng Sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun May 29, 2011 6:05 pm

Cha pố ông Bền. Người ông leo teo gió bay zay mà suốt ngày 18+. Chán chú lắm
Về Đầu Trang Go down
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·
Ma tửu
Ma tửu
·.¸¸.·´´}{uẤnA8¯`··._.·


Tổng số bài gửi : 355
Join date : 14/09/2009
Age : 35
Đến từ : Minh tiến,Hữu Lũng,Lang sơn

Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitimeSun May 29, 2011 7:18 pm

thằng đó là vậy mà . tao hỉu nó lắm chứ gà tao nuôi tao biết mà lol!
Về Đầu Trang Go down
http://nhacviet2008.blogspot.com/
Sponsored content





Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga   Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu về xe tăng Liên Xô-Nga
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Sukhoi Su
» Tìm hiểu về máy bay Liên Xô(cũ)-Nga:Máy Bay Mikoyan-Gurevich Mig
» Xăng Tăng Gía.................

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Lớp A8k39 Trường THPT Hữu Lũng  :: Your first category :: Tán Gẫu-
Chuyển đến